Minh Hiếu Tông

hoàng đế thứ chín của nhà Minh

Minh Hiếu Tông (chữ Hán: 明孝宗, 30 tháng 7, 14708 tháng 6, 1505), là vị Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì 18 năm từ 1487 đến 1505, niên hiệu Hoằng Trị (弘治), nên cũng gọi là Hoằng Trị Đế (弘治帝).

Minh Hiếu Tông
明孝宗
Hoàng đế Trung Hoa
Chân dung Đại Minh Hiếu Tông Kính Hoàng đế
Hoàng đế Đại Minh
Trị vì22 tháng 9 năm 14878 tháng 6 năm 1505
(17 năm, 259 ngày)[1]
Tiền nhiệmMinh Hiến Tông
Kế nhiệmMinh Vũ Tông
Thông tin chung
Sinh(1470-07-30)30 tháng 7, 1470
Mất8 tháng 6 năm 1505(1505-06-08) (35 tuổi)
Trung Quốc
An tángThái lăng (泰陵), Thập Tam Lăng
Thê thiếpHiếu Thành Kính Hoàng hậu
Hậu duệMinh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu
Tên thật
Chu Hựu Đường (朱祐樘)
Niên hiệu
Hoằng Trị (弘治): 14 tháng 1 năm 1488 - 23 tháng 1 năm 1506
Thụy hiệu
Kiến Thiên Minh Đạo Thành Thuần Trung Chính Thánh Văn Thần Vũ Chí Nhân Đại Đức Kính Hoàng đế
(建天明道誠純中正聖文神武至仁大德敬皇帝)
Miếu hiệu
Hiếu Tông (孝宗)
Triều đạiNhà Minh (明)
Thân phụMinh Hiến Tông
Thân mẫuHiếu Mục Hoàng hậu

Các sử gia đã ghi nhận thời kỳ này là Hoằng Trị trung hưng (弘治中兴) và xem ông là một trong những vị Hoàng đế đáng khen của nhà Minh, thậm chí được so sánh với Minh Thái TổMinh Thành Tổ. Ông đã làm kinh tế, xã hội quốc gia hưng thịnh trở lại cũng như bãi chức những quan lại bất tài và các hoạn quan đã lộng quyền thời Thành Hóa Đế. Do vậy, Đại Minh lúc đó vẫn trở nên hùng mạnh[2].

Thời trẻ sửa

 
Minh Hiếu Tông Hoằng Trị hoàng đế Chu Hựu Đường

Hiếu Tông tên thật là Chu Hựu Đường (朱祐樘), sinh vào ngày 30 tháng 7 năm 1470, là con trai thứ ba của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm, mẹ là Hiếu Mục Hoàng hậu Kỷ thị, một cung phi xuất thân hàn vi, phong hiệu bấy giờ là Thục phi (淑妃). Trước đó, Hiến Tông đã có con trai với Vạn Quý phiĐoan Thuận Hiền phi Bách thị nhưng cả hai đều chết sớm. Vì vậy nên Chu Hựu Đường là con trai lớn nhất của Hiến Tông.

Theo "Minh sử: Hiếu Tông bản kỷ", Chu Hựu Đường sinh vào tháng 7 năm Thành Hóa thứ 6, lúc ấy vì Vạn Quý phi đang được sủng ái nên không ai dám báo tin này lên hoàng đế. Sang năm sau khi Điệu Cung thái tử chết thì Hiến Tông mới biết, ông quyết định gửi gắm cho Chu thái hậu nuôi. Năm 1475, tháng 6 Thục phi Kỷ thị bạo bệnh qua đời. Tháng 11 cùng năm Chu Hựu Đường được lập làm Hoàng thái tử.

Hoằng Trị trung hưng sửa

 
Một bia đá có chữ khắc của Minh Hiếu Tông liên quan đến việc sửa chữa Khổng miếu, Khúc Phụ năm 1504 (năm Hoằng Trị thứ 17)

Năm 1487, ngày 19 tháng 9, Minh Hiến Tông chết, thọ 39 tuổi. Thái tử Chu Hựu Đường khi ấy đã 17 tuổi lên ngôi kế vị, tức Hoằng Trị Đế (弘治帝). Hoàng đế là người nhân từ, thông minh và kiên định. Thời kỳ trị vì của ông đã chấn hưng Đại Minh, dù thời gian không dài, nhưng cũng đủ để các sử gia tán thưởng gọi là Hoằng Trị trung hưng.

Khi Hoằng Trị lên ngôi phải đối mặt với cục diện vô cùng hỗn loạn, do khi vua cha tại vị trọng dụng hoạn quan và nịnh thần nên đã xảy ra hiện tượng "nhiều người nhưng thiếu người tài". Để chấn hưng đế nghiệp, làm trong sạch chính trị, ông đã tiến hành chỉnh đốn quyết liệt về nhân sự, nghiêm trị những gian thần triều trước như thái giám Lương Phương, Lễ bộ hữu thị lang Lý Tỉnh, tước bỏ chức danh của hơn 3000 tăng lữ, nghệ nhân. Trong quá trình thanh trừ, Hoằng Trị chú ý tới phương thức tiến hành để không giết oan người vô tội, ông chỉ ra lệnh chém đầu duy nhất 1 người là yêu tăng Kế Nghiêu.

Hàng loạt những hành động thẳng tay cách chức của Hoằng Trị đã thổi sạch những ô uế trong nền chính trị nhà Minh, điều này có tác dụng quét sạch những trở ngại trên con đường cải cách chính trị toàn diện của ông. Cùng với đó, Hoằng Trị bắt đầu trọng dụng hiền tài. Tháng 3 năm 1492, ông hạ lệnh ghi chép lại họ tên toàn bộ văn võ đại thần ở hai kinh thuộc hai bộ Lại, Binh và các quan từ cấp trấn thủ trong ngoài tri phủ trở lên, rồi dán lên tường ở Văn Hóa điện, hễ ai thuyên chuyển thì sửa đổi ngay. Ông còn nhiều lần đề xuất với Lại bộ, Đô sát viện về tiêu chuẩn đề bạt và bãi miễn quan lại dựa vào việc xem xét thành tích của họ. Bộ máy triều đình dần được cải thiện và xuất hiện nhiều danh thần, hình thành hiện trạng "triều đa quân tử". Đây là một nền tảng quan trọng giúp chính sự thời Hoằng Trị luôn vận hành tốt. Suốt thời gian ông trị vì, mọi chính sách giúp dân giàu nước mạnh luôn được quán triệt, để làm được điều này cũng là nhờ xung quanh ông có rất nhiều đại thần tài năng và hết mực trung thành, trong đó người ông tín nhiệm nhất là Vương ThứMã Văn Thăng.

Ngay khi kế vị, Hoằng Trị đế cho thiết lập Nội các của mình theo tư tưởng Nho giáo truyền thống, bản thân Hoàng đế thì biểu hiện mình là một vị quân chủ chăm chỉ siêng năng. Hoàng đế giám sát hết các công việc của triều đình, giảm thuế và giảm chi tiêu của triều đình và khôn ngoan khi lựa chọn các vị thượng thư. Nhiều cá nhân như Lưu Kiện, Tạ KhiêmLý Đông Dương cùng làm việc siêng năng với Hoàng đế, tạo ra một bầu không khí hiếm thấy về sự hợp tác giữa quân thần trong triều đình. Thêm nữa, Hoàng đế hay khuyến khích thần tử đứng ra tấu báo về tất cả sự kiện, thậm chí chịu cả lời chỉ trích nhắm thẳng vào bản thân nhà vua. Điều này góp phần tạo ra một nền chính trị trong sạch và thổi một luồng không khí mới vào trong triều đình nhà Minh. Những việc hoạn quan can chính trong các triều đại trước không xuất hiện thời Hoằng Trị, các hoạn quan chỉ giữ vai trò gia nô của thiên tử dưới thời ông hơn là nắm giữ các công việc quan trọng của triều đình. Nhờ những việc này, dân sinh được tiếp tục phát triển.

