Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Iran Pahlavi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 82:
 
Reza Shah đã nỗ lực tránh dính líu đến Anh và [[Liên Xô]] trong mọi tình huấn, mặc dù nhiều dự án phát triển mà ông đề ra cần đến chuyên môn và kỹ thuật nước ngoài, nhưng ông đã tránh trao hợp đồng cho các công ty của Anh và Liên Xô vì lịch sử trước đó không mấy tốt đẹp giữa cựu vương triều Qajar - Ba Tư với 2 cường quốc này. Mặc dù [[Vương quốc Anh]], thông qua quyền sở hữu [[Công ty Dầu mỏ Anh-Iran]], kiểm soát tất cả các nguồn tài nguyên dầu của Iran, Rezā Shāh vẫn muốn nhận hỗ trợ kỹ thuật từ [[Đức]], [[Pháp]], [[Ý]] và các nước [[châu Âu]] khác. Điều này đã tạo ra nhiều vấn đề cho Iran sau năm 1939, khi Đức và Anh trở thành kẻ thù trong [[Thế chiến thứ hai]]. Reza Shah tuyên bố Iran là một [[quốc gia trung lập]], nhưng Anh khẳng định rằng các kỹ sư và kỹ thuật viên [[người Đức]] ở Iran là [[gián điệp]] với nhiệm vụ phá hoại các cơ sở dầu của Anh ở tây nam Iran. Anh yêu cầu Iran trục xuất tất cả công dân Đức, nhưng Rezā Shāh từ chối, cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến các dự án phát triển của đất nước mình.
 
=Chiến tranh Thế giới II=
Iran tuyên bố là một quốc gia trung lập trong những năm đầu của [[Chiến tranh Thế giới II]]. Vào tháng 04/1941, cuộc chiến đã lan đến gần biên giới Iran khi [[Rashid Ali]], với sự hỗ trợ của [[Đức]] và [[Ý]], phát động cuộc đảo chính [[Iraq]] năm 1941, châm ngòi cho [[Chiến tranh Anh-Iraq]] bùng nổ vào tháng 05/1941. Đức và Ý nhanh chóng ủng hộ phe Iraq đối đầu với Anh. Các lực lượng ở Iraq nhận viện trợ quân sự từ [[Syria]] nhưng trong khoảng thời gian từ tháng 05 đến tháng 07, Anh và các đồng minh của họ đã đánh bại lực lượng ủng hộ [[phe Trục]] ở Iraq và sau đó là Syria và [[Lebanon]].
 
Vào tháng 06/1941, [[Đức Quốc xã]] phá vỡ [[Hiệp ước Molotov-Ribbentrop]] và xâm lược [[Liên Xô]], nước láng giềng phía Bắc của Iran. Liên Xô nhanh chóng liên minh với các nước [[Đồng minh]] và vào tháng 07 và tháng 08/1941, [[người Anh]] yêu cầu chính phủ Iran trục xuất tất cả người Đức khỏi Iran. Reza Shah từ chối yêu sách này, thế là vào ngày 25/08/1941, Anh và Liên Xô mở một cuộc xâm lược bất ngờ vào lãnh thổ Iran, buộc chính phủ của Reza Shah nhanh chóng đầu hàng sau chưa đầy một tuần giao tranh.<ref>{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=yPf_f7skJUYC |title=Iran: A Country Study|author=Glenn E. Curtis, Eric Hooglund|author2=US Government Printing Office|isbn=978-0-8444-1187-3|page=30|publisher=U.S. Government Printing Office|year=2008}}</ref> Mục đích chiến lược của cuộc xâm lược là đảm bảo đường cung cấp hậu cần cho Liên Xô (sau này được đặt tên là [[Hành lang Ba Tư]]), bảo vệ các [[mỏ dầu]] và [[Nhà máy lọc dầu Abadan]] (thuộc Công ty Dầu mỏ Anh-Iran thuộc sở hữu của Anh), và hạn chế ảnh hưởng của Đức ở Iran. Sau cuộc xâm lược, vào ngày 16/09/1941, Reza Shah tuyên bố thoái vị và ngai vàng được trao lại cho [[Mohammad Reza Pahlavi]], người con trai 21 tuổi của ông.<ref name="Farrokh 03">{{cite book|last= Farrokh|first= Kaveh|title= Iran at War: 1500–1988|url= https://books.google.com/?id=dUHhTPdJ6yIC&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false|isbn= 978-1-78096-221-4|date= 2011}}</ref><ref>{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=07o_BAAAQBAJ | title =An Introduction to the Modern Middle East: History, Religion, Political Economy, Politics | author =David S. Sorenson | isbn =978-0-8133-4922-0 | page =206 | publisher =Westview Press | year =2013}}</ref><ref>{{cite book | url=https://books.google.com/books?id=2h_Jfg1xRYEC | title =Iran: Foreign Policy & Government Guide | isbn = 978-0-7397-9354-1 | page =53| publisher =International Business Publications | year =2009}}</ref>
 
==Tham khảo==