Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa Lư tứ trấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up, general fixes using AWB
Dòng 1:
[[Tập tin:Hoa Lu tu tran-Model.jpg|nhỏ|250px|phải|Các đền thờ trong không gian [[Hoa Lư]] tứ trấn]]
'''Hoa Lư tứ trấn''' là bốn vị thần trấn giữ các hướng đông, tây, nam, bắc của [[cố đô Hoa Lư]] trong tín ngưỡng dân gian [[Ninh Bình]].<ref>[https://dulich.dantri.com.vn/du-lich/truyen-thuyet-hoa-lu-tu-tran-20190222095355518.htm Truyền thuyết “Hoa Lư tứ trấn”]</ref> Bốn vị thần đó là: [[Động Thiên Tôn|Thần Thiên Tôn]], [[Thần Cao Sơn]], [[Thần Quý Minh]] và [[Lý Quốc Sư|Thần Không Lộ]]. Tương truyền, các vị thần này có công giúp đỡ, che chở [[kinh đô Hoa Lư]] nên được Vua Đinh Tiên Hoàng lập đền thờ ở 4 hướng cửa ngõ vào kinh thành. Sau này người dân cố đô tiếp tục thờ các vị thần này ở rất nhiều di tích trên địa bàn tỉnh [[Ninh Bình]], tạo nên một không gian văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần<ref>{{Chú thích web |url=http://www.thanglonghanoi.gov.vn/channel/21/2010/06/5787/#12PROfnmNz9w |ngày truy cập=2011-01-30 |tựa đề=Thăng Long Hà Nội: Bái Đính - địa linh ngôi Phật Việt |archive-date =2011-07- ngày 17 tháng 7 năm 2011 |archive-url=https://web.archive.org/web/20110717151540/http://www.thanglonghanoi.gov.vn/channel/21/2010/06/5787/#12PROfnmNz9w }}</ref>.
 
==Tổng quan==
Dòng 40:
Theo như thần phả các đền thờ Cao Sơn ở vùng núi đá phía tây [[Ninh Bình]] như: đền Láo ở xã [[Văn Phú, Nho Quan|Văn Phú]], [[Nho Quan]]; đền Núi Hầu (Yên Thắng - [[Yên Mô]]); đền Quèn Thờ (Đông Sơn - [[Tam Điệp]]); đền Sơn Thần (Gia Thủy - [[Nho Quan]]) và đền Cao Sơn (khu núi [[chùa Bái Đính]]) thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm (tức vùng núi phía tây [[Ninh Bình]] ngày nay), con thứ 17 vua [[Lạc Long Quân]], khi vâng mệnh vua anh (Hùng Vương thứ nhất) đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là [[Báng|Quang lang]] (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây [[báng|búng báng]]). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập đền thờ<ref>[http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30414&cn_id=80008 Phát hiện sắc phong thời Tây Sơn ở Đền Núi Hầu], Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập 2008-12-03.</ref>.
 
[[Thần Cao Sơn]] thờ ở [[đình Kim Liên]] - Hà Nội cũng là vị thần trấn Nam [[Thăng Long tứ trấn]], lại là Lạc tướng Vũ Lâm, một trong 50 người con của Lạc Long Quân - Âu Cơ. Thần tích đền này cho biết đền thờ chính của thần Cao Sơn ở huyện Phụng Hóa, nay là đền Láo ở [[Nho Quan]], [[Ninh Bình]].<ref>{{Chú thích web |url=http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Ngoi-den-tho-em-trai-Hung-Vuong-thu-nhat/20106/5004.vgp |ngày truy cập=2011-01-30 |tựa đề=Ngôi đền thờ em trai Hùng Vương thứ nhất |archive-date =2018-07- ngày 20 tháng 7 năm 2018 |archive-url=https://web.archive.org/web/20180720194935/http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Ngoi-den-tho-em-trai-Hung-Vuong-thu-nhat/20106/5004.vgp }}</ref> Vị thần này có công phù trợ quân [[Lê Tương Dực]] diệt được [[Lê Uy Mục|Uy Mục]], sau được dân làng Kim Liên rước về thờ và được phong là Cao Sơn đại vương trấn phía Nam kinh thành. Trong tín ngưỡng dân gian có ít nhất bốn vị thần Cao Sơn khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó, vị thần Cao Sơn ở Trung Quốc có tên trùng với thần Cao Sơn em Tản Viên, có ông bố Cao Khánh ngụ ở [[Trường Yên, Hoa Lư]] tức gần Phụng Hóa ([[Nho Quan]]), nơi cũng có đền thờ Cao Sơn.
 
