Đại lễ nghị (chữ Hán: 大礼議), có nghĩa "Tranh nghị về Đại lễ", là một loạt những cuộc tranh luận về vấn đề tôn hiệu dành cho thân sinh của Minh Thế Tông Gia Tĩnh Đế Chu Hậu Thông. Vấn đề xảy ra khi ông muốn tôn xưng cha ruột là Hưng Hiến vương Chu Hữu Nguyên làm Hoàng khảo (皇考), trong khi ban đầu ông được quyết định kế vị với tư cách là con thừa tự của Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường[1].

Minh Thế Tông Gia Tĩnh Đế Chu Hậu Thông
Minh Hưng Hiến Vương Chu Hữu Nguyên
Nội các Thủ phụ Dương Đình Hòa
Đại lễ nghị bên ngoài là bàn bạc tính chính thống của Minh Thế Tông, thực tế là tranh đấu chính trị giữa Hoàng đế nhà Minh thời trung kỳ với các đại thần.

Tuy chỉ trên danh nghĩa là luận về tôn xưng, nhưng thực tế đây là loạt chiến tranh quyền lực giữa Gia Tĩnh Hoàng đế và Cựu thần đời Chính Đức đứng đầu là Dương Đình Hòa cùng Mao Trừng.

Cuộc tranh nghị này kéo dài trong 3 năm đầu đời Gia Tĩnh (15211524), trở thành một trường đấu tranh chính trị thu hút các phe phái. Triều đình chia làm hai phái: Hộ lễ duy trì lễ chế phong kiến và Nghị lễ ủng hộ nguyện vọng cá nhân của Hoàng đế. Kết quả, Minh Thế Tông dựa vào hoàng quyền hùng mạnh, giành được thắng lợi cuối cùng, những người phản đối bị phạt trượng, đình bổng (tiền lương) và đoạt quan chức. Dựa vào thành công của Đại lễ nghị, Minh Thế Tông đã giành được quyền lực tối thượng được gọi là quân chủ chuyên chế, bắt đầu cai trị một cách đầy bá quyền.

Chiến thắng của ông khiến cho Hưng Hiến vương cuối cùng được tôn miếu hiệuthụy hiệu theo chuẩn một Hoàng đế nhà Minh, là Duệ Tông Hiến Hoàng đế (睿宗献皇帝) vào năm Gia Tĩnh thứ 17 (1538), do đó được tôn thần chủ vào Thái miếu.

Bối cảnh sửa

Minh Hiến Tông Chu Kiếm Thâm qua đời, con trai thứ 3 là Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường kế vị, vì trước ông có 2 người anh đều chết sớm. Con trai thứ 4 của Hiến Tông là Hoàng tử Chu Hữu Nguyên, được thụ đất phong và sách phong làm "Hưng vương", lập ra một chi hệ Tiểu tông Hoàng thất, sinh ra con trưởng chết yểu, và người con thứ trở thành người con lớn nhất, chính là Chu Hậu Thông. Trong khi ấy, Minh Hiếu Tông sinh ra Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu và Úy Điệu vương Chu Hậu Vĩ. Trong khi Chu Hậu Vĩ chết non, Minh Vũ Tông là con trai độc nhất, kế vị Hiếu Tông nhưng không có con.

Năm Chính Đức thứ 14 (1519), Chu Hữu Nguyên qua đời, thụy là Hưng Hiến vương (興献王)[2]. Thời điểm ấy Chu Hậu Thông lấy thân phận Thế tử cư tang. Năm thứ 16 (1521), tháng 3 (âm lịch), đầu tháng, Minh Vũ Tông lệnh Chu Hậu Thông tập phong tước Vương. Sang ngày 14 tháng 3 (âm lịch) cùng năm, Minh Vũ Tông băng ở Báo phòng, Chu Hậu Thông lúc này vẫn chưa chính thức thụ tước Hưng vương.

Thời điểm Minh Vũ Tông qua đời là không có người thừa kế. Một chi Đại tông truyền cho dòng trưởng từ thời Minh Thành Tổ Chu Đệ đến đây vô tự. Trước tình thế ấy, Từ Thọ Hoàng thái hậu Trương thị mệnh Nội các thảo luận lập người kế thừa Hoàng vị. Nội các Thủ phụ là Dương Đình Hòa căn cứ vào Hoàng Minh tổ huấn (皇明祖訓), đề nghị lập người kế tự của Chu Hữu Nguyên, tức Hưng vương Thế tử Chu Hậu Thông, được mọi người tán đồng[3]. Lời tấu của Dương Đình Hòa như sau:

Lời tấu của Dương Đình Hòa nhanh chóng được Lương Trữ, Tưởng MiệnMao Ký tán đồng, bọn họ cùng dâng sự việc lên Hoàng thái hậu và thông qua, Dương Đình Hòa dẫn đầu đại thần ở Tả Thuận môn (左順門) chờ sẵn. Khi ý chỉ được đưa đến, bọn họ [4]. Ngày 15 tháng 3 ÂL, đoàn sứ thần mang theo di chiếu và ý chỉ của Thái hậu khởi hành đi An Lục đón Chu Hậu Thông, đến ngày 26 tháng ấy là đến nơi. Ngày 1 tháng 4 ÂL, Chu Hậu Thông từ biệt mộ cha, hôm sau từ biệt mẹ là Tưởng thị để lên đường, ngày 22 tháng ấy thì đến kinh sư. Sau một cuộc tranh luận nhỏ, theo đề nghị của Dương Đình Hòa, Lễ bộ Thượng thư Mao Trừng dùng nghi lễ dành cho Hoàng thái tử đón tiếp Chu Hậu Thông, theo lễ nghi này thì Chu Hậu Thông đi vào từ Đông Hoa môn (東華門) và ở tạm tại Văn Hoa điện (文華殿), chờ ngày chính thức làm lễ lên ngôi.

