Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cung điện Kensington”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Coord|51|30|19|N|0|11|18|W|type:landmark_region:GB|display=title}} {{Infobox Historic building |name = Cung điện Kensington |image = Kensington Palace, the S…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 16:23, ngày 10 tháng 2 năm 2021

Cung điện Kensington là một nơi cư trú và khu dân cư hoàng gia của Vương thất Anh. Cung điện được bao bọc trong khuôn viên của Vườn Kensington, thuộc Khu hoàng gia Kensington và ChelseaLuân Đôn, Anh.

Cung điện Kensington
Mặt tiền Cung điện Kensington Palace
Map
Thông tin chung
Phong cáchKiến trúc Jacobean
Quốc giaVương Quốc Anh
Tọa độ51°30′19″B 0°11′18″T / 51,505278°B 0,188333°T / 51.505278; -0.188333
Chủ sở hữuQueen Elizabeth II in right of the Crown[1]
Xây dựng
Hoàn thành1605
Thiết kế
Kiến trúc sưGeorge Coppin
Kỹ sưChristopher Wren, Nicholas Hawksmoor
Trang web
www.hrp.org.uk

Trong hơn bảy mươi năm và có tầm quan trọng lịch sử to lớn, Cung điện Kensington là nơi ở yêu thích của các vị vua kế vị cho đến năm 1760. Đây cũng là nơi sinh và là ngôi nhà thời thơ ấu của Nữ vương Victoria.

Lịch sử Cung điện Kensington

 
Bản khắc Cung điện Kensington (nhìn từ phía Nam).
 
Các lan can rào sắt phía Nam của Cung điện Kensington nhìn phía Vườn Kensington.

Cung điện Kensington ban đầu được xây dựng cho Sir George Coppin vào thế kỷ 17, và nó được gọi là Nhà Nottingham (sau này được biết đến như lâu đài Nottingham) sau khi cung điện được một bá tước của Nottingham là Heneage Finch mua lại vào năm 1619.

Mùa hè năm 1689, William IINữ hoàng Mary đã mua lại Nottingham trị giá 20.000 bảng Anh (khoảng 4 triệu bảng Anh ngày nay) tại làng Kensington. Dưới sự trợ giúp từ kiến trúc sư được William III ủy nhiệm giám sát việc mở rộng công trình, và sau đó nó trở thành nơi ở chính của hoàng gia.

Sau cái chết của William và Mary, cung điện trở thành nơi ở của Nữ hoàng Anne. Sự đóng góp đáng chú ý của Nữ hoàng Anne đối với cung điện là những khu vườn. Ngôi nhà Orangery trong khu vườn được xây dựng cho Nữ hoàng Anne vào năm 1704, và George I đã chỉ đạo William Benson thay thế Wren cải tiến cung điện. Sau năm 1798, James Wyatt đã ký hợp đồng để thay đổi thiết kế thêm. William Kent sơn trần nhà và cầu thang. Nữ hoàng Anne qua đời tại cung điện vào năm 1714.

Nữ hoàng Victoria được sinh ra và lớn lên trong Cung điện và tin tức về việc lên ngôi vào năm 1837 đã được Chúa Chamberlain và Tổng giám mục Canterbury đưa đến đó; tuy nhiên Victoria đã chọn trị vì từ Cung điện Buckingham. Người ta đã mong đợi rằng Victoria sẽ trị vì từ Cung điện Kensington hoặc St James nhưng gần như ngay lập tức bà chuyển đến Cung điện Buckingham và không bao giờ ở lại Cung điện Kensington nữa.

Kiến trúc

 
Cung điện Kensington và tượng Nữ vương Victoria.