Hiện nay, một số di tích ở vùng Thanh Trì ([[Hà Nội]]) hay đền thôn Tân, Khánh Lợi, Yên Khánh và đền Phúc Trung, xã Ninh Phúc ([[Ninh Bình]]) còn thờ Cao Sơn với vai trò là vị tướng của nhà Đinh.
Dòng 46:
===Trấn nam: Thần Quý Minh===
[[Tập tin:TrangAn13 DenTran2.JPG|nhỏ|phải|250px|Đền thờ thần Quý Minh ở thành [[Tràng An]]]]
Theo truyền thuyết dân gian [[cố đô Hoa Lư]], Đức Thánh Quý Minh Đại Vương là một vị thủy thần, là người có công trấn giữ vùng chiêm trũng ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng Duệ Vương (tức vua Hùng thứ 18). Người là một "thượng đẳng thần", được các nhà vua qua nhiều triều đại ban sắc phong, được nhân dân khắp xứ này thờ phụng. Đền chính được Vua [[Đinh Tiên Hoàng]] cho xây dựng tại thành Nam ([[Tràng An]]) ở [[cố đô Hoa Lư]], sau vua Trần Thái Tông cho xây dựng lại với quy mô như ngày nay.<ref>{{Chú thích web |url=http://vtc.vn/print/246417/index.htm |ngày truy cập=2011-01-30 |tựa đề=Vượt sông, leo núi dâng Tế Đức thánh Trần đất cố đô |archive-date =2014-04- ngày 22 tháng 4 năm 2014 |archive-url=https://web.archive.org/web/20140422233014/http://vtc.vn/print/246417/index.htm }}</ref> Xung quanh khu vực này còn nhiều đền thờ Quý Minh Đại Vương như: đền Dưỡng Khê, đền Quý Minh Đại Vương, đền Đô ở xã [[Ninh Nhất, Ninh Bình|Ninh Nhất]], [[chùa Đẩu Long]], đền Hiềm phường Phúc Thành [[ninh Bình (thành phố)|thành phố Ninh Bình]] Xa hơn là các di tích ở làng Thiện Trạo, xã Ninh Sơn và làng Phúc Trì, phường Nam Thành ([[ninh Bình (thành phố)|thành phố Ninh Bình]]), đền Miếu Sơn (Ninh Vân, [[Hoa Lư]]), đình Sinh Dược, đình Bình Khang (Liên Sơn, [[Gia Viễn]]), đình Trung Lận Khê (Khánh Thượng, [[Yên Mô]]).
 
Trên thực tế [[Cao Sơn (định hướng)|Cao Sơn]], Quý Minh được các thần tích ghi chép lại và được truyền thuyết hoá rất nhiều nơi với những dạng thức khác nhau như được ghi chép dưới dạng thần tích theo kết cấu hoàn chỉnh: sự ra đời, chiến công và hoá thân, cũng có khi họ hiện lên dưới báo mộng, phù trợ giúp các tướng lĩnh đời sau đánh giặc ngoại xâm.
Dòng 56:
Khác với 3 vị thần kia, vị thần Khổng Lồ trong truyền thuyết từ thời Đinh gắn liền với việc đắp núi, đào sông tạo ra thiên nhiên đất trời, cảnh vật. Đến thời Lý thì dân gian đã đồng nhất thần Khổng Lồ hóa kiếp đầu thai vào nhân vật lịch sử [[Nguyễn Minh Không]], vốn là danh nhân sinh ra trên quê hương Vua [[Đinh Tiên Hoàng]]. Do có nhiều công lao với triều Lý và thần dân, lại là người sáng lập nhiều chùa ở [[cố đô Hoa Lư]] nên ông được tôn sùng như là vị thánh trấn bắc [[Hoa Lư]] tứ trấn. Các giai thoại về Đức Thánh Nguyễn có sự pha trộn và hòa nhập cùng vị thần Khổng Lồ trong truyền thuyết [[Ninh Bình]], có thể đi lại bay lượn trên không, tạo ra những hòn núi, hang động, hồ đầm,...
 