Quá trình sửa

Nhập tự hay kế thừa sửa

Trước cả khi Minh Vũ Tông băng hà, Dương Đình Hòa từng giúp Vũ Tông soạn ý chỉ về việc chỉ định ai là người kế vị. Và cũng chính tờ di chiếu do chính Dương Đình Hòa soạn này, Chu Hậu Thông đem làm vũ khí sắc bén, khơi mào cho "Đại lễ nghị" dai dẳng về sau. Tờ di chiếu nguyên văn là:

Chu Hậu Thông dựa vào di chiếu có 4 chữ [Tự Hoàng đế vị; 嗣皇帝位; có nghĩa "kế thừa Hoàng đế vị"], cho rằng mình là độc lập kế thừa ngôi vị, mà không phải là Hoàng tử mang danh nghĩa thừa tự kế thừa, nên không chấp nhận mình phải nhận Minh Hiếu Tông làm cha. Ông nói với Trưởng sử Viên Tông Cao (袁宗皋) thẳng thừng: ["Di chiếu là đem ta kế thừa Hoàng vị, không phải thân phận Hoàng tử"; 遗诏以我嗣皇帝位,非皇子也]. Lúc này Chu Hậu Thông vẫn chưa đến kinh sư mà vẫn còn ở ngoại ô, chưa làm theo lễ mà Lễ bộ bàn (đi từ Đông Hoa môn vào). Dưới sự dàn xếp của Trương Thái hậu, triều đình đưa Chu Hậu Thông vào Đại Minh môn (大明門) - cổng chính chỉ dành cho Đế - Hậu, và chính thức lên ngôi ở Phụng Thiên điện (奉天殿), với chiếu chỉ: ["Phụng Hoàng huynh di mệnh, nhập thừa kế dòng dõi"; 奉皇兄遗命, 入奉宗祧].

Tân Hoàng đế chọn niên hiệu cho năm sau là Gia Tĩnh, từ chối niên hiệu Thiệu Trị mà triều thần đề nghị. Từ đấy sử Minh gọi ông là [Minh Thế Tông][5].

Giằng co quyết liệt sửa

Ngày 27 tháng 4 ÂL, Tân Hoàng đế hạ lệnh quần thần nghị định thụy hiệu của Vũ Tông và người tế tự cùng phong hiệu của cha mình. Nội các Thủ phụ Dương Đình Hòa cầm đầu triều thần viện dẫn tiền lệ Định Đào vương Lưu Khang của nhà Hán (cha ruột của Hán Ai Đế Lưu Hân) và Bộc An Ý vương Triệu Doãn Nhượng của nhà Tống (cha ruột của Tống Anh Tông Triệu Thự), cho rằng Thế Tông vốn là dòng thứ [Tiểu tông; 小宗] vào kế thừa dòng trưởng [Đại tông; 大宗], nên phải tôn phụng chính thống. Chế độ này có thể hiểu là khi Đại tông không con, vì để bảo toàn chính danh nên phải lấy con của Tiểu tông kế thừa, với điều kiện người con này phải nhận thế hệ Hoàng đế trước làm cha, mà cha mẹ ruột chỉ có thể đối xử ở hàng bậc chúthím với tư cách là cháu. Những vị Hoàng đế trường hợp này, được gọi là Tự tử (嗣子), tức "Con trai nhập Tự thừa kế", và phải gọi người mình nhận làm cha là Tự phụ (嗣父).

Vì thế, Minh Thế Tông phải làm theo đúng Tông pháp như sau:

  • Xưng gọi Minh Hiếu Tông, bác của ông, làm cha ruột, tức Hoàng khảo (皇考);
  • Cha ruột Thế Tông là Hưng Hiến vương đổi xưng Hoàng thúc khảo Hưng quốc Đại vương (皇叔考興國大王), mẹ là Hưng phi Tưởng thị làm Hoàng thúc mẫu Hưng quốc Đại phi (皇叔母興國大妃);
  • Vào lúc tế tự đối, Thế Tông với cha mẹ đẻ thì tự xưng Chất Hoàng đế (侄皇帝), từ "Chất" nghĩa là cháu gọi trưởng bối bằng chú, tiếng xưng hô này là khiến Thế Tông nhìn nhận đối với cha mẹ ruột chỉ là chú thím, bởi vì hiện tại Thế Tông đã là [con thừa tự trên tông pháp] của Minh Hiếu Tông - anh của Hưng Hiến vương;
  • Do Thế Tông đã nhập tự cho Hiếu Tông, điều này khiến Hưng Hiến vương không có con thừa tự. Do đó, triều đình nghị định Sùng Nhân vương Chu Hậu Huyễn - con trai của Ích Đoan vương Chu Hựu Tân làm người kế tự Hưng Hiến vương. Ích Đoan vương là em trai của Hưng Hiến vương, do đó Chu Hậu Huyễn là cháu gọi Hưng Hiến vương bằng bác, đồng thời còn là anh họ của Thế Tông[6].

Ngày 7 tháng 5 ÂL, Lễ bộ Thượng thư Mao Trừng và văn vũ quần thần hơn 60 người cùng tâu lên Hoàng đế bản kiến nghị này, trong đó còn viết "kẻ nào dị nghị tức là gian tà, đáng chém". Vị Hoàng đế mới 15 tuổi – đã từng khẳng định mình không phải là Hoàng tử - chẳng thể đồng ý với bản kiến nghị của triều thần, đôi bên bắt đầu giằng co. Khi lời nghị bàn của Dương Đình Hòa được tâu lên, Thế Tông không vui, cự tuyệt mãi. Trước tiên muốn vỗ về Dương Đình Hòa để thông qua ông mà hợp pháp hóa ý định truy phong cho cha ruột, Thế Tông còn tặng vàng hậu hĩnh cho Mao Trừng. Nhưng Dương Đình Hòa không thay đổi, Mao Trừng mềm mỏng hơn đôi chút, cho rằng tương lai Hoàng đế có con, thì lấy con trai thứ 2 thay Chu Hậu Huyễn làm Hưng vương[7].

