Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngày Quốc khánh (Việt Nam)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
| date = [[2 tháng 9]]
}}
'''Ngày Quốc khánh Việt Nam''' là ngày lễ chính thức của [[Việt Nam]], diễn ra vào ngày [[2 tháng 9]] hằng năm, kỷ niệm ngày [[Chủ tịch nước Việt Nam|Chủ tịch]] [[Hồ Chí Minh]] đọc bản [[Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)|Tuyên ngôn độc lập]] tại [[Quảng trường Ba Đình]], [[Hà Nội]], khai sinh nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], một trong các tiền thân của nước [[Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam]].<ref>[[Lonely Planet]] ''Southeast Asia'' 2010 tr. 927 "National Day 2 September; commemorates the proclamation of the Declaration of Independence of the Democratic Republic of Vietnam by Ho Chi Minh in 1945"</ref>
 
==Bối cảnh lịch sử ==
Dòng 31:
Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh, ông [[Nguyễn Hữu Đang]] đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời, chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn độc lập, các thành viên Chính phủ tuyên thệ, ông Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Nội vụ giãi bày tình hình trong nước và nhiệm vụ của Chính phủ, ông Trần Huy Liệu tường trình vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lương Bằng đại biểu của Tổng bộ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh đấu của Việt Minh để mưu giải phóng cho dân tộc...<ref>Báo Cứu Quốc, 5 Tháng Chín 1945, tr.1</ref>. Sân khấu được làm vội vã từ gỗ và được trang hoàng bằng lớp vải trang trí trắng và đỏ, do đó cho phép hầu hết khán thính giả có thể thấy được những vị lãnh đạo mới của mình, dù chỉ như những chấm li ti. Hồ Chí Minh và các đồng sự của mình đã cố gắng truyền trực tiếp bản Tuyên ngôn độc lập đến mọi miền Tổ quốc nhưng các vấn đề kỹ thuật lúc đó đã không cho phép điều này diễn ra. Mặc dù đã ở nước ngoài trong suốt hơn 30 năm nhưng phong cách nói tiếng Việt của Hồ Chí Minh vẫn đầy tự tin và mạnh mẽ. Bản tuyên ngôn độc lập có độ dài vừa đủ do những người Việt tham gia buổi lễ hôm đó phần lớn còn chưa tiếp xúc với hoạt động mít-ting kiểu châu Âu như thế này bao giờ. Ngày mùng 2 tháng 9 năm đó, nhiều gia đình đã dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đốt pháo để ăn mừng buổi lễ.<ref>Tung Hiệp, “Hôm nay là ngày Độc Lập!”, Trung Bắc Chủ Nhật 261 (ngày 9 tháng 9 năm 1945): 5-6.</ref>
 
Từ Phủ Toàn quyền, [[Jean Sainteny]], viên chức cao cấp của nước Pháp Tự do (Free French) - nước Pháp sau khi được giải phóng khỏi Phát-xít Đức - có mặt ở Hà Nội, đã quan sát hàng chục ngàn người Việt Nam đi thành từng hàng băng qua đại lộ Brière-de-l’Isle để tiến vào quảng trường. Jean Sainteny ngạc nhiên trước sự tham gia công khai của giới Công giáo và sửng sốt trước sự trật tự của đám đông, không có bất kì hành vi gây rối nào. Không ai có cử chỉ thù địch đối với Jean Sainteny hay đối với tòa nhà phủ Toàn quyền.<ref>Jean Sainteny, Histoire d’une paix manquée: Indochine 1945-1947 (Paris: Amiot-Dumont, 1953), trang 92-93.</ref> Vấn đề an ninh cũng được suy xét đáng kể, với đội quân danh dự của Quân Giải phóng đảm bảo không ai trong số khán thính giả có thể tới gần khán đài trong phạm vi 20 mét, những công nhân và sinh viên có vũ trang cũng được xếp đặt tại mọi góc của mấy khu vườn, và một đơn vị tự vệ cảnh giác trước bất kì sự quấy rối nào từ hướng Thành Hà Nội nơi quân Pháp vẫn còn bị Nhật giam giữ. Trước cuộc mít-tinh, lính Nhật ở khu đất thuộc Phủ Toàn quyền đã thiết lập mấy khẩu súng máy chĩa về quảng trường, làm những nhà tổ chức phải dựng lên một bức màn người gồm những dân quân tự vệ với chỉ thị thà chết còn hơn rút lui.<ref>Trần Trung Thành, và những người khác, Hà Nội Chiến Đấu (Hà Nội: Quân đội Nhân dân, 1964), trang 17-19. Nguyễn Quyết, Hà Nội Tháng Tám (Hà Nội, Quân đội Nhân dân, 1980), trang 185.</ref>
 
Mặc dù chương trình được mong đợi bắt đầu vào đúng 2 giờ chiều, nhưng xe hơi chở các thành viên trong nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đến trễ hai mươi lăm phút khi phải đi xuyên qua các đám đông. Hồ Chí Minh dẫn đầu những người còn lại bước nhanh lên khán đài, điều làm ngạc nhiên nhiều người đứng xem vì họ mong chờ những người cầm quyền sẽ di chuyển với phong thái từ tốn và trang nghiêm. Trong khi hầu hết các đồng sự của ông trên khán đài đều mặc đồ vest Tây và thắt cravate, nhưng ông Hồ cố ý chọn mặc bộ đồ khaki phai màu với cổ cao và mang đôi dép cao su trắng.<ref>Tung Hiệp, “Hôm nay là ngày Độc Lập”, trang 23.</ref> Sau lễ chào cờ và hát quốc ca, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ, bước tới micrô giới thiệu Hồ Chí Minh, người được chào mừng bằng những tiếng hô vang dội được sắp xếp trước, “Độc lập! Độc lập!” Ông Hồ vẫy tay trước khán thính giả trong vài phút, đoạn nâng hai bàn tay lên để kêu mọi người im lặng. Bằng giọng Nghệ Tĩnh đặc trưng, ông Hồ lúc đó bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập.<ref>Võ Nguyên Giáp, Những Năm Tháng, trang 28</ref> Một mối liên kết và sự thể hiện lòng tôn trọng đối với người dân mà chưa từng có vị quân vương Việt Nam nào trong lịch sử thể hiện đã được tạo ra khi Hồ Chí Minh có những tương tác với quần chúng khi ông hỏi: "Đồng bào có nghe rõ không?” và đám đông đồng thanh hô vang “Rõ!”.<ref>Nguyễn Quyết, Hà Nội Tháng Tám, trang 187. Patti, Why Viet Nam?, trang 250</ref>
Dòng 63:
Ông kết thúc bài diễn văn bằng lời kêu gọi: ''"Quốc dân hãy sẵn sàng chiến đấu!... Đứng lên! Ngày độc lập bắt đầu từ nay! Tiến tới, vì độc lập, vì tự do, tiến tới mãi! Không một thành lũy nào ngăn nổi chí của muôn dân trên đường giải phóng!"''.<ref>https://tuoitre.vn/le-doc-lap-2-9-1945-tai-sai-gon-159535.htm</ref>
 
==Tên gọi==
==Chọn ngày Quốc khánh==
TheoBan đầu, ngày [[2 tháng 9]] được gọi là "Việt Nam độc lập", còn ngày [[19 tháng 8]] là "Quốc khánh". Sắc lệnh 22C NV/CC ngày 18 tháng 2 năm 1946 quy định ngày 2 tháng 9 là ngày "Việt Nam độc lập".<ref>[https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Sac-lenh-22-SL-an-dinh-ngay-tet-ky-niem-lich-su-le-ton-giao-35954.aspx "Sắc lệnh 22/SL ấn định ngày tết, kỷ niệm lịch sử lễ tôn giáo"]</ref> Sắc lệnh 141-B ký ngày [[26 tháng 7]] năm [[1946]] thì ''ghi: "Ngày [[19 tháng 8]] dương lịch, ngày kỷ niệm [[Cách mạng Tháng Tám|Cách mạng tháng 8]] năm 1945, từ nay sẽ là ngày Quốc khánh Việt Nam."''<ref>[https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Sac-lenh-141-B-dat-19-8-duong-lich-ngay-Quoc-khanh-Viet-Nam-36068.aspx Sắc lệnh số 141-B], truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.</ref> Ngày 2 tháng 9 lần đầu được chính thức gọi là Quốc khánh từ năm 1954.<ref>"[http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Ngay-Quoc-khanh-Viet-Nam-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-508645/ Ngày Quốc khánh Việt Nam và những điều ít người biết]".</ref>
 
==Những hoạt động chính vào ngày Quốc khánh==