Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Fluor”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sửa liên kết
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 130:
Trong các nguyên tố, fluor là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong vũ trụ và thứ 13 trong lớp [[vỏ Trái Đất]]. [[Fluorit]], nguồn khoáng vật cơ bản của fluor và được lấy làm tên nguyên tố, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1529; vì nó được cho thêm vào quặng kim loại để làm hạ [[điểm nóng chảy]] trong [[nấu luyện]] nên từ ''fluo'', có nghĩa là "dòng chảy" trong [[tiếng Latinh]], được lấy làm tên của khoáng vật này. Được cho là một nguyên tố hóa học vào năm 1810, fluor lúc bấy giờ là một chất gây nguy hiểm và khó phân lập từ các hợp chất của nó, và một số nhà khoa học thời điểm đó bị thương tật hoặc tử vong khi cố gắng thực hiện thí nghiệm này. Phải đến năm 1886, nhà hóa học người [[Pháp]] [[Henri Moissan]] mới phân lập được nguyên tố fluor qua [[điện phân]] ở nhiệt độ thấp, một quá trình vẫn còn được áp dụng trong sản xuất hiện đại. Công cuộc sản xuất khí fluor trong công nghiệp để [[làm giàu uranium|làm giàu urani]], một trong những ứng dụng lớn nhất của fluor, bắt đầu từ [[dự án Manhattan]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]].
 
Do vấn đề về chi phí tinh chế fluor tinh khiết, đa số ứng dụng thương mại chủ yếu đến từ các hợp chất của nó, trong đó khoảng một nửa fluorit khai thác được sử dụng trong chế tạo thép. Lượng fluorit còn lại được chuyển thành [[hydro fluoride]] ăn mòn để sản xuất fluoride hữu cơ hoặc [[cryôlit|cryolite]], chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình [[Công nghệ Hall-Héroult|luyện nhôm]]. Fluoride hữu cơ rất bền về mặt hóa học và nhiệt, thường được sử dụng làm [[chất làm lạnh]], chất cách điện và trong chế tạo dụng cụ nhà bếp (dưới dạng [[Polytetrafluoroethylen|PTFE]] hay Teflon). Một số loại dược phẩm như [[atorvastatin]] và [[fluoxetine|fluorxetine]] cũng chứa fluor, và [[Fluoride|ion fluoride]] làm ức chế ổ răng, được sử dụng trong [[kem đánh răng]] và fluor hóa nước. Doanh số của các sản phẩm hóa học liên quan đến fluor ước tính khoảng hơn 15 tỷ [[Đô la Mỹ|USD]] mỗi năm.
 
Khí fluorocarbon là loại [[khí nhà kính]] với nguy cơ gây [[ấm lên toàn cầu]] cao hơn từ 100 đến 20.000 lần so với [[carbon dioxide]]. Các hợp chất organofluorine tồn tại lâu trong môi trường do độ bền của liên kết giữa carbon và fluor. Fluor không có vai trò trao đổi chất ở động vật; một số thực vật tổng hợp chất độc organofluorine để ngăn chặn các loài [[động vật ăn thực vật]].
Dòng 379:
Khoảng 20% dược phẩm hiện đại có chứa fluor.<ref name="Emsley 2011 178">{{harvnb|Emsley|2011|p=178}}.</ref> Một trong số đó, thuốc làm giảm cholesterol [[atorvastatin]] (Lipitor), có doanh thu nhiều hơn bất kỳ loại thuốc nào khác đến khi nó trở thành thuốc gốc vào năm 2011.<ref name="url_Crain's_2011">{{Harvnb|Johnson|2011}}.</ref> Thuốc kê toa chữa hen phế quản [[Fluticasone/salmeterol|Seretide]] với doanh số đứng trong top 10 vào giữa thập niên 2000 chứa hai thành phần công hiệu, trong đó [[fluticasone]] là chất đã fluor hóa.<ref name="Swinson">{{harvnb|Swinson|2005}}.</ref> Nhiều loại dược phẩm được fluor hóa để làm chậm lại thời điểm bất hoạt do liên kết carbon–fluor rất bền.<ref name="Hagmann">{{harvnb|Hagmann|2008}}.</ref> Fluor hóa cũng làm tăng [[tính tan trong chất mỡ]] do liên kết này có tính kỵ nước cao hơn liên kết carbon–hydro, và tính chất này ảnh hưởng đến sự xâm nhập của thuốc lên màng tế bào, kéo theo [[sinh khả dụng]] tăng lên.<ref name="Swinson" />
 
[[Thuốc chống trầm cảm ba vòng]] cùng một số loại [[thuốc chống trầm cảm]] khác trước những năm 1980 có một số tác dụng phụ do sự can thiệp không chọn lọc của chúng với [[chất dẫn truyền thần kinh]] thay vì tác nhân chính [[serotonin]]; [[fluoxetine|fluorxetin]] đã fluor hóa trở thành một trong những loại thuốc đầu tiên tránh được vấn đề này. Nhiều loại thuốc chống trầm cảm ngày nay cũng có tác dụng tương tự, bao gồm [[thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc]]: [[citalopram]] cùng đồng phân [[escitalopram]], [[fluvoxamine]] và [[paroxetine]].<ref>{{Harvnb|Mitchell|2004|pp=[https://books.google.com/books?id=Duy5_XAD-vgC&pg=PA37 37–39]}}.</ref><ref>{{Harvnb|Preskorn|1996|loc=[https://web.archive.org/web/20200416132626/https://www.preskorn.com/books/ssri_s2.html chương 2]}}.</ref> [[Quinolone]] là [[kháng sinh phổ rộng]] nhân tạo thường được fluor hóa để làm tăng phổ tắc dụng. Chúng bao gồm [[Ciprofloxacin|ciprofluorxacinciprofloxacin]] và [[Levofloxacin|levofluorxacinlevofloxacin]].<ref>{{harvnb|Werner và đồng nghiệp|2011}}.</ref><ref>{{Harvnb|Brody|2012}}.</ref><ref name="pmid17342653">{{harvnb|Nelson và đồng nghiệp|2007}}.</ref><ref>{{harvnb|King|Malone|Lilley|2000}}.</ref> Fluor cũng có trong một số loại steroid:<ref>{{harvnb|Parente|2001|p=[https://books.google.com/books?id=fsfnKeFflUoC&pg=PA40 40]}}.</ref> [[fludrocortisone]] là một loại [[mineralocorticoid]] làm tăng huyết áp, còn [[triamcinolone]] và [[dexamethasone]] là các [[glucocorticoid]] mạnh.<ref name="dontburn">{{harvnb|Raj|Erdine|2012|p=[https://books.google.com/books?id=SQDge93GucMC&pg=PA58 58]}}.</ref> Đa số thuốc gây mê hít vào được fluor hóa mạnh; thuốc đầu tiên như vậy, [[halothane]], có tính trơ và hiệu nghiệm lớn hơn nhiều so với các loại khác cùng thời. Các hợp chất về sau chẳng hạn như [[ete|ether]] đã fluor hóa, trong đó gồm [[sevoflurane]] và [[desflurane]], được xem là tốt hơn halothan và gần như không tan trong máu, cho phép thời gian tỉnh lại nhanh hơn.<ref name="fut">{{harvnb|Filler|Saha|2009}}.</ref><ref name="anestetics">{{harvnb|Bégué|Bonnet-Delpon|2008|pp=[https://books.google.com/books?id=QMVSvZ-R7I0C&pg=PA335 335–336]}}.</ref>
 
=== Chụp PET ===