Lối vào cung điện có khung sắt uốn và mái lợp kính. Đây là một trong những phần bổ sung mới cho cung điện 20 phòng này. Trước lối vào tham quan là bức tượng Nữ vương Victoria (1837-1901), được tạc bởi con gái của bà, là Công chúa Louise (1848-1939). Các phòng tiếp tân trong cung điện nổi bật với những bức tranh vẽ trên tường thời Phục Hưng, những đồ gốm sứ và đồ tạo tác Á Đông. Hàng trăm binh sĩ đứng dưới tượng vua William III trị vì những năm 1695 biểu tượng cho người bảo vệ Tháp London được tái hiện sinh động trong một căn phòng rộng. Trần nhà dạ quang 4 km dây điện phát quang và mô phỏng viễn đăng đen trang trí theo phong cách hoàng gia.

 
Phòng trưng bày của Nhà vua tại Cung điện Kensington, từ Lịch sử Khu dân cư Hoàng gia của W.H. Pyne.

Phòng Đỏ là phòng trưng bày tại tầng một, mô tả cuộc sống Nữ hoàng Victoria. Đây là nơi Nữ hoàng tổ chức cuộc họp chính thức đầu tiên khi mới 18 tuổi. Đồ nội thất trong phòng được giữ nguyên bản, căn phòng trưng bày chiếc áo của Nữ hoàng và các văn kiện bà đặt chữ ký đầu tiên trên cương vị Nữ hoàng.

Phòng Tình yêu là nơi tưởng nhớ tình yêu của Nữ hoàng Victoria và Hoàng tử Albert. Chiếc váy cưới của Nữ hoàng và nữ trang do chồng bà thiết kế được trưng bày tại đây. Phòng Tang chế trưng bày tang phục từ thời Victoria sau khi Hoàng tử Albert (1819-1861) qua đời. Ngay chính giữa phòng là chiếc tủ để đồ tang của Nữ hoàng Victoria, hoàng tử Leopold (1853-1884) và công chúa Beatrice (1857-1944) khi còn nhỏ.

Nhà Orangery

 
Cung điện Kensington Orangery
 
Sơ đồ mặt cắt của Orangery

Orangery[a] là một ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Baroque, nằm bên cạnh Cung điện Kensington trong khuôn viên Vườn Kensington, ngôi nhà được xây dựng vào năm 1704-05 cho em gái của Mary, là Anne, người đã trở thành Nữ hoàng khi William qua đời. Anne sử dụng Kensington để giải trí và cô ấy tổ chức các bữa tiệc trong nhà Orangery.

Tòa nhà có hệ thống sưởi dưới sàn và vào mùa đông, nó được sử dụng như một nhà kính cho các loài thực vật mỏng manh. Kiến trúc sư của Orangery được cho là Nicholas Hawksmoor, ông là người phụ trách các công trình của Cung điện Kensington và là người thiết kế sáu nhà thờ mới ở phía đông Luân Đôn.[3]

Ngày nay, khu vực nhà Orangery được thuê sử dụng làm nhà hàng công cộng. Ngoài ra còn có sân hiên bên ngoài để du khách có thể thưởng ngoạn quang cảnh của cung điện và những khu vườn trang nhã của nó.

Khu dân cư Hoàng gia

 
Khu vực riêng tư của các thành viên trong Hoàng thất Anh.

Cung điện Kensington tiếp tục đóng vai trò là nơi ở của các hoàng tử và công chúa Anh. Sau đám cưới của Công chúa Margaret, Bá tước phu nhân xứ Snowdon, là em gái của Nữ vương Elizabeth II và Bá tước Snowdon vào ngày 6 tháng 5 năm 1960; họ chuyển đến Căn hộ số 10, mà Công chúa Margaret gọi là "ngôi nhà của búp bê", đã bị bỏ trống bởi cái chết của Hầu tước Carisbrooke, là con trai cả của Công chúa Beatrice, con gái út của Nữ hoàng Victoria. Sau đó, họ bắt đầu chuyển đổi Căn hộ 1A lớn hơn nhiều sang một thiết kế mới.

