Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bích nham lục”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 69:
===Bình xướng về bản tắc===
 
Hoà thượng Triệu Châu thường lấy [[thoại đầu]] này làm chủ đề dạy chúng, đặc biệt là câu “Chỉ"Chỉ đừng phân biệt chọn lựa”lựa". Câu này xuất xứ từ bài ''[[Tín tâm minh]]'' của Tam tổ, cụ thể là:
 
<div class="toccolours">
{|
|
'''Nguyên bản tiếng Hán'''
:至道無難,唯嫌揀擇
:但莫憎愛,洞然明白
|
:'''Phiên âm'''
:''Chí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch''
:''Đãn mạc tăng ái, đỗng nhiên minh bạch''
|
:'''Dịch nghĩa'''
:Chí đạo không khó, chỉ đừng phân biệt chọn lựa
:Chỉ cần không yêu không ghét, thì tự nhiên rõ ràng minh bạch
|}
</div>
 
Nhưng, nếu còn một chút thị, một chút phi thì đã có “đây"đây phân biệt chọn lựa”lựa", “đây"đây rõ ràng minh bạch”bạch". [Như thế, Triệu Châu muốn nói:] Nếu bọn ngươi chỉ hiểu suông [những câu kệ của Tam tổ] thôi thì đã sai lạc rồi. Kéo, đinh, keo hồ—dùng những thứ này mà có thể chắp nối, tạo được một vật gì đó bền vững hay sao? [Nghĩa là: Những câu lô-gic gượng gạo như “phân"phân biệt chọn lựa”lựa"“rõ"rõ ràng minh bạch”bạch" không thể nào diễn bày mối liên hệ bất khả phân biệt, bất khả phân li của những cặp đối đãi nằm ngay trong cái Nhất vị.]
 
Triệu Châu bảo: “Đây"Đây phân biệt chọn lựa, đây rõ ràng minh bạch." Giờ đây, những người tham thiền hỏi đạo nếu không ở nơi phân biệt chọn lựa thì cũng ngồi chết cứng ở cõi rõ ràng minh bạch. “Lão"Lão tăng chẳng ở trong cõi minh bạch. Còn bọn ngươi bảo hộ, tiếc giữ nó—không phải như vậy hay sao?”—Còn"—Còn bọn ngươi! Nếu ông ta không ở trong cõi minh bạch thì thử nói xem Triệu Châu ở chỗ nào? Và vì sao ông ta lại dạy người bảo hộ và tiếc giữ nó?
 
Ngũ Tổ tiên sư thường dạy như sau khi bình phẩm lời nói của Triệu Châu: “Ông"Ông ấy thõng tay và trình bày qua dấu hiệu”hiệu". [Khán thính giả nên tưởng tượng Triệu Châu ngay trước mặt mình, xem sư đứng trước chúng như thế nào khi tự nhận là không ở trong cõi minh bạch. Hoàn toàn thư thái, sư thõng xuôi tay, cứ tự trình như mình thật là. Ngực chẳng phồng lên, cặp mắt chẳng nhìn trừng như mắt cú vọ, chẳng thương, chẳng ghét—nhưng lại là một tư thái cởi mở và thông suốt.] Bọn ngươi hiểu như thế nào? Thõng xuôi tay có nghĩa lí gì? Hãy chú ý đến móc câu đầu cân, chớ có nhận định bánh xe hoa cân! Việc vị tăng bước ra đứng trước Triệu Châu quả là kì đặc. Ông ta tấn công ngay vào chỗ trống rỗng của Triệu Châu và đánh một đòn: “Nếu"Nếu đã không ở ngay trong cõi minh bạch thì còn bảo hộ, tiếc giữ cái gì?”."
 
Triệu Châu không dùng gậy đập, mà cũng chẳng quát tháo, chỉ nói: “Ta"Ta cũng chẳng biết”biết". Nếu một người khác không phải lão Hán này thì đã bị ăn gậy tan nát, chẳng còn biết lúc trước đã nói gì và sau này nên nói gì. May mắn thay, lão Hán có tài chuyển thân tự tại mới có thể trả lời vị tăng như thế. Kẻ tham thiền thời nay có lẽ cũng trả lời câu hỏi trên [của vị tăng]: “Ta"Ta cũng chẳng biết." Nhưng như vậy không có giá trị! Bọn ngươi đi cùng đường, nhưng lại không cùng lối. [Nghĩa là: Lời nói tương tự như lời Triệu Châu, nhưng lại xuất phát từ một tâm thức khác.]
 
Vị tăng này thật là kì đặc. Chỉ có ông ta, và chẳng ai khác mới dám đề ra câu hỏi: “Hoà"Hoà thượng đã không biết, thì sao lại bảo là không ở trong cõi minh bạch?”." Cú đánh này quả thật hay hơn trước. Người khác Triệu Châu có lẽ bắt đầu phân sơ [với những lời luận lí bình thường] và cũng chẳng khá hơn chút nào. Nhưng Triệu Châu lại là một tác gia, chỉ nói với vị tăng giản đơn: “Hỏi"Hỏi việc đã xong, lễ bái rồi lui!" Vị tăng này chẳng biết làm gì trước mặt lão Hán. Chỉ biết im hơi nuốt lời mà thôi.
 
Như vậy thì đây chính là một vị Đại tông sư với một bàn tay thiện nghệ. Sư chẳng luận huyền luận diệu, luận cơ luận cảnh cùng người, chỉ giúp người bằng cách chỉ họ bản phận sự. [Và sự việc này đưa sư đến một địa vị cao cả, vượt khỏi những đòn tấn công của người khác.] Chính vì vậy mà Sư có thể nói được: “Ngươi"Ngươi nên gắn thêm mỏ vào để chửi mắng, nên đổ nước thêm vào bãi nước bọt vừa phun!" Chưa bao giờ nghe thấy Sư bình sinh tiếp độ chúng bằng gậy, bằng tiếng quát, mà chỉ lấy ngôn ngữ bình thường làm phương tiện, ngay cả những người nổi danh cũng đứng bẽ bàng trước mặt Sư. Và Sư làm được như vậy bởi vì chẳng bao giờ để lạc vào những chi tiết vô bổ. Chính như vậy nên Sư mới có thể nắm sự vật ngay bên hông [như câu tụng đầu của bài ''Tín tâm minh''], đảo ngược nó [như “Rõ"Rõ ràng minh bạch”bạch"], lưu chuyển ngược dòng [như câu “Còn"Còn bọn ngươi bảo hộ, tiếc giữ nó”nó"] xuôi dòng [như câu “Ta"Ta cũng chẳng biết”biết"], đạt đại tự tại. Người thời nay không hiểu, chỉ nói Triệu Châu chẳng đáp lời người, chẳng giải thích câu hỏi. Họ chẳng biết là đã té nhào chính lúc nói như thế.
 
===Kệ tụng===