Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mộ Dung Thùy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 108:
Năm 395, do Bắc Ngụy liên tục cướp phá vùng biên giới nên Mộ Dung Thùy đã cử [[Mộ Dung Bảo]], [[Mộ Dung Nông]], [[Mộ Dung Lân]], [[Mộ Dung Đức]] và [[Mộ Dung Thiệu]] dẫn khoảng 9 vạn quân đi thảo phạt Bắc Ngụy, trong đó Mộ Dung Bảo là chỉ huy. Thác Bạt Khuê đã rút quân khỏi kinh thành Thịnh Lạc (盛樂, nay thuộc [[Hohhot]], [[Nội Mông]]) về phía tây Hoàng Hà. Quân của Mộ Dung Bảo đã đuổi theo và cuối cùng thì kiệt sức, Thác Bạt Khuê loan tin đồn thất thiệt rằng Mộ Dung Thùy đã chết, và điều này khiến quân Hậu Yên trở nên lo lắng. Trong khi đó, một số người ủng hộ của Mộ Dung Lân đã nghĩ đến việc tiến hành chính biến để giúp Mộ Dung Lân lên làm hoàng đế, và mặc dù bản thân Mộ Dung Lân không tự mình dính líu thì việc này cũng khiến hai bên nghi kị lẫn nhau. Mộ Dung Bảo do vậy quyết định rút quân. Vào mùa đông năm 395, quân Bắc Ngụy phục kích quân Hậu Yên trong [[trận Tham Hợp Pha]], giết được nhiều quan Hậu Yên và bắt giữ phần lớn số còn lại. Mộ Dung Bảo và một số tướng lĩnh đã chạy thoát. Ban đầu, Thác Bạt Khuê định thả quân Hậu Yên bị bắt để thể hiện lòng nhân từ, song vì nghe theo lời cảnh báo của Khả Tần Kiến (可頻建) rằng nếu làm vậy sẽ cho phép quân Hậu Yên khôi phục được lực lượng một cách nhanh chóng nên Thác Bạt Khuê đã cho tàn sát tất cả lính Hậu Yên bị bắt giữ.
 
Mộ Dung Bảo cảm thấy bị làm nhục và khẩn cầu phụ hoàng khởi động một chiến dịch khác để chống lại Bắc Ngụy, và Mộ Dung Đức cũng khẩn cầu Mộ Dung Thùy làm như vậy. Vì thế, ông đã triệu Cao Dương vương [[Mộ Dung Long]] và Mộ Dung Thịnh quay trở lại kinh thành Trung Sơn cùng với quân tăng viện ở phía bắc của đất nước, sẵn sàng mở một cuộc tấn công chống Bắc Ngụy vào năm 396. Mộ Dung Thùy sau đó cho mở chiến dịch và nhanh chóng chiếm được Bình Thành (平城, nay thuộc [[Đại Đồng, Sơn Tây|Đại Đồng]], [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]]) của Bắc Ngụy và nhắm đến Thịnh Lạc, Thác Bạt Khuê trong hoảng loạn đã nghĩ đến việc một lần nữa bỏ Thịnh Lạc. Tuy nhiên. khi Mộ Dung Thùy dẫn quân qua Tham Hợp pha, lính Hậu Yên trông thấy thi thể của các binh lính đồng hương đã chết trong trận trước đó và bắt đầu than khóc, Mộ Dung Thùy trở nên tức giận và xấu hổ đến nỗi đã lâm bệnh. Quân Hậu Yên bắt đầu rút lui và trên đường trở lại Trung Sơn, Mộ Dung Thùy đã qua đời ở Thượng Cốc (上谷, nay thuộc [[Trương Gia Khẩu]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]), thọ 71 tuổi. Cái chết của ông đã không được thôngcông báobố cho đến khi quân Hậu Yên đến được Trung Sơn. Mộ Dung Bảo lên kế vị song chỉ ít hơn một năm sau đó, hầu hết lãnh thổ Hậu Yên đã rơi vào tay Bắc Ngụy.
 
==Tham khảo==