Ngày 3 tháng 7 ÂL, Tiến sĩ Trương Thông cùng Thị lang Vương Toản (王瓚) là những người đầu tiên nói: ["Hoàng đế kế thừa Hoàng vị, không phải kế thừa Tự"], dẫn ra rằng di chiếu mệnh Thế Tông là [Trưởng tử của Hưng Hiến vương] để kế thừa Đại tông, mà Lễ ký nói Trưởng tử không phải đem thừa Tự cho người khác, khuyến khích Thế Tông thừa kế tư cách độc lập như Hán Văn Đế Lưu Hằng kế vị anh trai Hán Huệ Đế Lưu Doanh khi xưa, hoàn toàn không phải là nhập Tự nhưng vẫn hợp pháp. Trương Thông còn kiến nghị nên lấy cha đẻ của Thế Tông làm ["Hoàng khảo"], còn đề nghị cho lập miếu cho Hưng Hiến vương ở Bắc Kinh. Điều này khiến Dương Đình Hòa phải biếm quan của Toản đến Nam Kinh, còn mắng: ["Kẻ thư sinh như Thông chẳng biết gì!"][8]. Từ sau đó, tuy Thế Tông tích cực lôi kéo Dương - Mao, nhưng cả hai đều tỏ ra rất cứng rắn, vài lần Hoàng đế muốn thay đổi gia tôn cho cha mình, cũng đều bị hai người bác bỏ ngay.

Tháng 10 ÂL, Thế Tông dùng lễ nghênh đón Hoàng thái hậu đưa mẹ mình là Hưng Hiến phi Tưởng thị vào cung. Trước đó, Hoàng đế kiên trì dùng lễ Hoàng thái hậu để đón mẹ, thì bị Dương Đình Hòa phản đối. Quyết tâm thực hiện được ý nguyện, Thế Tông còn khóc lóc đòi từ vị, đưa mẹ về An Lục, nên bọn Dương Đình Hòa đành phải nhượng bộ. Trong tháng này, Chức phương Chủ sự Hoắc Thao (霍韜) dâng sớ kiến nghị lấy Hưng Hiến vương làm 『Hoàng khảo Hưng Hiến Đế; 皇考興獻帝』, chịu rất nhiều chỉ trích. Hồ Quảng Tổng đốc Tịch Thư (席書) và Lại bộ Viên ngoại lang Phương Hiến Phu (方獻夫) có cùng khẩu khí, nhưng đều không dám dâng sớ nữa. Cuối cùng, triều thần đứng đầu bởi Dương Đình Hòa kiên quyết đề nghị lấy Hiếu Tông làm Hoàng khảo, chỉ nhân nhượng đặt hiệu cho Hưng Hiến vương làm Đế, Tưởng phi là 『Hưng Hiến hậu; 興獻后』 mà không xưng [Hoàng][9]. Chỉ riêng bà nội, Hiến miếu Quý phi Thiệu thị, do là sinh mẫu của Hưng Hiến Đế vừa truy tôn, nên trở thành Hoàng thái hậu, đây cũng là trường hợp hiếm hoi bà nội của một Hoàng đế lại chỉ có tôn xưng Hoàng thái hậu[10].

Năm Gia Tĩnh nguyên niên (1522), Minh Thế Tông bất đắc dĩ làm chiếu chấp nhận Minh Hiếu Tông là [Hoàng khảo; 皇考], Từ Thọ Hoàng thái hậu là [Thánh mẫu; 聖母], còn cha mẹ ruột là Hưng Hiến Đế cùng Hưng Hiến hậu chỉ gọi Bổn sinh phụ (本生父) cùng Bổn sinh mẫu (本生母)[11][12]. Cùng năm tháng 2, nhân việc dâng tôn hiệu, Thế Tông cho tôn Hưng Hiến hậu làm 『Hưng quốc Thái hậu; 興國太后』[13].

Lễ chế đắc thế sửa

Năm Gia Tĩnh thứ 3 (1524), tháng giêng, Minh Thế Tông lúc này đã lên ngôi lâu, căn cơ đã nhiều, cực lực muốn vì cha mẹ thêm chữ [Hoàng] vào tôn hiệu. Những đại thần là Trương Thông và Quế Ngạc - vốn bị biếm đi làm Nam Kinh - dò biết ý Thế Tông, nối nhau dâng sớ nhắc lại việc cũ (sớ của Quế Ngạc là bản sớ cũ của Tịch Thư, Thư đã ngầm gửi cho Ngạc). Thế Tông đem tấu sớ của hai người giao cho triều thần bàn bạc. Dương Đình Hòa cũng biết ý, bèn xin hưu để tránh tai vạ. Lúc này, địa vị Thế Tông đã ổn định, không muốn phải chịu sự áp chế của ông ta nữa, nên dễ dàng chấp thuận, thế rồi Tưởng Miện thay Dương Đình Hòa làm Thủ phụ[14]. Cuộc tranh luận về Đại lễ, sau một thời gian trầm lắng, được thổi bùng trở lại.

Tháng 2 ÂL, bọn Lễ bộ Thượng thư Uông Tuấn (thay Mao Trừng bệnh chết từ năm thứ 2) cả thảy 73 người dâng sớ xin giữ tôn xưng như cũ, trong lời tâu có đoạn: ["Cẩn thận tập hợp các chương tấu, duy Tiến sĩ Trương Thông, Chủ sự Hoắc Thao, Cấp sự trung Hùng Tiếp cùng Ngạc nghị định giống nhau, còn lại hơn 80 sớ của hơn 250 người, đều như bọn thần nghị"]. Thông lại dâng sớ nhắc nhở Thế Tông là con trai duy nhất của Hưng Hiến Đế, Thế Tông bèn tuyên chiếu triệu bọn Thông, Ngạc, Thư vào kinh. Bọn đại thần là Trâu Thủ Ích (鄒守益) mấy lần dâng sớ, lời lẽ gay gắt. Nam Kinh Lễ bộ Chủ sự là Hầu Đình Huấn (侯廷訓) còn dâng lên ["Đại lễ biện"; 大禮辨], phản đối ý tưởng của Thế Tông[15]. Bọn Cấp sự trung Trương Trùng 32 người, bọn Ngự sử Trịnh Bản Công 31 người cũng dâng sớ ra sức tranh luận. Trạng nguyên thời Chính Đức là Đường Cao (唐皋) cũng dâng sớ nói mát: ["Bệ hạ nên xét kỹ để phân biệt với chính thống, làm dày tôn xưng của cha mẹ"] [16][17]. Mặt ngoài là ở điều đình, trên thực tế có khuynh hướng phản đối. Tiếng tăm của bọn Trâu Thủ Ích và Đường Cao rất lớn, vì một là Đại đệ tử của Vương Dương Minh, còn một là Trạng nguyên, do đó sự phản đối của hai người gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ. Thế Tông vừa buồn vừa thẹn, nên cả giận, những người dâng sớ đợt này bị tống giam, biếm chức, đình bổng (tiền lương) vài tháng, thậm chí bãi truất[18]. Tưởng Miện xem chừng không thể lay chuyển ý Thế Tông, bèn xin hưu, Mao Kỷ thay làm Thủ phụ. Lại bộ Thượng thư Kiều Vũ nhiều lần phản đối, cũng xin hưu. Phái Hộ lễ rơi vào thế hạ phong. Qua 15 ngày, Thế Tông đáp lại tờ sớ của bọn Uông Tuấn, tỏ ý muốn tận hiếu với các đấng sinh thành, Uông Tuấn bất đắc dĩ tập hợp quần thần xin thêm chữ ["Hoàng"] vào tôn hiệu[19]. Ngày sóc vọng đầu tháng 4 ÂL năm đó, Minh Thế Tông làm chiếu đặt tôn hiệu cho Hưng Hiến Đế làm 「Bổn sinh Hoàng khảo Cung Mục Hiến Hoàng đế; 本生皇考恭穆獻皇帝」, còn Hưng quốc Thái hậu làm 「Bổn sinh mẫu Chương Thánh Hoàng thái hậu; 本生母章聖皇太后」[20][21].

Tháng 5 ÂL năm ấy, Trương Thông và Quế Ngạc đến Kinh (riêng Tịch Thư đến vào tháng 8), được ủy làm Hàn Lâm Học sĩ, chuyên phụ trách việc lễ nghi. Từ đây bọn họ trở thành trung tâm của nhóm triều thần ủng hộ Hoàng đế, đương thời gọi là [Nghị lễ phái; 議禮派], đối lập với phái bảo vệ Cựu lệ là [Hộ lễ phái; 護禮派][22]. Thế Tông làm chiếu cho lập miếu của Hiến Hoàng đế trong Đại nội, Uông Tuấn cực lực phản đối, bị bãi chức, liền lấy Tịch Thư thay thế. Cuộc tranh đấu bước vào giai đoạn kịch liệt nhất[23].

Kết cục sửa

Cũng trong năm Gia Tĩnh thứ 3, tháng 7, ngày Giáp Tuất (11), tức ngày 11 tháng 8 dương lịch, Minh Thế Tông Chu Hậu Thông vì lấy cớ tôn xưng ["Bổn sinh"], mà dụ Lễ bộ, muốn vào 3 ngày sau sẽ tiến hành dâng Sách văn, cho tế cáo Thiên địa, Tông miếu Xã tắc. Ý tưởng này của Hoàng đế khiến quần thần như tức nước vỡ bờ, phản đối gay gắt.

Ngày Mậu Dần (15) tháng ấy, tức ngày 14 tháng 8 theo dương lịch, Lại bộ Tả Thị lang Hà Mạnh Xuân (何孟春) khẩn thiết nói: ["Thời Hiến Tông, đại thần quỳ ở Văn Hoa môn, vì chuyện lễ tiết hạ táng Từ Ý Hoàng thái hậu, khiến Hiến Tông phải nghe theo. Đó là bổn triều cố sự"]. Hàn Lâm viện Tu soạn Dương Thận (con trai Dương Đình Hòa) đồng thời kêu gọi: ["Nước nhà nuôi kẻ sĩ 150 năm, giữ vững tiết tháo đại nghĩa mà chết, là ngày hôm nay"]. Theo lời kêu gọi này, hơn 200 triều thần quỳ khóc ở Tả Thuận môn; từ giờ Thìn đến giờ Ngọ, hai lần có dụ chỉ mà vẫn không lui. Hoàng đế liền sai Cẩm Y vệ bắt giam 8 người cầm đầu, tiếng kêu khóc lại càng lớn. Thế Tông nổi giận, hạ lệnh tống giam từ Ngũ phẩm trở xuống, đình chức từ Tứ phẩm trở lên. Mao Kỷ xin tha cho mọi người không được, đành xin hưu (Kỷ ở chức Thủ phụ mới được 3 tháng). Liền sau đó, Thế Tông cho xử phạt trượng từ Ngũ phẩm trở xuống, đình bổng từ Tứ phẩm trở lên; 18 người bị đòn mà chết, 10 người bị sung quân ở biên thùy. Phái Hộ lễ không còn phản đối được nữa[24].

