Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Danh sách nhân vật trong Tiếu ngạo giang hồ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Removing link(s) to deleted page Dương Minh Na
Hlcp (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Thêm nội dung không nguồn Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 166:
'''Phong Thanh Dương''' (''風清揚 - Feng Tsingyang'') là thái sư thúc ([[sư đệ]] của thầy dạy của thầy) của chưởng môn phái [[Hoa Sơn]] [[#Nhạc Bất Quần|Nhạc Bất Quần]], và là thái sư thúc tổ của [[Lệnh Hồ Xung]]. Phong Thanh Dương ẩn cư trên [[Ngọc Nữ phong]] của [[Hoa Sơn]] và chỉ xuất hiện một lần, truyền thụ bí kíp [[Võ thuật trong tiểu thuyết Kim Dung#Độc Cô Cửu Kiếm|Độc cô cửu kiếm]] cho Lệnh Hồ Xung, sau đó không xuất hiện và chỉ được biết đến qua những lời ca tụng của các nhân vật khác về tài năng và nhân phẩm của ông, ông cũng ngầm giúp Lệnh Hồ Xung qua việc gửi thư xin Phương Chứng đại sư chiếu cố Lệnh Hồ Xung.
 
Phong Thanh Dương là đại diện của phe “Kiếm tông” trong phái Hoa Sơn, bản tính phóng khoáng, thích tự do, ghét các lề luật, quy củ giang hồ. Ông là người nắm bí kíp [[Võ thuật trong tiểu thuyết Kim Dung#Độc Cô Cửu Kiếm|Độc cô cửu kiếm]] từ [[Độc Cô Cầu Bại]]. Khi còn trẻ, Phong Thanh Dương qua lại giang hồ và là một kiếm thủ bậc nhất ít người bì kịp, được đồng đạo giang hồ khâm phục cả về tài năng và nhân phẩm của ông. Vốn không ham đấu đá trành giành nên ông ẩn cư trong hậu động trên Ngọc Nữ phong, nhờ đó thoát khỏi kiếp nạn huynh đệ tương tàn trong phái Hoa Sơn do mâu thuẫn giữa hai phe ''Kiếm tông'' và ''Khí tông''. Cũng khi ẩn cư, Phong Thanh Dương đã phát triển lý luận [[Võ thuật trong tiểu thuyết Kim Dung#Độc Cô Cửu Kiếm|Độc cô cửu kiếm]] của Độc Cô Cầu Bại, từ chỗ có 9 nguyên lý, trở thành một nguyên lý tổng quát ''dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu''. Đến cuối bộ truyện Tiếu ngạo giang hồ, cũng chỉ có Độc Cô Cầu Bại và Phong Thanh Dương được xác nhận là đủ khả năng sử dụng "Phá Khí Thức" để tranh hùng với cao thủ trong thiên hạ.
 
Nhà thơ, dịch giả Nguyễn Tôn Nhan cảm khái ông: