Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Thi Thơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 2 nguồn và đánh dấu 2 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Dòng 47:
Tháng 12 năm 1946, Hoàng Thi Thơ khi đang tham gia tuyên truyền cùng nhạc sĩ [[Trần Hoàn]] ở Huế thì [[chiến tranh Đông Dương|kháng chiến toàn quốc]] bùng nổ. Sau khi Huế thất thủ, ông trở ra [[Vinh]] theo đề nghị của nhà thơ [[Lưu Trọng Lư]]. Tháng 5 năm 1947, ông bắt đầu làm báo, viết văn, trở thành phóng viên và biên tập viên cho tờ [[nhật báo]] ''[[Cứu quốc (báo)|Cứu quốc]]'' của [[Việt Minh]]. Tháng 9 năm 1948, ông trở lại Huế, tiếp tục hoàn thành chương trình trung học ở [[Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học|Trường Khải Định]] (về sau trường dời ra Hà Tĩnh và đổi tên thành Trường [[Huỳnh Thúc Kháng]]). Sau khi học xong Tú tài, tháng 10 năm 1950, ông vào đại học tại trường Dự bị đại học Liên khu 3 và 4 tại [[Thanh Hóa]], theo khoa [[Văn chương|Văn]]-[[Triết học|Triết]].
 
Năm 1952, ông từ vùng kháng chiến tức Liên Khu Tư ở Thanh Hóa về Huế định xin gia đình người anh một số tiền để có thể đưa người yêu ra Hà Nội với mục đích theo học Văn Khoa ở đây.<ref>{{chú thích web | url =https://tvtsonline.com.au/vi/van-nghe/nghe-si-viet-nam/hoang-thi-tho-da-6-nam-qua/ | tiêu đề = HOÀNG THI THƠ: đã 6 năm qua…| author = | ngày = 27 tháng 10 năm 2008 | ngày truy cập = 6 tháng 1 năm 2018 | nơi xuất bản = tvtsonline.com.au| ngôn ngữ = | url lưu trữ =https://web.archive.org/web/20180106065056/https://tvtsonline.com.au/vi/van-nghe/nghe-si-viet-nam/hoang-thi-tho-da-6-nam-qua/ | ngày lưu trữ = 6 tháng 1 năm 2018 }}</ref> Tuy nhiên, hai người anh của ông ở Huế đã bị Việt Minh nửa đêm lôi đi hành quyết vì vu cho tội thân Pháp. Lòng tin vào kháng chiến của Hoàng Thi Thơ do đó sụp đổ, ông quyết định vào Sài Gòn bắt đầu lại cuộc sống. mangKhi đi, ông dẫn theo hai đứa cháu vừa mất cha, đó là [[Hoàng Kiều]] và Hoàng Thi Thao.<ref>{{chú thích web | url =http://thoibao.com/ky-niem-voi-nhac-si-hoang-thi-tho/ | tiêu đề = KỶ NIỆM VỚI NHẠC SĨ HOÀNG THI THƠ| author =[[Nguyễn Ngọc Ngạn]] | ngày = 10 tháng 3 năm 2017 | ngày truy cập = 6 tháng 1 năm 2018 | nơi xuất bản = thoibao.com| ngôn ngữ = | url lưu trữ =https://web.archive.org/web/20180106065805/http://thoibao.com/ky-niem-voi-nhac-si-hoang-thi-tho/ | ngày lưu trữ = 6 tháng 1 năm 2018 }}</ref> Ở Sài Gòn ông dạy sinh ngữ Anh - Pháp ở các trường tư thục và theo nghề viết nhạc, hoạt động văn nghệ. Năm 1957, ông bắt đầu tổ chức những kỳ Đại nhạc hội tại [[rạp Thống Nhất]] Sài Gòn. Năm 1961, ông thành lập Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm hơn 100 nghệ sĩ tên tuổi và lưu diễn qua nhiều nước Á Châu cũng như nhiều thành phố trên thế giới: [[Vạn Tượng]], [[Hồng Kông]], [[Đài Bắc|Ðài Bắc]], [[Tōkyō|Tokyo]], [[Bangkok]], [[Singapore]], [[Sénégal]], [[Paris]], [[Luân Đôn|London]]... và nhiều nơi ở [[Hoa Kỳ]]. Năm 1967, ông thành lập tiếp Đoàn Văn Nghệ Maxim, gồm 70 diễn viên ca-vũ-nhạc-kịch, tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch đặc biệt tại nhà hàng Maxim. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất được Bộ Thông tin và Tổng cục Chiến tranh Chính trị [[Việt Nam Cộng hòa]] nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam sang [[Châu Âu]] trình diễn...
 
Tháng 4 năm 1975, đoàn văn nghệ của ông đang lưu diễn ở [[Nhật Bản]] thì xảy ra [[Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975]]. Ông không thể trở về nước và từ đó phải định cư ở Hoa Kỳ. Ông có về Việt Nam 2 lần kể từ năm [[1993]].