Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiền Tần”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tham khảo: clean up, general fixes using AWB
Huynhucc (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 128:
Thực ra, nguy cơ tái chia cắt đã tồn tại ngay khi Phù Kiên thống nhất, vì trong hàng ngũ tướng sĩ của ông, có nhiều người dị tộc được ông thu phục, đã manh tâm ly khai.
 
Năm 383, các tướng họ Mộ Dung, con cháu nước Tiền Yên cũ, đã tách riêng khỏi đại quân Tiền Tần tháo chạy về phía bắc, lập lực lượng riêng chống lại Phù Kiên. Ngay trong hàng ngũ các tướng họ Mộ Dung cũng chia cắt và không thần phục nhau. Con Tiền Yên vương Mộ Dung Tuấn là [[Mộ Dung Thùy]] lập ra nước [[Hậu Yên]], một tướng khác là [[Mộ Dung Xung]] (em trai [[Mộ Dung Hoằng]], con trai [[Mộ Dung Tuấn]]) chiếm vùng Sơn Tây lập ra nước [[Tây Yên]].
 
Năm sau, một đại tướng người Khương là [[Diêu Tràng]], nhân bị sai đi đánh Tây Yên bại trận, sợ bị Phù Kiên bắt tội, bèn ly khai, lập ra nước [[Hậu Tần]].
 
Khi cầm đại quân xuống phía nam, Phù Kiên đã giao cho tướng [[Lã Quang]] (cũng người dân tộc Chi) đi dẹp các nước thiểu số phía tây thuộc nước [[Tiền Lương]] cũ và nhân bắt một mỹ nhân nổi tiếng của vùng ấy mang về cho ông. Dẹp xong vùng [[Tây Lương]], Quang nhân [[Phù Kiên]] bại trận bèn cắt đất Lương xưng làm Lương vương, lấy luôn mỹ nhân đó và lập ra nước [[Hậu Lương]] (384).
 
Năm sau, một thủ lĩnh người Tiên Ti khác là [[Khuất Phục Quốc Nhân]] cũng nổi dậy xé đất Tần, lập ra nước [[Tây Tần]] (ở vùng [[Cam Túc]] ngày nay).
 
Dòng dõi nước Bắc Đại cũ là [[Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế|Thác Bạt Khuê]] (cháu nội Thác Bạt Thập Dực Kiền), được một số cựu thần trung thành, nhân khi thiên hạ đại loạn, đón lập làm vua, tái lập nước Bắc Đại, đến năm 386 đổi tên là Nguỵ, sử gọi là [[Bắc Ngụy|Bắc Nguỵ]].