Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đệ Tứ Quốc tế tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.160.21.122 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của ThitxongkhoiAWB
Thẻ: Lùi tất cả Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
Năm [[1929]], Tạ Thu Thâu tham gia khuynh hướng chính trị Trotskyist tại [[Pháp]]. Năm [[1930]], [[Tạ Thu Thâu]] và các đồng chí bị trục xuất về nước vì tham gia vào cuộc biểu tình trước [[điện Elysée]] (dinh Tổng thống Pháp) để phản đối thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] tham gia [[khởi nghĩa Yên Bái]]. Báo Phụ nữ tân văn 3 Tháng Bảy 1930 có bình luận sự kiện này: "''Ngày 22 Mai, hồi ba giờ chiều, độ một trăm người thanh niên Annam biểu tình ở trước điện Elyése, lúc ấy chính là lúc quan Giám quấc đương nghị sự về cái án xử tử 39 nhà cách mạng Bắc kỳ...Truyền đơn của hai đảng cộng sản Annam; một là đảng Trotsky, là đảng cực tã; hai là đảng sô viết, đều là tỏ cái tình hình Đông dương...Mấy tháng nay các đảng viên cộng sản Annam thường có truyền đơn nói về việc Đông Dương; nhóm nhiều cuộc biểu tình để phản kháng các án xử tử đã nói trên; và sau hết có tổ chức ra một cái '''Ủy hội phấn đấu'''. Ủy hội trước ngày biểu tình ở điện Elysée có mời đảng viên của phái Trotsky. Phái nầy có đến, và có hứa sẻ hiệp nhau lại đi phát biểu. Annam về đảng Trotsky vận động hăng hái lắm. Bọn nầy học thức rộng, am hiểu tiếng Pháp và tiếng Nam, rất sành về việc tổ chức. Thế lực của họ khá lớn, cho nên hai tờ báo cộng sản cực tả ở đây là báo '''Vérité''' và '''Lutte des classes''', dễ cho họ có một địa vị lớn trong sự ngôn luận. Mấy hôm nay, hai tờ báo ấy đăng nhiều bài của mấy đảng viên Annam, nói về tình hình Đông Dương, kết luận rằng cuộc cách mạng bên ấy thiếu một bộ ý tưởng (système idéologique). Trước ngày biểu tình, họ có dán quảng cáo, dán rồi là thấy bị lột mất, và người đi dán bị dẫn về bót giam vài giờ. Họ cũng có phát truyền đơn để gọi lao động thế giới. Và lại có một tờ tuyên ngôn đối với Chính phủ, và đối với bần dân thế giới, khi phát giấy cũng có xảy ra vài việc như là việc đánh nhau với một người ở hiệu cơm Pékin, rất kịch liệt. Ngoài hai đảng, còn có '''Đông Dương học sanh tổng hội''' rất là hoạt động. Hội viên vài trăm người, chắc không phải đều là cộng sản hết: có người về đảng quấc dân; có người khuynh hướng về xã hội; song bao nhiêu truyền đơn đã phát ra mấy tháng nay đều có một cái đặc sắc là khuynh hướng về bần dân''."<ref>Phụ Nữ Tân Văn ngày 3 Tháng Bảy 1930, tr.12</ref>
 
Năm [[1931]], Tạ Thu Thâu thành lập nhóm Trotskyist tại miền Nam, ảnh hưởng của nhóm Trotskyist nhanh chóng lan rộng. Các nhóm Trotskyist có Tả đối lập, Tả cách mạng Tháng Mười, Đông Dương cộng sản, chống lại đường lối Quốc tế Đệ Tam. Cũng trong năm này phái Stalinist (Đệ Tam) của [[Nguyễn Văn Tạo]] và Dương Bạch Mai bắt tay với nhóm Trotskyist lấy tờ báo ''[[La Lutte]]'' (Tranh đấu) làm cơ quan đấu tranh (với tòa soạn đặt ở đường Lý tự Trọng hiện nay). Trong thời kỳ hợp tác từ năm [[1934]]-[[1937]] nhóm La Lutte tham gia ứng cử vào Hội đồng Thành phố và [[Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ]]. Cả Đệ Tam và Đệ Tứ đều có người đắc cử (Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Thạch). Trước cuộc bầu cử Hội đồng thành phố tháng 4 và 5 năm 1933, Nguyễn An Ninh tập hợp Nguyễn Văn Tạo (cộng sản Stalinist), Tạ Thu Thâu, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương (cộng sản đối lập Trotskyist), Trần Văn Thạch và Lê Văn Thử (cảm tình Trotskyist), Trịnh Hưng Ngẫu (một người [[Chủ nghĩa vô chính phủ|vô chính phủ]]) lập "Sổ lao động" và ra tờ báo [[La Lutte]].<ref>Ngo Van, ‎Ken Knabb, ‎Helene Fleury In the Crossfire: Adventures of a Vietnamese Revolutionary - AK Press 2010, p.56</ref>
===Hoạt động===
{{chi tiết|La Lutte}}
Năm 1932, ba nhóm hợp nhất trong tổ chức Tạ Thu Thâu, nhưng đến năm 1933 tách thành nhóm Tranh đấu và nhóm Tháng Mười. Nhóm Tranh đấu hợp tác với Đảng Cộng sản Đông Dương. Ở Hà Nội, một nhóm gọi là nhóm "Tháng Mười" (phân biệt với nhóm Tranh đấu), còn gọi là Liên đoàn Cộng sản quốc tế hay Nhóm Leninist Bolșevic do [[Hồ Hữu Tường]] lãnh đạo, có các cơ sở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, ra báo Tháng Mười, từ 1931 đến 1936.
 
