Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Báo Ân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Thay cho lời kết: Toàn thông tin vớ vẩn.
Dòng 32:
 
Chùa Báo Ân xưa được xây dựng trên bờ phía đông hồ Hoàn Kiếm vào khoảng năm 1846; với quy mô gồm 180 gian, 36 nóc nhà trên khu đất rộng gần 100 mẫu, mặt trước trông ra Sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ Hoàn Kiếm. Bốn mặt chùa có hào nước uốn quanh, trong hào trồng sen nên thời bấy giờ người ta còn gọi là chùa Liên Trì (chùa Ao Sen). Ngoài ra, chùa Báo Ân còn được gọi bằng một số tên khác như chùa Quan Thượng, chùa Thụ Hình.
 
Với vị trí đắc địa ngay cạnh hồ Gươm linh thiêng, chùa Báo Ân xưa được ví như "động tiên" giữa chốn kinh kỳ với những câu ca truyền tụng như: "Gần xa nô nức tưng bừng/Vào chùa Quan Thượng xem bằng động tiên". Quang cảnh thanh tịnh, đẹp đẽ của chùa Báo Ân khi ấy đã đi vào trong dân gian bằng những câu ngợi ca hết lời: "Phong quang cảnh trí trăm đường/Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng/Rõ mười cửa động tưng bừng/Đền vàng tỏa ngọc chất từng như nêm".
 
== Vị quan Thượng Thư và công trình Phật giáo lớn nhất kinh kỳ ==
Hàng 64 ⟶ 62:
 
Chứng tỏ chữ Môn này dùng chung cho chùa này.
 
== Những hoài niệm cũ ==
Tuy chùa do người Pháp triệt hạ năm 1889, song cũng chính nhờ những sách báo và tranh ảnh của họ để lại mà ngày nay chúng ta có được một ý niệm về ngôi chùa nổi tiếng mà họ mệnh danh là Pagode des Supplices (chùa Thụ hình). Theo tác giả Halais thì chùa sở dĩ mang tên Thụ hình vì hai tấm vách ván (panneaux) chạm nổi, chiều cao ba thước chiều dài năm thước, tả cảnh thần Phật ngồi phán xét những hành động của người dương thế: ai thiện được lên Thượng giới, kẻ ác bị đày xuống phía chân vách, có quỷ sứ áp dụng những cực hình xét ra còn thảm khốc bằng mấy cực hình của Pháp đình tôn giáo Âu châu thời Trung cổ.
 
Masson cho biết thêm chùa xây ở mé đông nam hồ Hoàn Kiếm, xung quanh có hồ sen bao bọc, trông giống như một vòng hoa nên có tên là Liên trì. Chùa thờ những bức tượng bằng gỗ hay bằng đá diễn cảng thụ hình ở địa ngục. "Những tác phẩm điêu khắc kỳ hình dị dạng, khó tả nên lời, nhưng không thiếu vẻ tinh xảo, vượt xa những tấm bích họa khủng khiếp nhất của các nghệ sĩ Âuchâu thời Trung cổ". Kể cũng lạ là một ngôi chùa được ta đặt tên là "Báo Ân" lại chỉ để lại những ấn tượng hãi hùng trong lòng người Pháp.
 
Bác sĩ Hocquard, y sĩ trưởng (médecin major) trong đoàn quân viễn chinh Pháp, là người đã từng chụp ảnh chùa khoảng 1882-1883. Ảnh lâu ngày đã mờ nhạt, những cái chúng ta thấy in trên sách báo phần nhiều là tranh vẽ lại theo ảnh của Hocquard. Chính Hocquard cũng là một trong nhữngngười đầu tiên mô tả chùa tỉ mỉ, theo đúng phong cách Âu Tây:
 
"Từ xa, tầm mắt khách thập phương đã bị những cái tháp chuông, cột trụ, tiểu tháp thu hút. Bước vào chánh điện, quy mô rộng lớn, giữa những hàng cột vàng son lộng lẫy, có đến trên hai trăm pho tượng thần Phật sắp hàng. Chính giữa là bàn thờ [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Đức Phật Thích Ca]], cao 1m50, dát vàng từ đầu đến chân, ngồi trên tòa sen, đôi mắt lim dim nhìn xuống lòng bàn tay đặt ngửa trên đầu gối. Hai đại đệ tử đứng hầu hai bên.
 
Vây quanh mấy pho tượng trung tâm này, la liệt những tượng chư thánh tăng đặt trên các bàn thờ riêng biệt, chạy dài dọc theo tường vách, trông như một cử tọa đang chăm chú. Có những lão trượng khả kính, những ông quan mặc triều phục tay cầm hốt hay bưng lư hương, những tu sĩ khổ hạnh đang ngồi tĩnh tọa, tham thiền nhập định. Tuy họ chỉ mới đạt được bước đầu công phu giác ngộ Phật pháp song đã đủ tài chế ngự được các loài mãnh thú điển hình là những con hổ, con trâu nằm phục dưới chân.
 