Hoằng Trị còn khuyến khích các triều thần tự do bày tỏ ý kiến, trong triều không chỉ xuất hiện cục diện quan lại sôi nổi dâng sớ, mà ngay cả thái học sinh vẫn chưa làm quan cũng dâng sớ nêu ý kiến. Ngoài việc lên ngự triều vào buổi sáng như thường lệ, vua còn thường xuyên lên điện triệu kiến các đại thần, đọc tấu chương, hạ chỉ lệnh, hơn nữa còn tăng thêm ngự triều vào buổi trưa, hàng ngày ở Tả thuận môn tiếp kiến các đại thần, lắng nghe kiến giải của họ về chính sự, từ đó đưa ra rất nhiều quyết sách quan trọng. Hành động khiêm tốn lắng nghe ý kiến của ông đã khích lệ quần thần tự tin hơn trong việc bày tỏ quan điểm của mình, và ông thường tập trung ý kiến hữu ích rồi mới đưa ra quyết định và phương án giải quyết vấn đề, từ đó đẩy mạnh cải cách chính trị.

Vào mùa xuân năm 1488, chỉ huy của một con tàu thuộc đảo Jeju, nhà Joseon bị đắm là Choe Bu (1454–1504) đang đi trên kênh Đại Vận Hà khi đang được hộ tống bởi tuyến chuyển phát của nhà Minh trên đường trở về Triều Tiên. Choe quan sát các tàu phà đi qua bằng cách giữ các quan chức đến từ tam tỉnh lục bộ. Khi Choe hỏi chuyện gì đang diễn ra, ông ta được giải thích rằng Tân Hoàng đế Hoằng Trị đã gạt bỏ khỏi triều đình các quan chức tham nhũng và không đủ năng lực, và đây là cử chỉ cuối cùng của ý chí tốt đẹp của Hoàng đế bằng cách cung cấp thuyền tốt và cho ông một lối đi thoải mái trở về quê nhà.

Để cải cách, Hoằng Trị không tiến hành thay đổi đột ngột chế độ tô thuế của dân, mà đã làm một số việc tốt để giảm bớt gánh nặng cho dân, chủ yếu là miễn giảm thuế má cho những vùng bị thiên tai. Năm 1490, ông miễn giảm thuế lương thực cho Hà Nam khi vùng đất này bị thiên tai, những yêu cầu miễn giảm thuế do ảnh hưởng thiên tai hàng năm hầu như đều được ông đồng ý.

Trước và sau năm 1489, Hoằng Trị cũng đã mắc một số sai lầm trong việc quản lí triều chính như để đại thần Lưu Cát lạm dụng hình ngục, bức hại nhiều viên quan chính trực; tín nhiệm thái giám Lý Quảng, bắt đầu luyện thuật lập đàn tế. Nhưng may mắn là ông nhanh chóng tỉnh ngộ, và đã tự kiểm điểm lại bản thân, phấn chấn trở lại, việc triều chính một lần nữa chuyển biến tốt đẹp.

Năm 1501, bộ lạc Thát Đát ở Mông Cổ nổi dậy chống lại triều Minh, đã dẫn hàng vạn kỵ binh từ Hoa Mã Trì, Diên Trì thẳng tiến đến Cố Nguyên, Ninh Hạ; sự việc khiến cho Hoằng Trị đế vô cùng lo lắng. Để tăng cường lực lượng quân sự, năm 1502, vua phong Lưu Đại Hạ làm Binh bộ thượng thư, phụ trách chỉnh đốn quân sự, đồng thời phái 10 vạn quân đàn áp mới đuổi được quân Thát Đát.

Trong cuối thời kỳ nắm quyền, Hoằng Trị hoàng đế dốc hết tâm huyết để làm trong sạch chính sự, chấn hưng đất nước. Tuy nhiên Hoằng Trị đế vẫn không thể dẹp hết được nạn tham ô trầm trọng, tính chất hủ bại lười biếng sợ việc của tập đoàn quan liêu nhà Minh đã có từ lâu đời cũng như bất lực khi phải đối phó với nạn cướp biển Nhật Bản bắt đầu trỗi dậy dọc bờ biển phía đông.

