Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Kim – Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chiến tranh với Bắc Tống: đứng vai giữa, ko phải vai Kim kể chuyện
Dòng 80:
Phân tích hiện đại của Ari Daniel Levine thì lại đổ lỗi nhiều hơn cho những khiếm khuyết trong giới lãnh đạo quan liêu và lực lượng quân đội. Việc để mất miền bắc Trung Quốc không phải là điều tất yếu.{{sfn|Levine|2009|p=614}} Quân đội Tống đã bị quản lý quá mức bởi một chính quyền có thừa sự tự tin về sức mạnh quốc phòng của bản thân. Tống Huy Tông đã chuyển nguồn lực nhà nước vào các chiến dịch thất bại trước Tây Hạ. Việc nhà Tống khăng khăng đòi thêm phần lãnh thổ nhà Liêu chỉ đem lại thành công trong việc khiêu khích đồng minh Nữ Chân của họ.{{sfn|Levine|2009|p=615}} Các quan sát ngoại giao của nhà Tống đã đánh giá thấp nhà Kim và để cho người Nữ Chân gia tăng sức mạnh quân sự mà không bị cản trở.{{sfnm|Levine|2009|Mote|1999|1p=615|2p=208}} Ngoại trừ chiến mã, nhà Tống có nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào, nhưng họ lại quản lý tài sản rất kém trong các trận chiến.{{sfnm|Mote|1999|Ropp|2010|1p=208|2p=71}} Không giống như các đế chế [[Nhà Hán|Hán]] và [[Nhà Đường|Đường]] từng bành trướng trước nhà Tống, nhà Tống không có chỗ đứng đáng kể ở [[Trung Á]], nơi họ có thể mua hoặc nhân giống số lượng lớn chiến mã.{{sfn|Ropp|2010|p=71}} Như tướng Tống là Lý Cương đã lưu ý rằng nếu không có nguồn cung ngựa ổn định thì triều Tống sẽ gặp bất lợi đáng kể trước [[kỵ binh]] Nữ Chân: "Quân Kim giành chiến thắng chỉ vì họ có lực lượng [[Cataphract|thiết giáp kỵ binh]], trong khi chúng ta chỉ có bộ binh để đối mặt với họ. Vậy cũng là lẽ thường tình khi [lính của ta] chạy tán loạn và tự phá nát hàng ngũ."{{sfn|Smith|1991|p=16}}
 
== Chiến tranh vớiKim - Nam Tống ==
 
=== Cuộc di tản về phương nam của triều đình nhà Tống ===
 
==== Tống Cao Tông lên ngôi ====
{{Xem thêm|Đại Sở}}Các nhà lãnh đạo Kim không hề trông đợi hay mong muốn nhà Tống hoàn toàn sụp đổ. Ý định của họ chỉ là làm suy yếu nhà Tống để yêu cầu thêm nhiều cống nạp hơn, và họ cũng không có sự chuẩn bị cho tầm vóc chiến thắng của mình.{{sfn|Lorge|2005|p=54}} Người Nữ Chân hiện đang bận tâm tới việc củng cố quyền thống trị lên các khu vực từng do nhà Liêu kiểm soát. Thay vì tiếp tục xâm lược nhà Tống, một đế quốc có quân số đông đảo hơn, người Nữ Chân áp dụng chiến lược "dùng người Hán kiềm tỏa người Hán".{{sfn|Tao|2009|p=646}} Nhà Kim hi vọng rằng một nhà nước ủy quyền có thể thay thế họ quản lý miền bắc Trung Quốc và thu hộ tiền bồi thường hàng năm mà không yêu cầu người Nữ Chân phải can thiệp để dập tắt các cuộc khởi nghĩa chống Kim.{{sfn|Lorge|2005|p=54}} Năm 1127, người Nữ Chân bổ nhiệm một cựu quan chức nhà Tống tên là [[Trương Bang Xương]] (1081–1127), làm vua bù nhìn của nước "[[Đại Sở]]" mới thành lập.{{sfn|Franke|1994|pp=229–230}} Chính quyền bù nhìn đã không thể ngăn cản được các hoạt động kháng chiến ở miền bắc Trung Quốc, người dân nổi dậy vì phẫn nộ khi bị người Nữ Chân cướp bóc hơn là vì sự trung thành với triều đình nhà Tống.{{sfn|Lorge|2005|p=54}} Một số chỉ huy nhà Tống, đóng quân tại các thị trấn rải rác khắp miền bắc Trung Quốc, vẫn trung thành với triều đình. Đồng thời, các nhóm nghĩa binh có vũ trang cũng tự hình thành nên các đội [[dân quân]], phản đối sự hiện diện của người Nữ Chân. Chính những cuộc nổi dậy này đã cản trở nhà Kim kiểm soát khu vực miền bắc.{{sfn|Franke|1994|p=230}}