Tháng 9 ÂL cùng năm, Đế đổi xưng Hiếu Tông làm 「Hoàng bá khảo; 皇伯考」, cha đẻ làm 「Hoàng khảo; 皇伯考」, rồi cho biên soạn Đại lễ tập nghị (大礼集议) và Minh luân đại điển (明伦大典). Tháng giêng năm sau, đại điển soạn xong, thành viên của phái Nghị lễ được thăng tiến; phái Hộ lễ bị biếm trích, bãi truất, thậm chí tống giam; những người đã trí sĩ cũng bị đoạt quan chức.

Năm Gia Tĩnh thứ 17 (1538), Minh Thế Tông dâng tôn miếu hiệu cho Chu Đệ từ Thái TôngThành Tổ, tức gọi [Minh Thành Tổ], cũng cho cải thụy hiệu, Chu Đệ được gọi là Minh Thành Tổ bắt đầu từ đây. Nhân đó, Thế Tông chính thức truy tôn cha đẻ Hiến Hoàng đế miếu hiệu là Duệ Tông, thụy hiệu Tri Thiên Thủ Đạo Hồng Đức Uyên Nhân Khoan Mục Thuần Thánh Cung Giản Kính Văn Hiến Hoàng đế (知天守道洪德淵仁寬穆純聖恭簡敬文獻皇帝), sau đó Thế Tông ra chỉ đưa thần chủ của Duệ Tông Hiến Hoàng đế vào thờ trong Thái miếu, bài vị còn đặt bên trên Vũ Tông[25]. Sự kiện Đại lễ nghị đến đây thì chấm dứt.

Ảnh hưởng sửa

Trải qua 3 năm tranh luận, vị Hoàng đế trẻ tuổi Minh Thế Tông Chu Hậu Thông đã khám phá ra Hoàng quyền vô địch mà mình đang nắm trong tay, những kẻ chống đối đều bị tống giam hoặc phạt trượng. Từ đây về sau, độc đoán chuyên chế, cố chấp ngang ngược đã trở thành tác phong của triều đại Gia Tĩnh.

Mối bất hòa giữa Thế Tông và bọn đại thần Dương Đình Hòa đã khiến cho những cải cách cuối thời Chính Đức tan thành mây khói. Thế Tông ngày càng hủ hóa, xây dựng tùy tiện, mê tín phương thuật, tôn sùng Đạo giáo, ham muốn được trường sanh bất lão. Những thành viên của phái Nghị lễ chỉ mất lời suông mà được vinh hiển, khiến cho việc xu nịnh Hoàng đế trở thành trào lưu đương thời. Từ năm thứ 17 (1538) về sau, 9 trong 14 Nội các Thủ phụ: Từ Giai, Cố Đỉnh Thần, Nghiêm Nột, Hạ Ngôn, Quách Phác, Nghiêm Tung, Viên Vĩ, Cao Củng, Lý Xuân Phương nhờ làm Thanh từ (văn tế của Đạo giáo) mà thăng tiến, cho thấy tình trạng suy đồi của nền chính trị Gia Tĩnh.

Tham khảo sửa

Tài liệu khác sửa

  • Vưu Thục Quân - Danh phận lễ trật dữ hoàng quyền trọng tố: Đại lễ nghị dữ Gia Tĩnh chính trị văn hóa, Khoa Lịch sử Đại học Quốc Lập Chính trị, Đài Bắc 2006
  • Cốc Ứng Thái (1620 – 1690) – Minh sử kỷ sự bản mạt

