Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes, replaced: TP. Hồ Chí Minh → Thành phố Hồ Chí Minh , TP. HCM → Thành phố Hồ Chí Minh
Dòng 36:
==Tên gọi==
 
Theo Hiến chương của Giáo hội, danh xưng của giáo hội là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, viết tắt là GHPGVN, tên tiếng Anh là "Vietnam Buddhist Sangha”Sangha", viết tắt là "VBS”VBS"<ref name="hiến chương giáo hội"/>
 
==Đạo ca, Đạo kỳ và Huy hiệu==
 
Đạo ca Giáo hội Phật giáo Việt Nam là ca khúc "Phật giáo Việt Nam”Nam" của nhạc sĩ [[Lê Cao Phan]].
 
Đạo kỳ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là cờ 5 màu, được chia thành 6 ô dọc. 5 ô đầu có các màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam; ô thứ 6 chia thành 5 ô ngang, có 5 màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, biểu trưng cho 5 pháp: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.
Dòng 96:
=== Cấp Trung ương ===
====Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc====
Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc diễn ra 5 năm 1 lần để bầu chọn các thành viên và suy tôn các lãnh đạo Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự. Đại hội cũng bầu chọn và suy tôn các thành viên Ban Thường trực tương ứng <ref name="phatgiao.org.vn">https://phatgiao.org.vn/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-ghpgvn-lan-thu-vi-2007-2012-d10166.html</ref>. Vị trí lãnh đạo của Hội đồng Chứng minh (là Pháp chủ) và Hội đồng Trị sự (là Chủ tịch) cũng do Đại hội suy tôn.
 
Ngoài ra Đại hội cũng là cơ quan quyền lực nhất trong vai trò diễn giải đạo pháp và đưa ra các quy định về giáo luật.
Dòng 105:
Theo Hiến chương Giáo hội: Hội đồng Chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao về Đạo pháp và Giới luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hội đồng Chứng minh suy cử Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh để thực thi các chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chứng minh giữa hai kỳ Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc; giám sát và chứng minh các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội. Hội đồng Chứng minh của Giáo hội gồm chư vị Hòa thượng tiêu biểu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có ít nhất 70 tuổi đời và 50 tuổi đạo; được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tiền nhiệm giới thiệu và Đại hội Đại biểu toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy tôn. Chư vị Hòa thượng được suy tôn vào Hội đồng Chứng minh thì không tham gia Hội đồng Trị sự, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị. Chư vị Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh tại vị trọn đời, ngoại trừ trường hợp đặc biệt mới phải miễn nhiệm, do quyết định của Hội đồng Chứng minh với đa số 2/3 thành viên biểu quyết tán thành. Trong thời gian của nhiệm kỳ, nếu Đức Pháp chủ khuyết vị thì Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh cung thỉnh một trong các vị Phó Pháp chủ đảm nhiệm Quyền Pháp chủ và thông báo Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự biết để suy cử trong Hội nghị Thường niên gần nhất của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đối với các chức danh khác bị khuyết vị, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh suy cử một trong các thành viên Ban thường trực Hội đồng Chứng minh kiêm nhiệm cho đến hết nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh là 5 năm, tương ứng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.<ref name="hiến chương giáo hội"/>
 
Hiện tại Hội đồng Chứng minh nhiệm kỳ 2017-2022 có 96 thành viên (đều là các [[Hòa thượng]]) do Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc suy tôn. Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh nhiệm kỳ 2017-2022 có 27 thành viên cũng do Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc suy tôn từ các thành viên Hội đồng Chứng minh <ref>https:// name="phatgiao.org.vn"/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-ghpgvn-lan-thu-vi-2007-2012-d10166.html</ref>.
 
Thành viên và lãnh đạo Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh bao gồm <ref>https://phatgiao.org.vn/danh-sach-thanh-vien-hdcm-ghpgvn-nhiem-ky-viii-2017-2022-d29269.html</ref>:
Dòng 119:
Theo Hiến chương Giáo hội: Hội đồng Trị sự là cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm kỳ. Hội đồng Trị Sự là cơ quan duy nhất giữ quyền phát ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có trách nhiệm về nội dung phát ngôn do các cơ quan, cá nhân trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện; quản lý hoạt động thông tin truyền thông có liên quan đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý các tổ chức, cá nhân phát ngôn, thông tin truyền thông có nội dung xuyên tạc, thiếu chính xác, thiếu khách quan liên quan đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp và các thành viên. Hội đồng Trị Sự có nhiệm vụ: Suy cử Ban Thường trực Hội đồng Trị sự theo quy định của Hiến chương; Ấn định chương trình hoạt động hằng năm của Giáo hội theo Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hằng năm, chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại của Giáo hội; Tổ chức hướng dẫn, quản lý, điều hành, chỉ đạo các mặt công tác của các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương; ban hành Quy chế, Nội quy để cụ thể hóa và thực thi theo các quy định của Hiến chương, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Được quyền phân công, luân chuyển nhân sự tham gia Ban Trị sự trên cơ sở trao đổi với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương trong trường hợp Ban Trị sự cấp tỉnh, thành thiếu nhân sự; Quyết định bổ nhiệm trụ trì các cơ sở do Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Trung ương và cấp tỉnh thành lập, quản lý trên cơ sở tham khảo ý kiến với hệ phái, sơn môn (nếu có liên hệ) và cơ quan có thẩm quyền; Giới thiệu Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị - xã hội; Đề nghị cơ quan Nhà nước xử lý đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cơ sở tự viện và thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Kiểm tra, xử lý các vi phạm Giáo luật, Hiến chương, Quy chế, Nội quy và các quy định khác của Giáo hội; Phê chuẩn kế hoạch, chương trình hoạt động Phật sự của Ban, Viện Trung ương, Văn phòng Trung ương Giáo hội, các tổ chức cơ sở và thành viên trực thuộc Trung ương Giáo hội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh; Đề nghị Ban thường trực Hội đồng Chứng minh tấn phong trước kỳ hạn trong trường hợp đặc biệt cần thiết đối với nhân sự bổ sung vào các chức vụ bị khuyết thuộc thẩm quyền suy cử của Hội đồng Trị sự; Tổng hợp ý kiến của chư Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam để phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo. Thành viên Hội đồng Trị sự, gồm chư vị Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, quý vị Đại đức Tăng Ni và Cư sĩ Phật tử tiêu biểu có nhiều thành tích đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc. Thành viên tham gia Hội đồng Trị sự không quá 80 tuổi; mỗi thành viên không kiêm nhiệm quá 2 chức danh trong Ban Thường trực Hội đồng Trị sự; mỗi chức danh không quá 3 nhiệm kỳ.<ref name="hiến chương giáo hội"/>
 
Hiện tại Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ 2017-2022 có 199 thành viên (là các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư và Cư sĩ Phật tử) do Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc suy tôn. Ban Thường trực Hội đồng Trị sư nhiệm kỳ 2017-2022 có 61 thành viên do Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc suy tôn từ các thành viên Hội đồng Trị sự <ref>https:// name="phatgiao.org.vn"/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-ghpgvn-lan-thu-vi-2007-2012-d10166.html</ref>.
 
Hội đồng Trị sự điều hành và quản lý <ref name="ReferenceA">https://phatgiao.org.vn/danh-sach-thanh-vien-hoi-dong-tri-su-ghpgvn-nhiem-ki-vii-2012-2017-d9584.html</ref>:
* Văn phòng Giáo hội
* Ban Tăng sự Trung ương
Dòng 139:
* Các học viện và viện nghiên cứu Phật giáo
 
Thành viên và lãnh đạo Ban Thường trực Hội đồng Trị sự bao gồm <ref>https: name="ReferenceA"//phatgiao.org.vn/danh-sach-thanh-vien-hoi-dong-tri-su-ghpgvn-nhiem-ki-vii-2012-2017-d9584.html</ref>:
* Chủ tịch Hội đồng Trị sự
* 3 Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự
Dòng 152:
 
===Cấp Tỉnh ===
Ban Trị sự cấp tỉnh, đứng đầu là Trưởng ban Trị sự, do Đại hội Phật giáo cấp tỉnh suy tôn và được phê chuẩn bởi Hội đồng Trị sự.
 
Ban Trị sự cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát và chứng minh các hoạt động Phật sự của địa phương. Ban Trị sự sẽ suy cử chư vị Hòa thượng tiêu biểu của Phật giáo ở địa phương cho Hội đồng Chứng minh. Giúp việc cho Ban Trị sự sẽ có các ban và viện được bố trí và đặt tên tương tự như ở cấp trung ương.
Dòng 177:
* Đệ nhất Pháp chủ là Đại lão Hòa thượng [[Thích Đức Nhuận]] (1897 - 1993) tại vị từ năm [[1981]] đến năm [[1993]]
* Đệ nhị Pháp chủ là Đại lão Hòa thượng [[Thích Tâm Tịch]] (1915 - 2005) tại vị từ năm [[1997]] đến năm [[2005]]
* Đệ tam Pháp chủ là Đại lão Hòa thượng [[Thích Phổ Tuệ]] (1917 - ) tại vị từ năm [[2007]] đến nay
 
Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là người thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mặt pháp lý Nhà nước trong mối quan hệ của Giáo hội ở trong nước và ở nước ngoài. Từ khi thành lập, đã có ba vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự:
* Chủ tịch đầu tiên là Hòa thượng [[Thích Trí Thủ]] (1909 - 1984) tại vị từ năm [[1981]] đến năm [[1984]]
* Chủ tịch thứ hai là Hòa thượng [[Thích Trí Tịnh]] (1917 - 2014) tại vị từ năm [[1984]] đến năm [[2014]]
* Chủ tịch thứ ba là Hòa thượng [[Thích Thiện Nhơn]] (1950 - ) tại vị từ năm [[2014]] đến nay
 
==Phát ngôn báo chí==
Dòng 233:
===Đóng góp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc===
 
