Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Sảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n {{tham khảo|2}} → {{tham khảo|30em}}
n Fix thể loại năm sinh, năm mất
Dòng 1:
'''Tào Sảng''' ([[chữ Hán]]:曹爽, ? - [[9 tháng 2]], [[249]]), [[biểu tự]] '''Chiêu Bá''' (昭伯), là một [[nhà quân sự]] và [[nhà chính trị]] quan trọng của triều đại [[Tào Ngụy]] trong thời kỳ [[Tam Quốc]] của [[lịch sử Trung Quốc]].
 
Ông được biết đến vì là quyền thần đáng kể chống lại [[Tư Mã Ý]] dưới thời Ngụy đế [[Tào Phương]], gây nên một chuỗi căng thẳng trong chính quyền Tào Ngụy và dẫn đến kết cục [[sự biến Cao Bình Lăng]], khiến một lượng lớn đáng kể tông thất họ Tào bị tiêu diệt và đánh dấu quyền hành tuyệt đối của họ Tư Mã kể từ đây.
Dòng 8:
Sau khi Thái tử Tào Duệ lên ngôi, Tào Sảng được bổ làm ''Tán kị Đãi lang'' (散騎待郎), sau thăng ''Thành môn Giáo úy'' (城門校尉) kiêm ''Tán kị Thường thị'' (散騎常侍). Sau lại chuyển nhậm ''Vũ Vệ tướng quân'' (武衛將軍), ra vào cung cấm rất rất thân cận với Ngụy Đế Tào Duệ.
 
Năm Thái Hòa thứ 5 ([[231]]), cha ông Tào Chân qua đời, ông thừa tập tước vị '''Thiệu Lăng hầu''' (邵陵侯).
 
==Đại thần Tào Ngụy==
Dòng 17:
Ban đầu, Tào Sảng và Tư Mã Ý cùng chia sẻ quyền lực, nhưng Tào Sảng nhanh chóng dùng một số thủ đoạn chính trị để đề cao Tư Mã Ý với các chức danh như ''[[Đại Thái phó]]'' trong khi gạt bỏ quyền lực thực sự khỏi tay ông ta. Tào Sảng sau đó đưa ra mọi quyết định quan trọng và không cần hỏi ý kiến Tư Mã Ý. Nhanh chóng, vây cánh của Tào Sảng gồm [[Đặng Dương]] (鄧颺), [[Lý Thắng]] (李勝), [[Hà Yến]] (何晏), và [[Đinh Mật]] (丁謐),<ref>Watanabe 2006:280, Sakaguchi 2005:162</ref> những người được biết đến về tài năng nhưng thiếu khôn ngoan, được giao những vị trí quyền lực, và họ trục xuất mọi vị quan không cùng phe cánh với mình khỏi triều đình.<ref>Sakaguchi 2005:50</ref> Tư Mã Ý vẫn được nắm quyền chỉ huy quân đội, cả việc chống cự cuộc tấn công lớn của [[Đông Ngô]] nhưng không có quyền lực trong triều đình.<ref>ibid.</ref>
 
Năm Chính Thủy thứ 5 ([[244]]), Tào Sảng tung ra một cuộc tấn công lớn vào thành phố biên giới lớn của [[Thục Hán]] ở Hán Trung ([[Hán Trung]], [[Tứ Xuyên]] ngày nay), mà không chuẩn bị kỹ càng về hậu cần. Hai bên ở thế giằng co, nhưng sau khi các lực lượng Tào Ngụy hết lương thực, Tào Sảng buộc phải rút lui với tổn thất lớn về nhân mạng.<ref>Sakamoto 2005:51</ref> Tuy nhiên, dù thua trận, Tào Sảng vẫn nắm thực quyền.
 
Năm Chính Thủy thứ 8 ([[247]]), Tư Mã Ý chán nản với hoàn cảnh hữu danh vô thực của mình, cáo ốm xin về vườn. Tào Sảng phái [[Lý Thắng]] tới dò la có phải Tư Mã Ý ốm thật hay không, Tư Mã Ý đóng giả và lừa được Lý Thắng.<ref>Watanabe 2006:281</ref>
 
==Cái chết==
Năm Chính Thủy thứ 10 ([[249]]), Tư Mã Ý ra tay, phát động [[sự biến Cao Bình Lăng]] nổi tiếng.
 
Khi Tào Phương và Tào Sảng ở bên ngoài [[Lạc Dương]] để tới thăm mộ Tào Duệ kết hợp với đi săn thì Tư Mã Ý, với sự trợ giúp của một số vị quan chống Tào Sảng, ép Quách thái hậu ra chiếu chỉ trừ Tào Sảng, đồng thời đóng tất cả các cổng thành [[Lạc Dương]] và gửi một thông báo tới Tào Phương, buộc tội Tào Sảng kìm chế và lũng đoạn triều đình và yêu cầu Tào Sảng cùng anh em của ông ta phải bị cách chức.
Dòng 59:
 
[[Thể loại:Năm sinh thiếu]]
[[Thể loại:Mất năm 249]]
[[Thể loại:Người An Huy]]
[[Thể loại:Nhân vật quân sự Tào Ngụy]]