Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Julius Caesar”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
n Rối
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 56:
Các thành công quân sự lớn lao của Caesar đã mang lại cho ông quyền lực quân sự tối thượng; đe dọa đến chỗ đứng của Pompey, người đã ngả về phe của [[Viện Nguyên lão La Mã|Viện Nguyên lão]] sau khi Crassus mất trong [[trận Carrhae]] năm [[53 TCN]]. Sau khi chiến cuộc xứ Gaule đến hồi kết, Caesar được lệnh phải từ bỏ quyền chỉ huy quân sự và trở về Roma. Caesar bất tuân lệnh này và thay vào đó ông rời khỏi khu vực tài phán của mình, vượt [[sông Rubicon]] tiến vào Roma với một [[Legio XIII Gemina|binh đoàn La Mã]] vào năm [[49 TCN]]. Kết quả là nội chiến nổ ra ở La Mã, với chiến thắng sau cùng thuộc về Caesar.
 
Sau khi lên nắm quyền ở [[Roma]], Caesar bắt đầu tiến hành một loạt chương trình cải cách xã hội lẫn chính quyền, bao gồm cả việc tạo ra và áp dụng [[lịch Julius]]. Bên cạnh đó, ông có tiến hành tập trung quyền lực cho chính quyền [[cộng hòa]] và trở thành một ''Dictator perpetuo'' (Độc tài trọn đời) với nhiều quyền lực chưa từng có. Tuy nhiên những mâu thuẫn chính trị vẫn chưa được giải quyết, và vào ngày Idus Martiae ([[15 tháng 3]]) năm [[44 TCN]], một nhóm Nguyên lão nổi loạn do [[Marcus Junius Brutus]] lãnh đạo [[Vụ ám sát Julius Caesar|đã mưu sát thành công Caesar]]. Việc này khiến cho một loạt cuộc nội chiến nổi ra liên tiếp sau đó ở La Mã, kết thúc với việc chính quyền theo thể chế [[Cộng hòa]] không bao giờ được khôi phục và [[Gaius Octavius Octavianus]], cháu trai và cũng là người thừa kế được chỉ định của Caesar, lên nắm quyền lực tuyệt đối với danh hiệu [[Augustus]] sau khi đánh bại tất cả các đối thủ khác. Việc Augustus củng cố quyền lực đã đánh dấu sự bắt đầu của [[Đế quốc La Mã|Đế chế La Mã]].
 
Những chiến dịch quân sự của Caesar được biết đến một cách chi tiết qua những bài viết ''[[Commentarii]]'' (bài tường thuật) của ông, và nhiều chi tiết khác về cuộc đời của ông được ghi nhận lại bởi những sử gia như [[Appian]], [[Suetonius]], [[Plutarchus|Plutarch]], [[Cassius Dio]] và [[Strabo]]. Những thông tin khác được thu thập từ những nguồn tin tức xuất hiện đương thời như là những bức thư và bài diễn văn của [[Cicero]], những bài thơ của [[Catullus]] và những bài viết của sử gia [[Sallus]]. Caesar được nhiều sử gia đánh giá là một trong những nhà quân sự và chính trị gia lỗi lạc nhất trong [[lịch sử thế giới]].<ref>Tucker, Spencer (2010). Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict. ABC-CLIO. p. 68.</ref>