[[Lý Quốc Sư]] có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với [[Trần Hưng Đạo]] sau này là những nhân vật lịch sử có thật được [[người Việt]] tôn sùng là ''đức thánh Nguyễn, đức thánh Trần''. Trong dân gian, [[Lý Quốc Sư|Nguyễn Minh Không]] còn được coi là một vị [[thánh (định hướng)|thánh]] trong [[tứ bất tử]] ở [[Việt Nam]] và ông tổ nghề đúc đồng. [[Lý Quốc Sư]] tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh tại xã Đàm Xá, phủ [[Tràng An]] (xã [[Gia Thắng]], [[Gia Viễn]], [[Ninh Bình]]). Khi tu hành đắc đạo, ông trở về quê nhà dựng nhiều chùa như chùa Viên Quang, [[chùa Địch Lộng]], [[động Am Tiên|chùa Am Tiên]], [[chùa Bái Đính]] để tu hành, lấy vị hiệu là Minh Không. Là một nhà sư tài danh lẫy lừng, Ông đã được coi là thần y khi chữa bệnh "hóa hổ" cho vua [[Lý Thần Tông]] và được phong làm [[Quốc sư]]. Khi ông mất rồi, rất nhiều đền chùa được dựng lên để thờ phụng. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "''Quốc sư Minh Không rất linh ứng. Phàm khi có tai ương hạn lụt, cầu đảo đều nghiệm cả''." Ông được các làng nghề đúc đồng suy tôn là ông tổ của nghề đúc đồng, là người góp phần tạo nên "[[Tứ đại khí]]" nổi tiếng ở nước Việt thời [[nhà Lý]] là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, tượng phật Quỳnh Lâm và Vạc Phổ Minh.
 
Tại [[Ninh Bình]] hiện có nhiều [[đền Thánh Nguyễn|đền thờ đức Thánh Nguyễn]] như ngôi đền ở trên mảnh đất sinh ra ông thuộc địa phận hai xã Gia Thắng - Gia Tiến, [[Gia Viễn]]. Đền thờ [[Lý Quốc Sư|Nguyễn Minh Không]] ở [[chùa Bái Đính]] là nơi ông đã phát hiện ra các động và biến chúng thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh cho vua [[Lý Thần Tông]]. Tại [[chùa Địch Lộng]] ở huyện [[Gia Viễn]], nơi được mệnh danh là "Nam thiện đệ tam động", tức động đẹp thứ ba của trời Nam cũng có đền thờ và tượng của ông. Khu di tích [[động Hoa Lư]] thì phối thờ tượng ông cùng với tượng vua [[Đinh Tiên Hoàng]] trong ngôi đền cổ. [[Lý Quốc Sư]] còn được thờ ở đình Ngô Đồng, xã Gia Phú, Gia Viễn và đền thờ Tô Hiến Thành ở bên [[sông Hoàng Long]], [[chùa Nhất Trụ]] và [[động Am Tiên]] ở [[cố đô Hoa Lư]]. Tại đền Thượng xã Khánh Phú và đền Tam Thánh ở xã Khánh An, [[Yên Khánh]] ông được suy tôn là đức thánh cả.
Dòng 107:
*[http://www.laodong.com.vn/Home/Dinh-Kim-Lien/20075/34790.laodong Đình Kim Liên thờ Cao Sơn đại vương]
* [http://dantri.com.vn/c25/s20-393692/500-thuyen-ruoc-tham-du-le-te-duc-thanh-den-tran.htm 500 thuyền rước tham dự lễ tế Đức Thánh đền Trần]
*[http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-va-nghe-thuat/kien-truc-phat-giao/69-lch-s-chua-ly-triu-quc-s.html Lịch sử Lý Triều Quốc Sư] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20101225145045/http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-va-nghe-thuat/kien-truc-phat-giao/69-lch-s-chua-ly-triu-quc-s.html |date =2010-12- ngày 25 tháng 12 năm 2010}}
*[http://www.ninhbinhtourism.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=85\ Đền thờ đức thánh Nguyễn]{{Liên kết hỏng|date =2021-03- ngày 12 tháng 3 năm 2021 |bot=InternetArchiveBot }}
*[http://www.quehuong.org.vn/nr050307131435/nr050106094245/nr050112153408/ns060606092604/newsitem_print_preview\ Đất sinh vương sinh thánh]{{Liên kết hỏng|date = ngày 2 tháng 5 năm 2021-05-02 |bot=InternetArchiveBot }}
*[http://www.hannom.org.vn/default.asp?CatID=680 Bài ''Vấn đề tiểu sử hai thiền sư đời Lý: Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không'' của Phạm Đức Duật trên Tạp chí Hán Nôm, Số 6 (91) 2008; Tr.62-70.]