Năm 1505, ngày 8 tháng 6, Minh Hiếu Tông qua đời ở tuổi 36. Miếu hiệuHiếu Tông (孝宗), thụy hiệuKiến Thiên Minh Đạo Thành Thuần Trung Chính Thánh Văn Thần Vũ Chí Nhân Đại Đức Kính Hoàng đế (建天明道誠純中正聖文神武至仁大德敬皇帝), được an táng ở Thái lăng (泰陵).

Chung tình sửa

Mặc dù là thân cửu ngũ chí tôn và được quyền có cho mình Tam cung Lục viện nhưng Hoằng Trị Đế lại chỉ có duy nhất một người vợ là Hiếu Thành Kính Hoàng hậu Trương thị. Trương Hoàng hậu trở thành vợ của Hoằng Trị Đế từ năm 1487, khi ông vẫn đang là Hoàng thái tử. Sau khi lên ngôi, Hoằng Trị Đế cũng không lập thêm thê thiếp nào mà chỉ chung tình với Hoàng hậu, mặc kệ cho quan lại dâng tấu khẩn cầu như thế nào đi chăng nữa. Thực ra trong lịch sử Trung Quốc cũng có một vài vị Hoàng đế khác cũng được xem là rất chung tình với vợ mình tuy nhiên họ chỉ chung tình một cách tương đối vì ngoại trừ người vợ chính thức (Hoàng hậu) mà những vị Hoàng đế đó hết lòng yêu thương ra thì còn có vài phi tần, cung phi lẻ khác như Hán Tuyên Đế, Tùy Văn Đế, Minh Thái Tổ,...chứ nếu chiếu theo quan điểm chung tình theo đúng nghĩa đen một cách tuyệt đối của thời hiện đại ngày nay thì trong lịch sử Trung Quốc chỉ có duy nhất một vị Hoàng đế "ứng nghiệm" mà thôi và vị Hoàng đế đó chính là Hoàng đế Minh Hiếu Tông[3]. Ngoài ra thì còn có Hoàng đế Tây Ngụy Phế Đế của nhà Tây Ngụy cũng được xem là chỉ chung tình với một người vợ duy nhất tuy nhiên cũng có thể do vị Hoàng đế này sợ uy lực của người cha vợ đang áp đảo triều đình Tây Ngụy lúc đó nên không dám có thêm vợ, suy ra thì Hoàng đế Minh Hiếu Tông là Hoàng đế chung tình theo đúng nghĩa đen duy nhất trong lịch sử Trung Quốc với tư cách hoàn toàn tự nguyện.

Theo quy định của nhà Minh, Hoàng đế và Hoàng hậu hay bất cứ phi tần nào cũng không được ngủ cùng nhau suốt đêm. Mỗi lần Hoàng đế lâm hạnh xong, các phi tần phải lập tức trở về cung của mình, nhưng chỉ có Hoằng Trị Đế và Hoàng hậu của ông là vẫn ân ái, duy trì những thói quen sinh hoạt hàng ngày như những cặp vợ chồng bình thường.

Theo sử sách ghi lại, có một lần Trương Hoàng hậu bị sưng miệng, Hoằng Trị Đế đã tự tay bưng nước, truyền thuốc cho bà. Thậm chí, ông còn không dám ho vì sợ làm phiền bà nghỉ ngơi. Trong thời phong kiến, dù là một người chồng bình thường thì việc đối xử với vợ như vậy đã là chuyện hiếm có, huống chi là bậc cửu ngũ chí tôn. Không chỉ vậy, ông vua này còn dành đãi ngộ đặc biệt cho gia đình Trương Hoàng hậu. Khi lập hậu được 4 năm, phụ thân Trương Hoàng hậu là Trương Loan được phong bá, khi chết đi được truy phong là Xương Quốc công. Hai em trai của Hoàng hậu là Trương Hạc Linh được phong là Thọ Ninh Hầu và Trương Diên Linh phong Xương Hầu.

