Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội Gióng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Fix bug of IABot.
AlphamaEditor using AWB
Dòng 3:
'''Hội Gióng''' là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc [[quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội|vùng Hà Nội]] để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết [[Thánh Gióng]], một trong [[tứ bất tử]] của tín ngưỡng dân gian [[Việt Nam]].
 
Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở [[Hà Nội]] là hội Gióng Sóc Sơn ở [[đền Sóc]] xã Phù Linh, huyện [[Sóc Sơn]] và hội Gióng Phù Đổng ở [[đền Phù Đổng]], xã Phù Đổng, huyện [[Gia Lâm]] đã được [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]] ghi danh là [[kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại|di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại]].<ref>{{Chú thích web |url=http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/399653/hoi-giong-o-den-phu-%C4%91ong-va-den-soc-duoc-unesco-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai.htm |ngày truy cập=2010-12-21 |tựa đề=Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại |archive-date=2010-12-21 |archive-url=https://web.archive.org/web/20101221124915/http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/399653/hoi-giong-o-den-phu-%C4%91ong-va-den-soc-duoc-unesco-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai.htm |dead-url-status=nolive }}</ref><ref name="sggp">[http://www.sggp.org.vn/vietnamvathegioi/2010/11/243382/ Hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại]</ref> Ngoài ra còn hơn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được UNESCO ghi danh) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện [[Thường Tín]]; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên).
 
Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.<ref>[http://www.ictnews.vn/Home/1000-nam-Thang-Long/Bao-ton-Hoi-Giong-Can-truyen-thong-vao-cuoc/2010/11/3CMSV10259900/View.htm Bảo tồn Hội Gióng: Cần truyền thông vào cuộc]</ref>
Dòng 28:
Trong lễ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tướng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân. Còn các màn rước lễ "Kén tướng", "Kén Phù Giá", và màn diễn "Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân", có thể suy ngẫm về quan điểm thảm mỹ và đạo lý ứng xử truyền thống v.v … Lễ hội Gióng Phù Đổng cũng có nhiều màn [[hát chèo]] để mừng thắng trận.
 
Hội Gióng Phù Đổng được đánh giá là một trong những lễ hội lớn nhất tại đồng bằng Bắc Bộ về quy mô đoàn rước và người tham dự.
 
==Hội Gióng Sóc Sơn==