Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Ngọc Xuân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Dòng 129:
Năm 1936 được thả, nhưng vẫn bị quản thúc, theo dõi ở quê, ông đã tìm mọi cách để bắt liên lạc với Đảng. Lúc bấy giờ, tình hình Cách mạng trong nước phát triển mạnh, do có kiến thức về công nghiệp và hóa chất, ông được tổ chức giao nhiệm vụ chế tạo một số vũ khí và lựu đạn. Ngoài vốn kiến thức đã được học, ông không ngừng tự học để có thêm những hiểu biết về thuốc nổ và mày mò chế thử được thuốc đen và phuy-mi-nát thủy ngân, một loại thuốc gợi nổ rất cần trong sản xuất vũ khí.
 
Năm 1944, Cách mạng đã thành lập căn cứ ở Cao-Bắc-Lạng. Lực lượng vũ trang tập trung đã hình thành và phát triển, nhu cầu về vũ khí có những đòi hỏi mới. Ngoài chiến lợi phẩm thu được trong chiến đấu, cần phải tổ chức sản xuất để phục vụ chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Xứ ủy Bắc Kỳ khẩn trương chỉ đạo xây dựng xưởng sản xuất vũ khí bí mật ở thị xã Bắc Ninh và giao nhiệm vụ cho ông cùng ông [[Ngô Gia Khảm]] thành lập xưởng<ref>{{Chú thích web |url=http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=1667.455;wap2 |ngày truy cập=2014-11-25 |tựa đề=Bản sao đã lưu trữ |archive-date=2014-12-02 |archive-url=https://web.archive.org/web/20141202080806/http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=1667.455;wap2 }}</ref>.
 
Về Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Xuân ngỡ ngàng khi biết mình được bầu vào Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giữ chức Ủy viên Chính phủ<ref>[http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Nguyen-Ngoc-Xuan--Tu-Bo-truong-khong-bo-den-Truong-phong-quan-gioi-dau-tien-245218/ Nguyễn Ngọc Xuân: Từ Bộ trưởng không bộ đến Trưởng phòng quân giới đầu tiên]</ref>. Ông giữ chức vụ này suốt 181 ngày cho đến khi Chính phủ Liên hiệp chính thức ra mắt ngày 2/3/1946. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa I.