Lưu Khang (chữ Hán: 劉康; ? - 23 TCN), thụy hiệu Định Đào Cung vương (定陶恭王), lại có thụy Cung Hoàng (恭皇), là một hoàng tử nhà Hán, Chư hầu Vương thứ hai của nước Định Đào, một chư hầu thời Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Lưu Khang
(劉康)
Hoàng tử nhà Hán
Thông tin chung
Sinh?
Trường An
Mất23 TCN
Định Đào
Thê thiếpTrương vương hậu
Đinh Cơ
Hậu duệHán Ai Đế Lưu Hân
Thụy hiệu
Định Đào Cung vương
(定陶恭王)
Cung Hoàng
(恭皇)
Tước hiệu[Tế Dương vương; 濟陽王]
[Sơn Dương vương; 山陽王]
[Định Đào vương; 定陶王]
Thân phụHán Nguyên Đế
Thân mẫuPhó Thái hậu

Tiểu sử sửa

Chư hầu Vương sửa

Lưu Khang là con trai thứ hai của Hán Nguyên Đế Lưu Thích, mẹ là Phó Chiêu nghi[1]. Ngay từ nhỏ ông đã được Nguyên Đế yêu thích, sau khi lớn lên đa tài nghệ, hiểu được âm nhạc thanh luật, mẹ ông là Phó thị cũng là sủng phi của Nguyên Đế. Khi ấy, Lưu Khang đe dọa ngôi vị Thái tử của anh trai Lưu Ngao, con của Hoàng hậu Vương Chính Quân[2].

Năm Vĩnh Quang thứ 3 (41 TCN), Hán Nguyên Đế sắc phong làm Tế Dương vương (濟陽王)[3]. Năm Kiến Chiêu thứ 5 (34 TCN), cải phong Sơn Dương vương (山陽王). Năm Hà Bình thứ 2 (27 TCN), cải thành Định Đào vương (定陶王), cai quản Định Đào quốc, thuộc khu vực ngày nay là huyện Định Đào, tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc.

Khi Hán Nguyên Đế ngã bệnh. Phó Chiêu nghi cùng Lưu Khang hết lòng bên cạnh hầu thuốc thang, trong khi Hoàng hậu và Thái tử không thường xuyên ghé thăm ông. Nhân cơ hội đó, Phó chiêu nghi cố thuyết phục Nguyên Đế thay ngôi Thái tử, trao về cho Lưu Khang, Hán Nguyên Đế trong cơn bệnh cũng có ý như vậy. Khi ấy, anh của Vương hoàng hậu là Vương Phượng đang nhậm chức Thị trung biết được, cùng Hoàng hậu và Thái tử ưu sầu, không biết làm sao. Có đại thần hầu cận Nguyên Đế là Sử Đan (史丹) cản trở, ngôi Thái tử của Lưu Ngao do đó được giữ[4].

Mặc sự việc hiềm khích trước đây giữa Vương Chính Quân và Phó Thái hậu trong việc giành ngôi Thái tử, Hán Thành Đế vẫn rất thân thiết với người em trai Định Đào vương Lưu Khang, và thường xuyên gọi Lưu Khang về Trường An[5]. Thành Đế có lần muốn lấy em là Định Đào vương Lưu Khang làm Trữ quân, nhưng bị Thái hậu và anh em họ Vương gạt đi. Vương Phượng mượn chuyện xảy ra nhật thực ép Thành Đế đuổi Lưu Khang về đất phong Định Đào, không cho gọi trở về Trường An nữa, Thành Đế đành chịu. Đại thần trong triều khi ấy là Vương Chương (王章) tức giận vì sự chuyên quyền của ngoại thích, bèn kiến nghị Thành Đế bãi chức họ. Vương Phượng bèn tranh thủ sự ủng hộ của Vương Thái hậu gây sức ép với Thành Đế, khiến Thành Đế phải xin lỗi Mẫu hậu, bắt giam Vương Chương. Sau đó, Chương bị chết trong ngục. Vương Phượng từ đây càng không nể sợ điều gì, ra sức tung hoành[6].

Năm Dương Sóc nguyên niên (23 TCN), ngày 22 tháng 8 (âm lịch), Định Đào vương Lưu Khang qua đời[7], thụy là Cung (恭)[8]. Con trai duy nhất là Lưu Hân kế vị.

Truy tôn là Hoàng sửa

Năm Tuy Hòa nguyên niên (8 TCN), Hán Thành Đế Lưu Ngao đang hấp hối mà vẫn không có con, nên triệu một trong số các Chư hầu vương để lập tự. Trong số các tước vị ấy, chỉ có Trung Sơn vương cùng Định Đào vương - hai vị Chư hầu Vương đều là con của Hán Nguyên Đế, thứ cận Hán Thành Đế, do đó là hai nhân tuyển thích hợp nhất. Ngự sử đại phu Khổng Quang lấy cái lẽ "Huynh chung đệ cập", đề nghị lập Trung Sơn vương Lưu Hưng kế vị. Sau một lần vào triều kiến Hán Thành Đế mà không giữ đúng lễ nghi chư hầu, Trung Sơn vương Lưu Hưng bị chê là bất tài và không còn được Hán Thành Đế để ý nữa, con trai của Lưu Khang là Lưu Hân được Thành Đế yêu thích, nên lập làm Thái tử. Còn chức Định Đào vương, Hán Thành Đế chỉ định cháu của Sở Hiếu vương Lưu Hiêu (劉囂) là Lưu Cảnh (劉景) làm con thừa tự của Lưu Khang[9].

