Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cửa Tư Hiền”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
→‎Cửa Tư Hiền dấu ấn của tự nhiên và lịch sử: clean up, general fixes, replaced: “ → " (8), ” → " (8) using AWB
Dòng 36:
Đầm Cầu Hai có diện tích lớn nhất, rộng 11.200 ha, hình bán nguyệt, vòng cung hướng về phía quốc lộ 1A, chỗ rộng nhất lên tới 6 km (Đá Bạc- Túy Vân), từ đầm Thủy Tú đến Vĩnh Phong (núi Rẫm) 11 km, từ cửa sông Đại Giang đến đèo Phước Tượng 17 km,  sâu trung bình từ 1 đến 1,5 m, có chỗ sâu nhất trên 2 m. Kể từ khi có có Thuận An (1404), Tư Hiền thành cửa phụ nên đầm Cầu Hai bị phù sa bồi  nông trung bình 1mm đến 1,4mm mỗi năm.
 
Trong đề tài nghiên cứu  hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai của 4 tác giả Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Văn Tiến công bố ở “Nghiên"Nghiên cứu Huế Tập 3-2002”2002" đã có sự nhầm lẫn nghiêm trọng trong cách gọi tên cửa biển Tư Hiền ở vị trí Vinh Hiền và Lộc Bình! Các tác giả ấy gọi một cửa là Tư Hiền, một cửa là Lộc Thủy. Tôi khẳng định, từ xa xưa cho đến nay, nước từ đầm Cầu Hai thoát ra biển không hề qua của biển nào có tên là của Lộc Thủy cả và nước từ đầm Cầu Hai không thể chảy qua trên địa phận xã Lộc thủy được để  goi nó là cửa Lộc Thủy. Một số thư tịch ghi “cửa"cửa biển sát mũi Chân Mây Tây, Lộc Thủy." Cần hiểu rằng: Mũi Chân Mây Tây thuộc Lộc Thủy chứ không phải cửa biển nằm ở địa phận xã Lộc Thủy. Huyện Phú Lộc có 2 mũi Chân Mây. Chân Mây Đông là chỗ Cảng Chân Mây hiện nay.  Chân Mây Tây là nơi hiện nay có những công trình xây dựng của khu nghỉ dưỡng cao cấp nước ngoài đầu tư. Có ai tự gọi cửa biển ấy là cửa Vĩnh Phong đâu mặc dù có tư liệu cổ có ghi " cửa biển gần núi Vĩnh Phong?" Vì cửa Tư Hiền luôn thay đổi vị trí, hai vị trí cách nhau khoảng 3 km. Cửa Tư Hiền ở vị trí gần chân núi Phụ An (núi Đồng Đò), dân địa phương gọi là cửa Mới.còn cửa Tư Hiền ở vị trí gần núi Vĩnh Phong, sát mũi Chân Mây Tây thì gọi là cửa Cũ. Vùng cửa Cũ trước thuộc xã Vinh Hiền, khi xã Lộc Bình thành lập (sau 1975) thì thuộc xã Lộc Bình. Vì lẽ đó, gần đây  có người tự gọi cửa Cũ ấy là cửa Lộc Bình! Trong các cách gọi trên thì gọi cửa Lộc Thủy là sai hoàn toàn, gọi cửa Lộc Bình là dựa vào tên địa phương có cửa biển mới dùng gần đây chưa phổ biến, gọi cửa Cũ là cách gọi dân gian phổ biến từ lâu đời. Vậy Thế nào là cũ, thế nào là mới,  vì  2 vị trí này thay nhau lấp mở nhiều lần!
 
Tôi tạm gọi cửa Tư Hiền ở vị trí phía trên, gần núi Phụ An (núi Đồng Đò) là cửa Tư Hiền trên; cửa Tư Hiền ở vị trí phía dưới, gần núi Vĩnh Phong, sát mũi Chân Mây Tây là cửa Tư Hiền dưới để tránh lẫn lộn, nhầm lẫn đối với người đọc.
Dòng 42:
- Thời còn thuộc Chăm Pa (1306 trở về trước), đầm Cầu Hai có tên là đầm Ô Long nên cửa biển có tên Ô Long hải khẩu. Trong kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ 2 (1284-1285), 10 vạn quân giặc do Toa Đô chỉ huy sau khi không khuất phục được Chiêm Thành đã lui quân vào cửa Ô Long đóng ở vùng đầm Ô Long để làm gọng kìm tấn công mặt nam Đại Việt, lúc Thoát Hoan đánh Đại Việt từ phía bắc.
 