Hoàng tửCông nương Michael xứ Kent đã vướng vào hàng loạt vấn đề tranh cãi khi người ta phát hiện ra Nữ vương Elizabeth II đã chi trả phần lớn tiền thuê nhà của họ kể từ khi họ chuyển đến cung điện vào năm 2002.[4] Họ sống trong cung điện từ năm 1979, sau khi kết hôn. Năm 2010, có thông báo từ phía Hoàng gia rằng họ sẽ phải bắt đầu trả toàn bộ mức phí 120.000 bảng Anh nếu họ muốn tiếp tục ở lại trong căn hộ.[5][6]

Năm 1996, anh trai của Hoàng tử Michael, là Hoàng tử Edward, Công tước xứ Kent cùng vợ Katharine chuyển đến Wren House trong khuôn viên Cung điện Kensington. Đây cũng là nơi ở chính thức của WilliamCatherine, Công tước phu nhân xứ Cambridge, sau sự ra đời của cậu con trai đầu lòng là Hoàng tử George.[7][8] Nhưng khi Charlotte sinh ra ở Cambridge, các công tước chuyển đến Anmer Hall trước đó.

Vào tháng 4 năm 2018, Công chúa Eugenie chuyển từ Cung điện St James đến Ivy Cottage tại Cung điện Kensington. Cô sống ở đó với chồng Jack Brooksbank cho đến tháng 11 năm 2020.

Điểm tham quan

 
Triển lãm trang phục của Công nương Diana tại Cung điện Kensington.

Hiện tại, Cung điện Kensington vẫn phục vụ hai mục đích. Ngoài việc là nơi ở chính thức của một số thành viên hoàng gia được chọn, những người sống trong các căn hộ trong cung điện và những ngôi nhà trong khuôn viên, nó mở cửa phục vụ cho công chúng như một bảo tàng.

Vườn Sunken được trồng vào năm 1908, mô phỏng một khu vườn tương tự ở cung điện Hampton Court. Khu vườn có bậc thang hoa trang trí, bao quanh một chiếc ao có vòi phun được hình thành từ các bể nước từng được sử dụng vào thế kỷ 18. Ngày nay, khu vườn vẫn có truyền thống trưng bày hoa vào mùa xuân và mùa hè.

Tham khảo

ghi chú

  1. ^ Orangery là một căn phòng hay một tòa nhà dành riêng trên cơ sở kết hợp tòa nhà nơi cư trú từ 17 đến thế kỷ 19, các loại cam và cây ăn quả khác được bảo vệ trong mùa đông, như một hình thức rất lớn của hiệu ứng nhà kính.[2]

nguồn

  1. ^ “History”. Historic Royal Palaces. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ Gervase Markham, in The Whole Art of Husbandry (London 1631) also recommends protecting other delicate fruiting trees— "Orange, Lemon, Pomegranate, Cynamon, Olive, Almond"— in "some low vaulted gallerie adjoining upon the Garden".
  3. ^ The London Encyclopaedia, ed. Ben Weinreb and Christopher Hibbert, rev. ed. (London: Macmillan London, 1993; ISBN 0-333-57688-8), pp. 311, 438.
  4. ^ Corrections to inaccurate media stories about the Royal Family
  5. ^ Cockcroft, Lucy (6 tháng 10 năm 2008). “Prince and Princess Michael of Kent to pay £120,000 rent for Kensington Palace flat”. The Daily Telegraph. London. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2009.
  6. ^ Routledge, Paul (14 tháng 6 năm 2002). “Comment on Queen's grace-and-favour apartments”. Daily Mirror. London. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2009.
  7. ^ Jephson, Patrick (14 tháng 7 năm 2013). “Kensington Palace could feel like a prison to the newest Royal”. Express. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2013.
  8. ^ Foster, Max (26 tháng 6 năm 2014). “Royal palace upgrade for William, Catherine and George costs $7.6 million”. CNN. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.

Liên kết ngoài