Thực hành giáo lý nhà Phật về hài hòa và bình đẳng (sự hài hòa và bình đẳng giữa người với người và giữa người với đời sống xung quanh), Phật giáo nói chung và Giáo hội nói riêng đã tiếp tục khơi dậy và phát huy tinh thần khoan dung, dân chủ, yêu nước, thương nòi, cùng chung tay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận xã hội qua phương châm “sống"sống tốt đời, đẹp đạo”đạo". Phật giáo là một tôn giáo hướng dẫn con người "biết sống và bảo vệ sự sống". Trong lịch sử thế giới không có sự kiện nào cho thấy rằng người phật tử đã làm điều nguy hại đối với tôn giáo khác ở bất cứ nơi nào trên thế giới vì mục đích truyền bá Phật pháp. Người phật tử không xem sự tồn tại của các tôn giáo khác, hoặc của cộng đồng tộc người, văn hóa khác như là một chướng ngại đối với hạnh phúc và an lạc của bản thân mình, tộc người mình, cộng đồng minh hay cả tôn giáo mà mình đang theo.<ref>http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/245/0/1565/Phat_giao_Viet_Nam_Chung_tay_xay_dung_khoi_dai_doan_ket_toan_dan_toc</ref>
 
==Hợp tác quốc tế==
Dòng 241:
Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo cũng được GHPGVN chú trọng. GHPGVN đã chủ động tăng cường mở rộng mối quan hệ, liên kết thân hữu, hợp tác trao đổi kinh nghiệm tu tập giữa Giáo hội, tăng, ni, phật tử Việt Nam với Giáo hội, các truyền thống hệ phái Phật giáo và tăng, ni, Phật tử các nước trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Thượng toạ Thích Thọ Lạc - Uỷ viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình cho biết, GHPGVN đã đặc biệt chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực bằng việc đưa nhiều tăng, ni ra nước ngoài học tập nghiên cứu và đào tạo tại: Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Myanmar, Nhật Bản, Mỹ, Srilanka, Thái Lan,… hàng trăm tăng, ni đã hoàn thành chương trình thạc sĩ và tiến sĩ về nước đảm đương các công tác Phật sự.<ref>http://www.phattuvietnam.net/phatgiaovietnam/ghpgvn/21247-ph%E1%BA%ADt-gi%C3%A1o-vi%E1%BB%87t-nam-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-v%C3%AC-m%E1%BB%99t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-ho%C3%A0-h%E1%BB%A3p.html</ref>
 
Năm 2015, Hội thảo quốc tế về Phật giáo vùng Mê-kông đã diễn ra tại TP.Thành phố Hồ Chí Minh HCM. Hội thảo không chỉ thu hút giới nghiên cứu trong Đạo tại các nước vùng sông Mê-công mà có các học giả nghiên cứu Phật giáo nhưng không phải Tăng ni.<ref>http://www.phatgiaohue.vn/news.aspx?KenhID=0&ChuDeID=0&TinTucID=4335</ref><ref>http://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/hoi-thao-quoc-te-ve-phat-giao-vung-mekong-lon-nhat-tu-truoc-den-nay/202414.html</ref><ref>http://dantocmiennui.vn/su-kien-trong-nuoc/hoi-thao-quoc-te-phat-giao-vung-mekong-lich-su-va-phat-trien/25358.html</ref> Năm 2013, Hội thảo quốc tế về Phật giáo châu Á và Việt Nam đã diễn ra ở Quảng Ninh.<ref>http://tuvientuongvan.com.vn/tin-tuc/quang-ninh-khai-mac-hoi-thao-quoc-te-ve-phat-giao-chau-a-va-viet-nam-p392.html</ref>
 
Quá trình hợp tác quốc tế diễn ra ở nhiều cấp khác nhau và ở nhiều tông phái khác nhau.<ref>http://www.chuatulam.net/p104a1075/han-quoc-bo-van-hoa-va-thien-phai-tao-khe-hop-tac-de-quang-ba-phat-giao</ref>
Dòng 256:
 
===Vụ tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lênin===
Có những tranh cãi về việc có cần thiết đưa môn học của chủ nghĩa xã hội vào chương trình thi cử của một cơ sở đào tạo tôn giáo, sau khi website của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/12/2016 đăng thông báo về việc tuyển sinh thạc sĩ Phật học khóa 2 dự kiến tổ chức vào tháng 3/2017: "Ba môn thi gồm: Phật học, Triết học Phật giáo và Mác-Lênin, Ngoại ngữ (Anh văn hoặc Hoa văn) trình độ B,"
 
Hòa thượng [[Thích Không Tánh]], Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của [[Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất]] (GHPGVNTN), cựu trụ trì [[chùa Liên Trì]] và là một người bất đồng chính kiến, nói: "Học viện Phật giáo Việt Nam là một tổ chức tôn giáo trực thuộc nhà nước thì đương nhiên họ phải giảng dạy và thi tuyển môn Mác-Lênin rồi.", "Đây là động thái cho thấy chính quyền muốn nô lệ hóa người của Phật giáo và đào tạo các học viên tốt nghiệp Học viện Phật giáo trở thành cán bộ tuyên truyền tôn giáo nhằm đưa môn Mác-Lênin đến rộng rãi cộng đồng Phật tử."<ref>[http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38326891 Tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lênin], www.bbc.com, 19.12.2016</ref>