Năm Tuy Hòa thứ 2 (7 TCN), Hán Thành Đế băng hà. Lưu Hân kế vị, sử gọi Hán Ai Đế. Vào lúc này, Ai Đế đã nhận Hán Thành Đế làm hoàng phụ, kế thừa Đế vị, theo lệ nhà Hán thì Ai Đế chỉ có thể xem Thành Đế là cha, Lưu Khang là thúc phụ. Sau 1 năm kế vị, Hán Ai Đế mâu thuẫn với ngoại thích họ Vương của Thái hoàng thái hậu Vương Chính Quân, tiến hành nâng địa vị của họ Phó cùng họ Đinh, do đó Ai Đế truy tôn cha ruột Lưu Khang làm Cung Hoàng (恭皇), ở tại kinh sư thiết trí Tổ miếu, sắp thứ tự hàng chiêu hàng mục, lễ nghi giống như Thiên tử vậy. Định Đào vương Lưu Cảnh được cải phong làm [Tín Đô vương; 信都王][10].

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ 《汉书·卷八十·宣元六王传第五十》:孝元皇帝三男。王皇后生孝成帝,傅昭仪生定陶共王康,冯昭仪生中山孝王兴。
  2. ^ 《汉书·卷八十·宣元六王传第五十》:定陶共王康,永光三年立为济阳王。八年,徙为山阳王。八年,徙定陶。王少而爱,长多材艺,习知音声,上奇器之。母昭仪又幸,几代皇后太子。
  3. ^ 《汉书·卷九·元帝纪第九》:三月,立皇子康为济阳王。
  4. ^ 《汉书·卷八十二王·商史丹傅喜传第五十二》:竟宁元年,上寝疾,傅昭仪及定陶王常在左右,而皇后、太子希得进见。上疾稍侵,意忽忽不平,数问尚书以景帝时立胶东王故事。是时,太子长舅阳平侯王凤为卫尉、侍中,与皇后、太子皆忧,不知所出。丹以亲密臣得侍视疾,侯上间独寝时,丹直入卧内,顿首伏青蒲上,涕泣言曰:“皇太子以适长立,积十余年,名号系于百姓,天下莫不归心臣子。见定陶王雅素爱幸,今者道路流言,为国生意,以为太子有动摇之议。审若此,公卿以下必以死争,不奉诏。臣愿先赐死以示群臣!”天子素仁,不忍见丹涕泣,言又切至,上意大感,喟然太息曰:“吾日困劣,而太子、两王幼少,意中恋恋,亦何不念乎!然无有此议。且皇后谨慎,先帝又爱太子,吾岂可违指!驸马都尉安所受此语?”丹即却,顿首曰:“愚臣妾闻,罪当死!”上因纳,谓丹曰:“吾病浸加,恐不能自还。善辅道太子,毋违我意!”丹嘘唏而起。太子由是遂为嗣矣。
  5. ^ Lệ nhà Hán, hoàng tử đã phong đất chư hầu, sau khi Tiên Đế băng hà đều phải đến đất phong
  6. ^ 《汉书》:其夏,黄雾四塞终日。天子以问谏大夫杨兴、博王驷胜等,对皆以为:“阴盛侵阳之气也。高祖之约也,非功臣不侯,今太后诸弟皆以无功为侯,非高祖之约,外戚未曾有也,故天为见异。”言事者多以为然。凤于是惧,上书辞谢曰:“陛下即位,思慕谅闇,故诏臣凤典领尚书事,上无以明圣德,下无以益政治。今有茀星天地赤黄之异,咎在臣凤,当伏显戮,以谢天下。今谅门闇已毕,大义皆举,宜躬亲万机,以承天心。”因乞骸骨辞职。上报曰:“朕承先帝圣绪,涉道未深,不明事情,是以阴阳错缪,日月无光,赤黄之气,充塞天下。咎在朕躬,今大将军乃引过自予,欲上尚书事,归大将军印绶,罢大司马官,是明朕之不德也。朕委将军以事,诚欲庶几有成,显先祖之功德。将军其专心固意,辅朕之不逮,毋有所疑。”
  7. ^ 《汉书·卷十·成帝纪第十》:八月甲申,定陶王康薨。
  8. ^ Sách Hán thư, chép về Lưu Khang ghi là Định Đào Cộng vương Lưu Khang (定陶共王刘康), chép Lưu Khang được truy Cộng Hoàng (共皇). Trong khi cũng ở Hán thư, phần bản kỷ của Ai Đế lại ghi là Cung Hoàng (恭皇)
  9. ^ 《汉书·卷八十·宣元六王传第五十》:成帝即位,缘先帝意,厚遇异于它王。十九年薨,子欣嗣。十五年,成帝无子,征入为皇太子。上以太子奉大宗后,不得顾私亲,乃立楚思王子景为定陶王,奉共王后。
  10. ^ 《汉书·卷八十·宣元六王传第五十》:成帝崩,太子即位,是为孝哀帝。即位二年,追尊共王为共皇帝,置寝庙京师,序昭穆,仪如孝元帝。徙定陶王景为信都王云。