- Khi thuộc về Đại Việt (từ 1306), đầm Cầu Hai có tên Nhi Hải. " Nhi Hải hữu thần lãng, thần lãng phúc nhân chu”chu", nghĩa là Nhi Hải có sóng thần, sóng thần nhấn chìm thuyền của dân. Vì lẽ đó, đầm Cầu hai lúc bấy giờ còn được gọi là hồ Đại Lãng (hồ có sóng lớn). Dân địa phương gọi là sông Nhi. Với sự kiện Huyền Trân trên đường vào làm vợ vua Chiêm, theo đường biển vào cửa Ô Long, nghỉ lại tại đảo Mai Vàng (nay là cồn Mai sau trường tiểu học Hiền An), sau đó theo thủy đạo nội địa lên Huế rồi đi đường bộ vượt Hải Vân vào nam, cửa Ô Long được đổi thành Tư Dung (nhớ người con gái đẹp- Huyền Trân).
 
- Năm 1361, quân Chiêm vào cửa Tư Dung, tiến lên đánh thành Hóa Châu. Quân, dân vùng Hóa Châu phải chiến đấu suốt 5 tháng mới  đẩy lui được giặc. Sau sự việc nầy, triều đình Nhà Trần cho lập đồn canh, tăng quân để giữ của Tư Dung.
 
- Tháng Giêng Tân Mão (1471), Lê thánh Tông trên đường vào đánh Chăm Pa đã vào cửa Tư Dung lập hành cung nghỉ chân, cho thủy quân ra biển luyện tập. Tháng Ba, vua đi thuyền lên ngã ba Sình thăm chùa Sùng Hóa, ở lại làng Lại Ân, ngắm cảnh sông Kim Trà (sông Hương), vua lấy một người con gái làng Hòa Duân nạp cung mang về Thăng long, sau cô nầy sinh ra hoàng tử Triệu vương. Cuối tháng Ba, thời tiết thuận lợi, vua xuất quân ra cửa Tư Dung đem đại binh vào đánh thành Đồ Bàn.  Theo ĐạiNamnhất thống chí, vua Lê Thánh Tông có nhận định về địa thế Tư Dung như sau: " Núi sông hùng vĩ lắm thay. Đời sau sẽ có kẻ anh hùng chiếm cứ chỗ này”này", " Nhị bách quan hà thử yếu xung”xung" (ý nói đây là chỗ hiểm trở, hai người có thể chống nổi trăm người).
 
- 1527 Nhà Mạc thành lập, do kị húy vua Mạc Đăng Dung nên cửa Tư Dung đổi thành Tư Khách. Tên gọi nầy dùng cho đến năm 1592 lúc Nhà Mạc sụp đổ.
Dòng 56:
- Tháng 5 năm 1786 (Bính Ngọ), Nguyễn Huệ vào cửa Tư Dung, theo nội thủy lên đánh chiếm Phú Xuân, đuổi quân Trịnh chạy ra Bắc.  Sau đó, thủy quân Tây Sơn lại ra cửa Tư Dung theo đường biển tiến ra Bắc lần thứ nhất với danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh để diệt nhà Trịnh.
 
- Sau khi đánh thắng quân Thanh đầu mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), Vua Quang Trung ngự già về Tư Dung thị sát trận địa để lập kế hoạch phòng thủ chung quanh Phú Xuân. Ngô Thì Nhậm được tòng giá. Bài “Phụng"Phụng chế Tư Dung hải môn tức cảnh”cảnh" trong tập Thu Cận Dương Ngôn của ông có nói đến việc nầy: “Thuyền"Thuyền ngự đến Tư Dung. Vua sai làm thơ tức cảnh…Cửa này có núi Long, núi Ngựa nhô ra ngoài biển…Dòng nước khuất khúc như hình chữ ất đổ ra biển”biển". Theo cách miêu tả ấy thì cửa Tư Dung mà vua Quang Trung về thị sát lúc ấy là cửa Tư Dung cũ, tức cửa dưới.
 
- Ngày 11/6/1801 nhằm ngày 1 tháng 5 năm Tân Dậu, Thủy quân Nguyễn Ánh do Lê Văn Duyệt và Lê Chất chỉ huy  tấn công 2 vạn quân Tây Sơn ở phòng tuyến Tư Dung - Linh Thái do phò mã Nguyễn Văn Trị chỉ huy. Quân  Nguyễn Ánh nhân đêm tối vượt bờ Hà Trung đánh bất ngờ, quân Tây Sơn thua, Nguyễn Văn Trị bị bắt sống ở Trường Hà.