Dáng dấp và cách trang phục pho tượng chính giống kiểu Ấn độ. Tượng Phật ở Bắc kỳ chẳng khác gì ở các chùa bên [[Sri Lanka|Tích-lan]] hay [[Singapore|Tân-gia-ba]]. Chỉ những pho tượng phụ mới thay đổi, hệt như tượng của Trung quốc.
 
Chùa đã xiêu đổ và không còn mấy người bản xứ đủ khả năng giải thích những điển tích nhà Phật thể hiện qua các pho tượng" (19).
 
Paul Bourde, phái viên tờ Thời báo, đi sâu hơn vào khía cạnh kỹ thuật: "Tượng bằng gỗ phủ một lớp sơn màu hay quang thếp khá dày, có pho lại tô một chất liệu gì giống như stuc (đá hoa giả?). Vì lớp sơn phết bên ngoài quá dầy nên những nét đục chạm sắc bén trở nên tròn nhẵn, những đường rãnh sâu trũng bị lấp bằng, xóa mất các nét gân guốc, sắc cạnh của lưỡi dao nhà điêu khắc. Loại stuc không thích hợp với thuật đắp tượng diễn khối mạnh bạo.
 
Nhiều pho tượng, qua những tâm trạng biểu lộ trên nét mặt, những tư thái tự nhiên, rất đáng chú ý. Đứng sánh bên thì tượng của chùa Bách ngũ thần ở Quảng đông chỉ là những tác phẩm vụng về, thô kệch, bất thành dạng. Nghệ thuật tạo hình cũng như nghệ thuật khảm xà cừ của họ tỏ ra thực sự đặc sắc.
 
Người tạc tượng nay đã mất hoặc xiêu tán. Tuy nhiên, tôi rất muốn tìm hiểu cung cách làm việc của những nghệ nhân chân chất này, xem họ bị giằng xé đến mức nào giữa những quy tắc rập theo khuôn mẫu cổ truyền và khuynh hướng tôn trọng thiên nhiên. Tôi có cảm tưởng đôi phen sự thật đã làm họ phải khắc khoải."
 
Nếu ta biết Bourde thường tỏ ra rất miệt thị dân "bản xứ" thì mới thấy những câu phê bình trên đây là những lời "vàng ngọc"! Hiển nhiên phẩm chất nghệ thuật của các nghệ nhân đã "chinh phục" được Bourde tới mức chịu nhìn nhận tác phẩm của những người này đã đáp ứng tiêu chuẩn trình độ thẩm mỹ của phái viên "thông kim bác cổ" tờ Thời báo. Ngày nay ai ai cũng ca tụng tượng Phật chùa Tây phương, có biết đâu xưa kia còn bao nhiêu tác phẩm có lẽ cũng độc đáo không kém của các nghệ sĩ vô danh khác đã bị mai một chỉ vì không được bảo tồn.
 
R. Bonnal, Trú sứ Hà Nội (1883-1884), một trong những viên chức hành chính dân sự đầu tiên của Pháp ở Bắc kỳ, cho rằng chùa Thụ hình có những sắc thái đúng với mỹ quan của dân Việt, và nhìn nhận nó có một giá trị lịch sử. Theo ý ông thì tất cả các ngôi chùa ở Việt Nam đều là những di sản văn hóa rất nên bảo trọng và tu bổ.
 
Cả năm chục năm sau khi chùa bị triệt hạ, Claude Bourrin vẫn còn than tiếc "cái quyết định phá hủy chùa là một quyết định không sao giải thích nổi, và đáng tiếc vô cùng!". Claude Bourrin không phải là người Pháp duy nhất tỏ ý than phiền.
 
== Thay cho lời kết ==
Một bài ca dao có những chi tiết cho thấy có lẽ tác giả đã từng vãn cảnh chùa, tuy rằng "tường lục lăng" tả không được chính xác lắm. Xin mượn nó để kết thúc bài này:
 
''"Gần xa nô nức tưng bừng,''
 
''Vào chùa Quan Thượng xem bằng động tiên.''
 
''Lầu chuông gác trống hai bên,''
 
''Trông ra chợ Mới, Tràng tiền kinh đô.''
 
''Khen ai khéo họa địa đồ,''
 
''Sau lưng Nhị thủy, trước hồ Hoàn Gươm.''
 
''Phong quang cảnh trí trăm đường,''
 
''Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng.''
 
''Rõ mười cửa động tưng bừng,''
 
''Đền vàng, tòa ngọc, chật từng như nêm.''
 
''Dục trì phơi tỏ màu sen,''
 
''Thập phương chư Phật ngồi trên đủ mười.''
 
''Dạo xem Tam bảo khắp rồi,''
 
''Hành lang, nhà hậu khắp nơi rõ ràng.''
 
''Kẻ thanh lịch, kẻ quyền sang,''
 
''Vào chùa lễ bái mọi đường vui xem.''
 
''Ai ai mến cảnh thiền môn,''
 
''Lòng trần rũ sạch nhơn nhơn ra về.''
 
''Bước ra hòn đá xanh rì,''
 
''Nhìn phong cảnh chẳng muốn về nữa đâu".''
 
==Chú thích==