Năm 1937, Stalin tuyên bố phải loại trừ những phần tử Trotskyist. Năm [[1938]], những đảng viên [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] (Đệ Tam) rút khỏi nhóm La Lutte. Những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục xuất bản tờ ''[[La Lutte]]'' và thêm mục [[tiếng Việt]]. Sau khi việc hợp tác giữa Đệ Tứ và Đệ Tam sụp đổ hai bên công kích lẫn nhau. Đệ Tứ chỉ trích những quan điểm của Đệ Tam như: "thực hiện chủ nghĩa xã hội trong một nước", "chế độ độc đảng", " chính sách manh động trong cuộc nổi dậy [[Xô viết Nghệ Tĩnh]]", "sùng bái Stalin". Đệ Tam nói rằng Trotskyist không còn là một khuynh hướng chính trị mà trở thành "''một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế''". Tháng 8 năm 1938, trên tờ Tin tức của Mặt trận Dân chủ Đông Dương (dập khuôn theo Mặt trận bình dân bên Pháp, Mặt trận gồm ba đảng SFIO -Xã hội Quốc tế Lao động; Đảng ''Tin tức'' (cộng sản, Đệ Tam Quốc tế); và đảng ''Ngày nay'' (cấp tiến xã hội)) kêu gọi:"''củng cố hành động chiến đấu để đánh đổ quân phát sít và tay sai của nó là quân tờ rốt kít phá hoại''" và báo trào phúng Vịt đực bình luận "Mặt trận dân chủ chống Mặt trận cối xay" vì họ thời điểm đó không tìm thấy kẻ thù.
 
Theo ông [[Nguyễn Văn Trấn]], Tạ Thu Thâu thảo một bản kiến nghị đại khái định gửi cho Mặt trận bình dân một bức tối hậu thư hạn "trong vòng ba tháng" phải ban hành cho dân chúng Đông Dương những quyền tự do dân chủ, bằng không. La Lutte sẽ kêu gọi quần chúng công kích tới cùng. Còn nhóm Đệ Tam thì cho: Mặt trận bình dân Pháp vừa mới thắng lợi trong vụ tuyển cử và do đó mới có chính phủ của một vài đảng trong mặt trận ấy lên cầm quyền nội các. Còn bộ máy cai trị nhà nước vẫn nắm trong tay giai cấp tư bản và thế lực phản động vẫn còn rất mạnh. Vậy các chính phủ Blum cũng như Sôtăng không thế nhồi lại một cục với Mặt trận bình dân được. Và dầu có một Chính phủ Mặt trận bình dân thành lập đúng theo hình ảnh của Mặt trận bình dân như những điều kiện đã định trong nghị quyết Quốc tế Cộng sản đi nữa, thì chính phủ ấy cũng chưa phải là chính phủ vô sản chuyên chính hay là chính phủ công nông chuyên chính, mà nó chỉ là một chính phủ [[chống phát xít]], chống chiến tranh ủng hộ tự do hòa bình, đòi cải thiện sinh hoạt cho dân chúng<ref>NGUYỄN VĂN TRẤN: AI CHIA RẼ NHÓM LA LUTTE? Nhóm Le Peuple xuất bản, 1938</ref>, và cho nhóm Đệ Tứ là "phá hoại", và tẩy chay.