Thậm chí, theo một số sử sách ghi lại, Trương Hoàng hậu trước mặt Hoàng đế còn tự xưng “ta” rất tự nhiên chứ không nhún nhường xưng “thần thiếp” như các phi tần khác. Cuộc sống êm ấm, hạnh phúc của Hoằng Trị Đế và Trương Hoàng hậu cứ bình lặng trôi qua. Họ có chung với nhau 2 người con trai và một con gái.

Tuy nhiên, Hoằng Trị từng mắc một số sai lầm nghiêm trọng do thiếu nhất quán trong việc thanh trừ và trừng phạt hoàng thân quốc thích không chấp hành theo pháp luật, mà người gây trở ngại là Trương hoàng hậu. Năm 1505, anh em của Trương thị là quốc cữu đã bị Hộ bộ chủ sự Lý Mộng Dương vạch trần tội ác. Hoằng Trị sợ làm mất thể diện của Trương hoàng hậu, đã giam Lý Mộng Dương vào ngục, song các triều thần đã đua nhau dâng sớ xin tha cho ông ta, Sau đó, vua nghĩ lại, thấy bản thân đã quá nhân nhượng với khuyết điểm của người nhà Trương hoàng hậu, nên cuối cùng đã thả Lý Mộng Dương và trách mắng răn dạy anh em Trương thị.

Các thủ phụ sửa

Gia quyến sửa

  • Cha: Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm.
  • Mẹ: Hiếu Mục Hoàng hậu Kỷ thị (孝穆皇后紀氏; ? - 1475), xuất thân hàn vi, nhan sắc của nàng khiến hoàng đế mê mẩn không rời, phong làm Thục phi (淑妃). Thụy hiệu ban đầu là Cung Khác Trang Hy Thục phi (恭恪莊僖淑妃). Sau Minh Hiếu Tông lên ngôi, truy phong thụy hiệu là Hiếu Mục Từ Tuệ Cung Khác Trang Hi Sùng Thiên Thừa Thánh Hoàng hậu (孝穆慈慧恭恪莊僖崇天承聖皇后).
  • Hậu cung:
 
Hiếu Thành Kính Hoàng hậu Trương thị
  1. Hiếu Thành Kính Hoàng hậu Trương thị (孝成敬皇后张氏, 1471 - 1541), người Kim Hà, cha là họ Trương, mẹ là Thạch phu nhân. Năm 1487, tuyển làm Thái tử phi, khi Thái tử Chu Hựu Đường đăng cơ, lập bà làm Hoàng hậu duy nhất, không nạp phi tần. Vợ chồng hòa thuận, đối đãi nhau như phu phụ trong dân gian.
  • Con:
  1. Chu Hậu Chiếu (朱厚照), tức Vũ Tông Nghị Hoàng đế (武宗毅皇帝).
  2. Thái Khang Công chúa (太康公主); 15 tháng 2, 1494 - 1 tháng 10, 1498;[4][5] tên là Chu Tú Vinh (朱秀榮), rất được Hiếu Tông yêu quý nhưng chết yểu, Hiếu Tông đau buồn khôn nguôi.
  3. Chu Hậu Vĩ (朱厚煒); 1 tháng 1, 1495 - 9 tháng 3, 1496; chết yểu, truy tặng Uất Điệu vương (蔚悼王).

Tham khảo sửa

  1. ^ Ngày tháng lấy theo lịch Julius. Nó không phải lịch Gregory đón trước.
  2. ^ “Minh Hiếu Tông: vị hoàng đế nổi danh hiếu thuận”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010.
  3. ^ “Hoàng đế Trung Hoa chung tình nhất: Cả đời chỉ bên 1 người”. Dân Trí.
  4. ^ 《明書》卷二十一
  5. ^ 《太康公主壙志》:今上皇帝之女、皇后所出,以弘治十年正月十四辰時生,弘治十一年九月十六日亥時薨。公主聰慧娟秀,以上所鍾愛,薨之日,悼惜不已,乃追封為太康公主,凡諸恩典皆從厚,以卒之年十月十一日奉敕葬於都城西金山之原.