Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Kính Vũ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
clean up, general fixes, replaced: , → ,, “ → ", ” → " using AWB
Dòng 82:
[[Nhà Thanh]] thấy Mạc Kính Vũ ngả theo Ngô Tam Quế nên không hậu thuẫn nữa. Trong khi đó, [[chúa Trịnh]] cũng đã đình chiến với [[chúa Nguyễn]] trong Nam vào năm [[1672]] nên tập trung lực lượng củng cố miền bắc. [[Chúa Trịnh]] đưa thư cho tướng nhà Thanh là Lại Tháp Lị, kể rõ tội trạng Kính Vũ; rồi sai [[Đinh Văn Tả]], Nguyễn Hữu Đăng đem quân đi đánh.
 
Tháng 8 năm [[1677]], [[Đinh Văn Tả]] mang quân đi đánh Kính Vũ một lần nữa ở [[Cao Bằng]]. Mạc Kính Vũ bị thua trận, lui về cố thủ ở thành [[Phục Hòa]] trong 8 năm, đến năm 1685 bị quân Lê vây đánh phải chạy sang Long Châu (Trung Quốc).<ref>[https://mactoc.com/vua-mac-kinh-vu-giu-thanh-phuc-hoa-8-nam-1677-1685]</ref>
 
Sau đó, sử không chép rõ kết cục của Mạc Kính Vũ. Theo [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]], năm [[1683]], khi nhà Thanh trao trả tù binh nhà Mạc cho nhà Lê, chỉ thấy nhắc đến "bọn Kính Liêu". Không rõ Mạc Kính Vũ chết già hay bị giết ở [[Trung Quốc]].
Dòng 93:
Theo ghi chép trong [[Thanh thực lục]] và [[Thanh sử cảo]] thì năm [[1661]], nhận thấy nhà [[Nam Minh]] đã sắp cáo chung, người đứng đầu chính quyền họ Mạc ở Cao Bằng là [[Mạc Kính Diệu]] sai sứ sang [[nhà Thanh]] cầu phong. Thanh đế [[Khang Hy]] phong cho Mạc Kính Diệu chức Quy Hóa tướng quân, cuối năm đó lại phong cho con của Kính Diệu là [[Mạc Nguyên Thanh]] làm [[An Nam đô thống sứ|An Nam Đô thống sứ]]. Các nhà nghiên cứu lịch sử qua đối chiếu các thư tịch của [[Việt Nam]] và [[Trung Quốc]] đã thống nhất quan điểm Mạc Kính Vũ chính là Mạc Kính Diệu, vì Mạc Kính Khoan đã mất từ năm [[1638]] cho nên không thể là Mạc Kính Diệu, trong lịch sử không hiếm những vị [[An Nam quốc vương|quốc vương An Nam]] ở trong nước dùng tên khác mà khi quan hệ ngoại giao thì lại lấy tên khác. Sử sách [[Việt Nam]] ghi nhận Mạc Kính Vũ cầm quyền đến năm [[1677]] mới bị đánh bật khỏi [[Cao Bằng]] chạy sang Long Châu - Trung Quốc mà không đề cập tới Mạc Nguyên Thanh, trong khi đó sử [[Trung Quốc]] lại chép từ năm [[1661]] Mạc Nguyên Thanh đã chấp chính ở Cao Bằng cho đến năm [[1681]] với niên hiệu ''Vĩnh Xương''. Do đó có nhiều khả năng về đối nội danh nghĩa vẫn là Mạc Kính Vũ làm vua, còn đối ngoại đều do Mạc Nguyên Thanh chủ trì. Các tài liệu Việt Nam đều cho rằng Mạc Kính Vũ không có miếu hiệu và thụy hiệu, nhưng nhà [[sử học]] Trung Quốc [[Ngưu Quân Khải]] trong cuốn sách ''Việt Nam Mạc thị gia tộc dữ Trung Quốc quan hệ nghiên cứu'' đã chỉ rõ [[miếu hiệu]] của ông là '''[[Minh Tông]]''', còn [[thụy hiệu]] là ''Trang Thiên Huệ Địa Cảnh Văn Di Vũ '''Khai Hoàng đế'''''.
 
Qua tài liệu Trung Quốc, [[Chu Xuân Giao]] phát hiện ra việc đột ngột biến mất của vua Mạc Kính Diệu vào năm [[1661]], như sau: “Mạc"Mạc Kính Diệu cùng con là Mạc Nguyên Thanh, vào tháng 5 năm [[1661]], trên đường đến kinh đô nhà Thanh, đã ghé thăm [[Quảng Châu]], gặp gỡ [[Thượng Khả Hỉ]]. Từ cuối năm 1661, liên quan đến nhà Mạc ở [[Cao Bằng]], chỉ còn thấy sử liệu nhà Thanh nhắc đến hành trạng của Mạc Nguyên Thanh mà thôi”thôi". Có thể đặt hai giả thiết về việc này, hai giả thiết đó của tác giả là:
# Vua Mạc đã mất tại Trung Quốc năm [[1661]], vì sử nhà Thanh ghi rằng chức An Nam Đô thống sứ lẽ ra phong cho Mạc Kính Diệu, nhưng Diệu đã mất nên mới phong cho con là Mạc Nguyên Thanh. Nguyên văn: 越南先稱安南。順治初,安南都統使莫敬耀來歸,未及授爵而卒,尋授其子莫元清爲安南都統使。<ref>[https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7%A8%BF/%E5%8D%B7527 ''Thanh sử cảo, Việt Nam truyện'']</ref>
# Vua Mạc đã bí mật về [[Việt Nam]] giữ vai trò như là [[Thái thượng hoàng]], vì theo sử Việt Nam thì Mạc Kính Vũ tại vị đến năm [[1677]] mới bị đánh bại rồi trốn chạy sang Trung Quốc.<ref>[http://vanhien.vn/news/Hoang-de-Mac-Kinh-Vu-Nhung-nam-cuoi-doi-va-vung-dat-Vinh-Phuc-22614 ''Hoàng đế Mạc Kính Vũ: Những năm cuối đời và vùng đất Vĩnh Phúc''] GS TSKH Phan Đăng Nhật, Thứ Năm, 03/07/2014 02:33 GMT+7.</ref>
Theo Khâm định việt sử thông giám cương mục chính biên quyển 33 thì Mạc Kính Vũ chính là Mạc Nguyên Thanh và là con của Mạc Kính Diệu. Nguyên văn:
 
Trước đây, Mạc Kính Diệu sang đầu hàng nhà Thanh, ,chưa kịp nhận tước phong, Diệu đã mất, con Diệu là Kính Vũ nối nghiệp cha, tiếm xưng niên hiệu Thuận Đức, đặt tên giả cho Nguyên Thanh. Nhà Thanh trao cho chức An Nam đố thống sứ, theo như hiệu cũ mà nhà Thanh đã phong cho Đăng Dung khi trước.
 
Lời cẩn án -