Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại lễ nghị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 23:
 
==Bối cảnh==
[[Minh Hiến Tông]] Chu Kiếm Thâm qua đời, con trai thứ 3 là [[Minh Hiếu Tông]] Chu Hựu Đường kế vị, vì trước ông có 2 người anh đều chết sớm. Con trai thứ 4 của Hiến Tông là Hoàng tử [[Chu Hữu Nguyên]], được thụ đất phong và sách phong làm ''"Hưng vương"'', lập ra một chi hệ Tiểu tông hoàng thất, sinh ra con trưởng chết yểu, và người con thứ trở thành người con lớn nhất, chính là Chu Hậu Thông. Trong khi ấy, Minh Hiếu Tông sinh ra [[Minh Vũ Tông]] Chu Hậu Chiếu và Úy Điệu vương [[Chu Hậu Vĩ]]. Trong khi Chu Hậu Vĩ chết non, Minh Vũ Tông là con trai độc nhất, kế vị Hiếu Tông nhưng không có con.
 
Năm Chính Đức thứ 14 ([[1519]]), Chu Hữu Nguyên qua đời, thụy là '''Hưng Hiến vương''' (興献王)<ref>Chữ Hiến <獻> này là [[thụy hiệu]] của Hưng vương, khác chữ Hiến <憲> trong [[miếu hiệu]] của Hiến Tông</ref>. Thời điểm ấy Chu Hậu Thông lấy thân phận [[Thế tử]] cư tang. Năm thứ 16 ([[1521]]), [[tháng 3]] (âm lịch), đầu tháng, Minh Vũ Tông lệnh Chu Hậu Thông tập phong tước Vương. Sang ngày [[14 tháng 3]] (âm lịch) cùng năm, Minh Vũ Tông băng ở [[Báo phòng]], Chu Hậu Thông lúc này vẫn chưa chính thức thụ tước Hưng vương.