Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa phấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 0 nguồn và đánh dấu 1 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Bổ sung chút thông tin, hình và nguồn trích dẫn
Dòng 29:
Nhà văn [[Túy Hồng]], gốc Huế cũng có một tác phẩm mang tên ''Mưa thầm trên bông phấn'', nhắc đến loài thực vật này.<ref>[http://maybien.net/index.php?option=com_content&view=article&id=631:vhgtchuyenhue24&catid=27:new-to-joomla&Itemid=57 Chuyện Huế mình]{{Liên kết hỏng|date=2021-05-02 |bot=InternetArchiveBot }}</ref>
 
== Hoa phấn vàTrong [[di truyền học]] ==
Trong di truyền học, cây hoa phấn đã được dùng làm [[sinh vật mô hình]] trong nghiên cứu phổ biến ở đầu thế kỉ XX, sau khi phát hiện lại các quy luật Mendel.<ref>{{Chú thích sách|title=Di truyền học|last=Phạm Thành Hổ|publisher=Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam|year=1998}}</ref><ref>{{Chú thích sách|title=SInh học|last=Campbell và cộng sự|publisher=Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam|year=2010}}</ref> Nhờ các nghiên cứu trên đối tượng này, các nhà khoa học đã phát hiện ra hai kiểu di truyền khác lạ so với chỉ dẫn kinh điển của Mendel mới phát hiện lại trước đó không lâu (vào năm 1900):
Vào năm 1909 nhà khoa học [[Carl Correns]] đã dùng cây Hoa phấn làm mẫu thí nghiệm để chứng minh phép kế thừa [[tế bào chất]] (''cytoplasmic inheritance''). Dựa trên hiện tượng lá Hoa phấn loang hai màu, ông đưa ra luận chứng rằng phải có những yếu tố ngoài [[nhân tế bào]] để ảnh hưởng kết quả không theo thuyết di truyền của [[Gregor Mendel]]<ref>{{Chú thích web | url = http://vietsciences1.free.fr/vietscience/giaokhoa/biology/sinhhocdaicuong/chuong23cosophantuditruyen.htm | tiêu đề = Nouvelle page 4 | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 12 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
=== Kiểu di truyền trội không hoàn toàn ===
Hiện tượng cây Hoa phấn đỏ [[tính trạng trội]] khi đem [[lai giống]] với Hoa phấn trắng [[tính trạng lặn]] lại tạo ra Hoa phấn hồng, thay vì hoa đỏ cũng là một ngoại lệ của [[Luật tính trạng trội của Mendel]].
 
* Khi cho lai hai dòng hoa phấn thuần chủng, khác nhau về hai trạng thái đối lập của cùng một tính trạng: dòng có hoa màu '''đỏ nhạt''' lai với dòng có '''hoa trắng''', thì đã thu được đời con (F<sub>1</sub>) có hoa màu '''hồng nhạt''', là màu trung gian giữa hai trạng thái của cây bố và cây mẹ.
 
[[Tập_tin:Intermediate_inheritance_-_incomplete_dominance.png|nhỏ|Trội không hoàn toàn: F<sub>1</sub> có kiểu hình trung gian, F<sub>2</sub> phân ly 1:2:1.]]
 
* Khi cho các cây F<sub>1</sub> tự thụ phấn, thì lẽ ra - theo quy luật Mendel - phải sinh ra F<sub>1</sub> có [[kiểu hình]] 3 trội (đỏ) : 1 lặn (trắng), nhưng kết quả lại là 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng. Đây được coi là một ngoại lệ đối với quy luật tính trội của Mendel, vì trong trường hợp này, các alen quy định màu đỏ (A) và alen quy định màu trắng (a) như có sức biểu hiện ngang bằng với nhau. Mãi sau này, nhờ sự phát triển của Sinh học phân tử, đã xác định được hiện tượng trội không hoàn toàn này là do cả hai alen trội (A) và lặn (a) cùng tạo ra sản phẩm như nhau (xem minh hoạ ở sơ đồ). Tuy nhiên, quy luật I của Mendel về sự đồng tính ở F<sub>1</sub> và quy luật II của Mendel (quy luật phân ly) ở thế hệ F<sub>2</sub> của các alen vẫn đúng, nghĩa là kiểu di truyền này chỉ bổ sung cho những khám phá của Mendel.
 
=== Kiểu di truyền ngoài nhiễm sắc thể ===
 
* Khoảng những năm 1900, [[Carl Correns]] đã dùng cây hoa phấn làm [[sinh vật mô hình]] trong nghiên cứu của ông và phát hiện ra hiện tượng di truyền theo dòng mẹ, mà sau này gọi là [[di truyền ngoài nhiễm sắc thể]]. Ông đã lai hai dòng thuần chủng của cây hoa phấn về tính trạng màu lá: một dòng có lá đốm (loang lổ) với dòng có lá xanh đều (không có vết đốm).
* Kết quả là cứ cây nào được chọn làm mẹ (cây có noãn được nhận hạt phấn) thì các cây con đều giống mẹ, mà không giống bố (cây cho hạt phấn), mặc dù các yếu tố bên ngoài được coi là không ảnh hưởng đến thí nghiệm, không hề tuân theo lý thuyết của Mendel và cũng không vận dụng các quy luật Mendel để giải thích được. Do đó, Correns đề xuất rằng màu lá ở hoa phấn ''Mirabilis'' này được di truyền qua tế bnào chất, chứ không phải là qua nhiễm sắc thể mang gen.<ref name="Miko">[http://www.nature.com/scitable/topicpage/Non-nuclear-Genes-and-Their-Inheritance-589 Miko, I. Non-nuclear genes and their inheritance. Nature Education 1(1), (2008)]</ref><ref>Biologie Schule - kompaktes Wissen: ''[http://www.biologie-schule.de/uniformitaetsregel.php Uniformitätsregel (1. Mendelsche Regel)]''</ref><ref>Frustfrei Lernen: ''[https://www.frustfrei-lernen.de/biologie/uniformitaetsregel.html Uniformitätsregel (1. Mendelsche Regel)]''</ref><ref>Spektrum Biologie: ''[http://www.spektrum.de/lexikon/biologie/unvollstaendige-dominanz/68637 Unvollständige Dominanz]''</ref>
 
== Chú thích ==