Chú thích sửa

  1. ^ Hoàng khảo: theo Tông pháp Hoàng tộc, có nghĩa là cha của Hoàng đế đã qua đời. Điều này nhằm chứng minh Thế Tông kế vị hoàn toàn độc lập.
  2. ^ Chữ Hiến <獻> này là thụy hiệu của Hưng vương, khác chữ Hiến <憲> trong miếu hiệu của Hiến Tông
  3. ^ Minh sử, quyển 190:“明年正月,帝郊祀,嘔血輿疾歸,逾月益篤。時帝無嗣。司禮中官魏彬等至閣言,國醫力竭矣,請捐萬金購之草澤。廷和心知所謂,不應,而微以倫序之說風之,彬等唯唯。三月十四日丙寅,谷大用、張永至閣,言帝崩於豹房,以皇太后命,移殯大內,且議所當立。廷和舉皇明祖訓示之曰:「兄終弟及,誰能瀆焉。興獻王長子,憲宗之孫,孝宗之從子,大行皇帝之從弟,序當立。」”
  4. ^ Minh sử, quyển 190:“梁儲、蔣冕、毛紀咸贊之,乃令中官入啟皇太后,廷和等候左順門下。頃之,中官奉遺詔及太后懿旨,宣諭羣臣,一如廷和請,事乃定。”
  5. ^ Thế Tông là miếu hiệu chỉ sau khi qua đời mới được truy dâng.
  6. ^ Chu Hậu Huyễn sinh năm 1500, còn Thế Tông sinh năm 1507.
  7. ^ Minh sử, quyển 190: 未幾,命禮官議興獻王主祀稱號。廷和檢漢定陶王、宋濮王事授尚書毛澄曰:「是足為據,宜尊孝宗曰『皇考』,稱獻王為『皇叔考興國大王』,母妃為『皇叔母興國太妃』,自稱『侄皇帝』名,別立益王次子崇仁王為興王,奉獻王祀。有異議者即奸邪,當斬。」進士張璁與侍郎王瓚言,帝入繼大統,非為人後。瓚微言之,廷和恐其撓議,改瓚官南京。五月,澄會廷臣議上,如廷和言。帝不悅。然每召廷和從容賜茶慰諭,欲有所更定,廷和卒不肯順帝指。乃下廷臣再議。廷和偕蔣冕、毛紀奏言:「前代入繼之君,追崇所生者,皆不合典禮。惟宋儒程頤《濮議》最得義理之正,可為萬世法。至興獻王祀,雖崇仁王主之,他日皇嗣繁衍,仍以第二子為興獻王後,而改封崇仁王為親王,則天理人情,兩全無失。」帝益不悅,命博考典禮,務求至當。廷和、冕、紀復言:「三代以前,聖莫如舜,未聞追崇其所生父瞽瞍也。三代以後,賢莫如漢光武,未聞追崇其所生父南頓君也。惟皇上取法二君,則聖德無累,聖孝有光矣。」澄等亦再三執奏。帝留中不下。
  8. ^ Minh sử, quyển 196: 帝方扼廷議,得璁疏大喜,曰:「此論出,吾父子獲全矣。」亟下廷臣議。廷臣大怪駭,交起擊之。
  9. ^ Minh sử, quyển 197: 初,書在湖廣,見中朝議「大禮」未定,揣帝向張璁、霍韜,獻議言:「昔宋英宗以濮王第十三子出為人後,今上以興獻王長子入承大統。英宗入嗣在袞衣臨禦之時,今上入繼在宮車晏駕之後。議者以陛下繼統武宗,仍為興獻帝之子,別立廟祀,張璁、霍韜之議未為非也。然尊無二帝。陛下於武宗親則兄弟,分則君臣。既奉孝宗為宗廟主,可復有他稱乎?宜稱曰『皇考興獻王』,此萬世不刊之典。禮臣三四執奏,未為失也。然禮本人情,陛下尊為天子,慈聖設無尊稱,可乎?故尊所生曰帝後,上慰慈闈,此情之不能已也。為今日議,宜定號曰『皇考興獻帝』。別立廟大內,歲時祀太廟畢,仍祭以天子之禮,似或一道也。蓋別以廟祀則大統正而昭穆不紊,隆以殊稱則至愛篤而本支不淪,尊尊親親,並行不悖。至慈聖宜稱皇母某後,不可以興獻加之。獻,謚也,豈宜加於今日?」議既具,會中朝競詆張璁為邪說,書懼不敢上,而密以示桂萼,萼然其議。三年正月,萼具疏並上之。帝大喜,趣召入對。無何,詔改稱獻帝為本生皇考,遂寢召命。會禮部尚書汪俊以爭建廟去位,特旨用書代之。故事,禮部長貳率用翰林官。是時廷臣排異議益力,書進又不由廷推,因交章詆書,至訾其振荒無狀,多侵漁。書亦屢辭新命,並錄上《大禮考議》,且乞遣官勘振荒狀。帝為遣司禮中官,戶、刑二部侍郎,錦衣指揮往勘,而趣書入朝益急。比至德州,則廷臣已伏闕哭爭,盡系詔獄。書馳疏言:「議禮之家,名為聚訟。兩議相持,必有一是。陛下擇其是者,而非者不必深較。乞宥其愆失,俾獲自新。」不允。
  10. ^ Minh sử, quyển 17: 冬十月己卯朔,追尊父興獻王為興獻帝,祖母憲宗貴妃邵氏為皇太后,母妃為興獻后。
  11. ^ Minh sử, quyển 190: 七月,張璁上疏謂當繼統,不繼嗣。帝遣司禮太監持示廷和,言此議遵祖訓,據古禮,宜從。廷和曰「秀才安知國家事體」,復持入。無何,帝御文華殿召廷和、冕、紀,授以手敕,令尊父母為帝、后。廷和退而上奏曰:「《禮》謂為所後者為父母,而以其所生者為伯叔父母,蓋不惟降其服而又異其名也。臣不敢阿諛順旨。」仍封還手詔。群臣亦皆執前議。帝不聽。迨九月,母妃至京,帝自定儀由中門入,謁見太廟,復申諭欲加稱興獻帝、后為「皇」。廷和言:「漢宣帝繼孝昭後,謚史皇孫、王夫人曰悼考、悼后,光武上繼元帝,鉅鹿、南頓君以上立廟章陵,皆未嘗追尊。今若加皇字,與孝廟、慈壽並,是忘所後而重本生,任私恩而棄大義,臣等不得辭其責。」因自請斥罷。廷臣諍者百余人。帝不得已,乃以嘉靖元年詔稱孝宗為「皇考」,慈壽皇太后為「聖母」,興獻帝、后為本生父母,不稱「皇」。
