Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Fernando VII của Tây Ban Nha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 51:
 
Chính phủ Tây Ban Nha chấp nhận sự thoái vị của Fernando VII, nhưng họ không ủng hộ việc Hoàng đế [[Napoleon I]] đưa anh trai mình là [[Joseph Bonaparte]] lên làm vua của Tây Ban Nha. Các cuộc nổi dậy nổ ra trên khắp đất nước, đánh dấu sự khởi đầu của [[Chiến tranh Bán đảo]]. Các chính quyền cấp tỉnh được thành lập để kiểm soát các khu vực chóng đối với quyền lực của vị vua mới - Joseph I. Sau [[Trận Bailén]], người Tây Ban Nha đã chứng mình rằng họ có thể chóng lại quyền lực của người Pháp. [[Hội đồng Castile]] đã tuyên bố không công nhận việc thoái vị của Fernando VII và đến ngày 24/08/1808, ông lại được phong làm vua của Tây Ban Nha, và các cuộc đàm phán giữa hội đồng và các cơ quan quân sự cấp tỉnh để thành lập Hội thẩm trung ương tối cao đã được hoàn thành. Sau đó, vào ngày 14/01/1809, chính phủ Anh công nhận Ferdinand VII là vua của Tây Ban Nha.<ref>Carr, pp 85–90</ref>
 
Năm năm sau, khi đã trải qua những thất bại nghiêm trọng trên nhiều mặt, [[Napoleon I]] đồng ý thừa nhận Fernando VII là vua của Tây Ban Nha vào ngày 11/12/1813 và ký [[Hiệp ước Valençay]], để Fernando trở lại Tây Ban Nha.<ref name=EB1911/> Fernando sớm nhận ra rằng, một thế giới mới đã được sinh ra từ sự xâm lược của ngoại bang và cuộc cách mạng trong nước. Nhân danh ông, Tây Ban Nha đã chiến đấu cho độc lập của mình và nhân danh ông các thuộc địa Tây Ban Nha tiếp tục tồn tại ở [[Tân Thế giới]]. Tây Ban Nha không còn là chế độ quân chủ tuyệt đối như thời của cha ông. Thay vào đó, giờ đây ông được yêu cầu trị vì đất nước theo [[Hiến pháp Tây Ban Nha 1812|Hiến pháp tự do năm 1812]]. Trước khi Fernando được phép đặt chân trở về Tây Ban Nha, ông phải đảm bảo với phe cách mạng rằng ông sẽ cai trị đất nước dựa trên hiến pháp và ông đã đồng ý.<ref>Carr, pp 105–119</ref>
 
==Tham khảo==