Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ án Tống Văn Sơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 61:
 
=== Tranh tụng tại Tòa án Tối cao Hồng Kông ===
Từ ngày 14 tháng 8 đến 11 tháng 9 năm 1931, Toà án Tối cao Hồng Kông tổ chức tổng cộng 9 phiên tranh tụng vụ án giữa bên [[nguyên đơn]] (Tống Văn Sơ) và (bên [[nguyênbị đơn]]) (gồm Tổng đốc các trại giam Hồng Kông{{efn|''The Superintendent of Prisons Hong Kong''}} và Thống đốc Hồng Kông (bên [[bị đơn]]).<ref>{{harvnb|Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh|2016|pp=35-40}}</ref> Nhóm luật sư do Loseby dẫn đầu cùng với 2 luật sư tranh tụng F. C. Jenkin và A. M. L. Soares, đứng ra bảo vệ bên nguyên đơn.<ref name="Lawinfochina.com 2019" />
 
Sau hai phiên tranh tụng đầu tiên (ngày 14 và 15 tháng 8), Thẩm phán tối cao{{efn|Tạm dịch từ tiếng Anh: ''Chief Justice''}} [[Joseph Kemp]] cảnh báo với bên bị đơn (chính quyền Hồng Kông) rằng có thể tòa sẽ bác lệnh trục xuất ban đầu của Thống đốc Hồng Kông. Ngay trong ngày 15 tháng 8 năm 1931, Thống đốc Hồng Kông tống đạt lệnh trục xuất mới dành cho Tống Văn Sơ ngay tại tòa, viện dẫn một điều khoản khác trong "Sắc lệnh Trục xuất năm 1917" (''Deportation Ordinance 1917'').<ref name="Duiker 204">{{harvnb|Duiker|2000|p=[https://archive.org/details/hochiminh00duik/page/204/mode/1up 204]}}</ref> Luật sư Jenkin phản đối lệnh trục xuất thứ hai này của Thống đốc Hồng Kông. Jenkin gọi lệnh trục xuất này là "một sự lạm dụng quyền hành pháp"<ref name="Duncanson 1974 96">Nguyên văn: "abuse of executive power". {{Harvnb|Duncanson|1974|p=96}}</ref> của chính quyền Hồng Kông.
 
Ngày 11 tháng 9 năm 1931, Toà án Tối cao Hồng Kông bác đơn Tống Văn Sơ và xác nhận tính hợp pháp cho lệnh trục xuất thứ hai của chính quyền Hồng Kông. Tòa cho rằng, tuy lệnh trục xuất này có thể liên quan đến việc dẫn độ nếu xét trên phương diện chính trị, nhưng hoàn toàn không vi phạm luật Anh quốc. Lệnh bảo thân ''Habeas Corpus'' của Tống Văn Sơ bị tòa án bác và Tống lại đứng trước nguy cơ bị trục xuất đến Đông Dương; trong khi đó, Lý Phương Thuận được thả tự do và được phép rời Hồng Kông.<ref name="Duiker 204" /><ref name="Duncanson 1974 95">{{Harvnb|Duncanson|1974|p=95}}</ref>
 
=== Kháng án lên Cơ Mật Viện Hoàng gia Anh ===