  12. ^ Minh sử, quyển 17: 嘉靖元年春正月癸丑,享太廟。己未,大祀天地於南郊。清寧宮後殿災。命稱孝宗皇考,慈壽皇太后聖母,興獻帝后為本生父母。
  13. ^ Minh sử, quyển 17: 二月己卯,耕耤田。三月辛亥,弗提衞獻生豹,卻之。甲寅,釋奠於先師孔子。丁巳,上慈壽皇太后尊號曰昭聖慈壽皇太后,武宗皇后曰莊肅皇后。戊午,上皇太后尊號曰壽安皇太后,興獻后曰興國太后。
  14. ^ Minh sử, quyển 190: 廷和先累疏乞休,其後請益力。又以持考獻帝議不合,疏語露不平。三年正月,帝聽之去。
  15. ^ Minh sử, quyển 191: 侯廷訓,樂清人。與張璁同郡,同舉進士,而持論不合。初釋褐,即上疏請考孝宗,且言不當私藩邸舊臣,語最切直。除南京禮部主事。嘉靖三年冬,「大禮」定,廷訓心非之。私刊所著議禮書,潛寄京師,下詔獄拷訊。子一元,年十三,伏闕訟冤,得釋。後起官至漳南僉事。以貪虐,被劾為民。一元舉進士,官至江西布政使。
  16. ^ Từ Minh sử cảo (明史稿) của Vạn Tư Đồng, quyển 284: 皋,正德九年進士第一,授修撰。好言時事。嘉靖二年,刑部尚書林俊求去,皋上言:“自古君臣同心則治,不同心則亂。今尚書俊勉留未幾,繼以詰責。遠引高蹈之思,已翻然起矣!上下乖離,何以為治?”帝報聞。 三年,帝將考興獻帝,皋疏諫:“請於本生備其尊稱,以伸追遠之道;繋其始封,以遠正統之嫌。”帝怒,停俸三月。 皋為文下筆立就,或請改竄,輒迅筆更撰,不襲前篇一字,人以是服其才。終侍讀學士。
  17. ^ Minh sử, sách đã dẫn, quyển 283
  18. ^ Minh sử, quyển 283: 嘉靖三年二月,帝欲去興獻帝本生之稱。守益疏諫,忤旨,被責。逾月,復上疏曰:「陛下欲隆本生之恩,屢下群臣會議,群臣據禮正言,致蒙詰讓,道路相傳,有孝長子之稱。昔曾元以父寢疾,憚於易簀,蓋愛之至也。而曾子責之曰:「姑息」。魯公受天子禮樂,以祀周公,蓋尊之至也。而孔子傷之曰「周公其衰矣」。臣願陛下勿以姑息事獻帝,而使後世有其衰之嘆。且群臣援經證古,欲陛下專意正統,此皆為陛下忠謀,乃不察而督過之,謂忤且慢。臣歷觀前史,如冷褒、段猶之徒,當時所謂忠愛,後世所斥以為邪媚也。師丹、司馬光之徒,當時所謂欺慢,後世所仰以為正直也。後之視今,猶今之視古。望陛下不吝改過,察群臣之忠愛,信而用之,復召其去國者,無使奸人動搖國是,離間宮闈。昔先帝南巡,群臣交章諫阻,先帝赫然震怒,豈不謂欺慢可罪哉。陛下在藩邸聞之,必以是為盡忠於先帝。今入繼大統,獨不容群臣盡忠於陛下乎。」帝大怒,下詔獄拷掠,謫廣德州判官。
  19. ^ Minh sử, quyển 191: 時議興獻王尊號,與尚書喬宇、毛澄輩力爭。澄引疾去,代者羅欽順不至,乃以俊為禮部尚書。是時獻王已加帝號矣,主事桂萼復請稱皇考。章下廷議。三年二月,俊集廷臣七十有三人上議曰:「祖訓『兄終弟及』,指同產言。今陛下為武宗親弟,自宜考孝宗明矣。孰謂與人為後,而滅武宗之統也。《儀禮》傳曰:『為人後者,孰後?後大宗也。』漢宣起民間,猶嗣孝昭。光武中興,猶考孝元。魏明帝詔皇后無子,擇建支子,以繼大宗。孰謂入繼之主與為人後者異也。宋範純仁謂英宗親受詔為子,與入繼不同,蓋言恩義尤篤,尤當不顧私親,非以生前為子者乃為人後,身後入繼者不為人後也。萼言『孝宗既有武宗為之子,安得復為立後。』臣等謂陛下自後武宗而上考孝宗,非為孝宗立後也。又言『武宗全神器授陛下,何忍不繼其統。』臣等謂陛下既稱武宗皇兄矣,豈必改孝宗稱伯,乃為繼其統乎?又言『禮官執者不過前宋《濮議》』。臣等愚昧,所執實不出此。蓋宋程頤之議曰:『雖當專意於正統,豈得盡絕於私恩。故所繼,主於大義;所生,存乎至情。至於名稱,統緒所系,若其無別,斯亂大倫。』殆為今日發也。謹集諸章奏,惟進士張璁、主事霍韜、給事中熊浹與萼議同,其他八十余疏二百五十余人,皆如臣等議。」議上,留中。而特旨召桂萼、張璁、席書於南京。越旬有五日,乃下諭曰:「朕奉承宗廟正統,大義豈敢有違。第本生至情,亦當兼盡。其再集議以聞。」俊不得已,乃集群臣請加「皇」字,以全徽稱。議上,復留十余日。
  20. ^ Minh sử, quyển 17: 夏四月己酉,上昭聖皇太后尊號曰昭聖康惠慈壽皇太后。庚戌,上興國太后尊號曰本生聖母章聖皇太后。癸丑,追尊興獻帝為本生皇考恭穆獻皇帝,大赦。
  21. ^ Minh sử, quyển 191: 至三月朔,乃詔禮官,加稱興獻帝為本「生皇考恭穆獻皇帝」,興國太后為「本生母章聖皇太后」。
  22. ^ Minh sử, quyển 196: 五月抵都,復條上七事。眾洶洶,欲撲殺之。萼懼,不敢出。璁閱數日始朝。給事御史張翀、鄭本公等連章力攻,帝益不悅,特授二人翰林學士。二人力辭,且請面折廷臣之非。給事御史李學曾、吉棠等言:「璁、萼曲學阿世,聖世所必誅。以傳奉為學士,累聖德不少。」
  23. ^ Minh sử, quyển 191: 而別諭建室奉先殿側,恭祀獻皇。俊等復爭曰:「陛下入奉大宗,不得祭小宗,亦猶小宗之不得祭大宗也。昔興獻帝奉藩安陸,則不得祭憲宗。今陛下入繼大統,亦不得祭興獻帝。是皆以禮抑情者也。然興獻帝不得迎養壽安皇太后於藩邸,陛下得迎興國太后於大內,受天下之養,而尊祀興獻帝以天子之禮樂,則人子之情獲自盡矣。乃今聖心無窮,臣等敢不將順,但於正統無嫌,乃為合禮。」帝曰:「朕但欲奉先殿側別建一室,以伸追慕之情耳。迎養藩邸,祖宗朝無此例,何容飾以為詞。其令陳狀。」俊具疏引罪。用嚴旨切責,而趣立廟益急。俊等乃上議曰:「立廟大內,有幹正統。臣實愚昧,不敢奉詔。」帝不納,而令集廷臣大議。俊等復上議曰:「謹按先朝奉慈別殿,蓋孝宗皇帝為孝穆皇太后附葬初畢,神主無薦享之所而設也。當時議者,皆據周制特祀姜原而言。至為本生立廟大內,則從古未聞。惟漢哀帝為定陶恭王立廟京師。師丹以為不可,哀帝不聽,卒遺後世之譏。陛下有可以為堯、舜之資,臣等不敢導以衰世之事。請於安陸特建獻帝百世不遷之廟,俟他日襲封興王子孫世世獻饗,陛下歲時遣官持節奉祀,亦足伸陛下無窮至情矣。」帝仍命遵前旨再議,俊遂抗疏乞休。再請益力,帝怒,責以肆慢,允其去。召席書未至,令吳一鵬署事。《明倫大典》成,落俊職,卒於家。
  24. ^ Minh sử, quyển 191, Hà Mạnh Xuân truyện: 其時詹事、翰林、給事、御史及六部諸司、大理、行人諸臣各具疏爭,並留中不下,群情益洶洶。會朝方罷,孟春倡言於眾曰:「憲宗朝,百官哭文華門,爭慈懿皇太后葬禮,憲宗從之,此國朝故事也。」修撰楊慎曰:「國家養士百五十年,仗節死義,正在今日。」編修王元正、給事中張翀等遂遮留群臣於金水橋南,謂今日有不力爭者,必共擊之。孟春、金獻民、徐文華復相號召。於是九卿則尚書獻民及秦金、趙鑒、趙璜、俞琳、侍郎孟春及朱希周、劉玉,都御史王時中、張潤,寺卿汪舉、潘希曾、張九敘、吳祺,通政張瓚、陳霑,少卿徐文華及張縉、蘇民、金瓚,府丞張仲賢,通政參議葛禬,寺丞袁宗儒,凡二十有三人;翰林則掌詹事府侍郎賈詠,學士豐熙,侍講張璧,修撰舒芬、楊維聰、姚淶、張衍慶,編修許成名、劉棟、張潮、崔桐、葉桂章、王三錫、余承勛、陸釴、王相、應良、王思,檢討金臯、林時及慎、元正,凡二十有二人;給事中則張翀、劉濟、安磐、張漢卿、張原、謝蕡、毛玉、曹懷、張嵩、王瑄、張<羽廷>、鄭一鵬、黃重、李錫、趙漢、陳時明、鄭自璧、裴紹宗、韓楷、黃臣、胡納,凡二十有一人;御史則王時柯、余翺、葉奇、鄭本公、楊樞、劉潁、祁杲、杜民表、楊瑞、張英、劉謙亨、許中、陳克宅、譚纘、劉翀、張錄、郭希愈、蕭一中、張恂、倪宗枿、王璜、沈教、鐘卿密、胡瓊、張濂、何鰲、張曰韜、藍田、張鵬翰、林有孚,凡三十人;諸司郎官,吏部則郎中余寬、黨承誌、劉天民,員外郎馬理、徐一鳴、劉勛,主事應大猷、李舜臣、馬冕、彭澤、張鹍,司務洪伊,凡十有二人;戶部則郎中黃待顯、唐昇、賈繼之、楊易、楊淮、胡宗明、栗登、黨以平、何巖、馬朝卿,員外郎申良、鄭漳、顧可久、婁誌德,主事徐嵩、張庠、高奎、安璽、王尚誌、朱藻、黃一道、陳儒、陳騰鸞、高登、程旦、尹嗣忠、郭日休、李錄、周詔、戴亢、繆宗周、邱其仁、俎琚、張希尹,司務金中夫,檢校丁律,凡三十有六人;禮部則郎中余才、汪必東、張<羽惠>、張懷,員外郎翁磐、李文中、張澯,主事張鏜、豐坊、仵瑜、丁汝夔、臧應奎,凡十有二人;兵部則郎中陶滋、賀縉、姚汝臯、劉淑相、萬潮。員外郎劉漳、楊儀、王德明,主事汪溱、黃嘉賓、李春芳、盧襄、華鑰、鄭曉、劉一正、郭持平、余禎、陳賞,司務李可登、劉從學,凡二十人;刑部則郎中相世芳、張峨、詹潮、胡璉、範錄、陳力、張大輪、葉應驄、白轍、許路,員外郎戴欽、張儉、劉士奇,主事祁敕、趙廷松、熊宇、何鰲、楊濂、劉仕、蕭樟、顧鐸、王國光、汪嘉會、殷承敘、陸銓、錢鐸、方一蘭,凡二十有七人;工部則郎中趙儒、葉寬、張子衷、汪登、劉璣、江珊,員外郎金廷瑞、範钅、龐淳,主事伍余福、張鳳來、張羽、車純、蔣珙、鄭騮,凡十有五人;大理之屬則寺正母德純、蔣同仁,寺副王暐、劉道,評事陳大綱、鐘雲瑞、王光濟、張徽、王天民、鄭重、杜鸞,凡十有一人。俱跪伏左順門。帝命司禮中官諭退,眾皆曰:「必得俞旨乃敢退。」自辰至午,凡再傳諭,猶跪伏不起。
  25. ^ Minh sử, quyển 17: 秋七月辛卯,開河南、雲南銀礦。癸巳,慈寧宮成。八月甲辰,吉囊犯河西,總督都御史劉天和禦卻之。丙辰,禮部尚書掌詹事府事顧鼎臣兼文淵閣大學士,預機務。九月戊寅,免畿內被災稅糧。辛巳,上太宗廟號成祖,獻皇帝廟號睿宗。遂奉睿宗神主祔太廟,躋武宗上。辛卯,大享上帝於玄極寶殿,奉睿宗配。乙未,如天壽山。丁酉,還宮。