Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã khóa “Bắc Kỳ”: Thường xuyên bị phá hoại ([Sửa đổi=Chỉ cho phép các thành viên tự động xác nhận] (vô thời hạn) [Di chuyển=Chỉ cho phép các thành viên được xác nhận mở rộng] (vô thời hạn))
Xoá bớt nội dung không nguồn/mạo nguồn/không phải tiếng Việt
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 56:
'''Bắc Kỳ''' ([[chữ Hán]]: 北圻) là địa danh do vua [[Minh Mạng]] ấn định vào năm [[1834]] trong cuộc cải cách hành chính để mô tả vùng đất từ tỉnh [[Ninh Bình]] trở ra Bắc của [[Việt Nam|Đại Nam]], thay cho địa danh [[Bắc Thành]].<ref>Hữu Ngọc "Wandering through Vietnamese Culture". Thé̂ giới publishers, 2004, reprinted April 2006 & 2008, 1 124 pp. ISBN 90-78239-01-8</ref><ref>Forbes, Andrew, and Henley, David: ''Vietnam Past and Present: The North'' (History and culture of Hanoi and Tonkin). Chiang Mai. Cognoscenti Books, 2012. ASIN: B006DCCM9Q.</ref>
 
Trong thời kỳ [[Pháp thuộc]], chính quyền thực dân Pháp duy trì tên gọi 3 xứ của Việt Nam có từ trước đó, nhưng áp dụng chế độ riêng biệt với mỗi xứ: xứ thuộc địa [[Nam Kỳ]], xứ bảo hộ [[Trung Kỳ]] với một số đặc quyền cho Nhà Nguyễn, và '''xứ bảo hộ Bắc Kỳ'''. Danh xưng Bắc Kỳ được duy trì cho đến năm 1945 khi được thay bằng tên gọi Bắc Bộ dưới thời [[Chính phủ Đế quốc Việt Nam]].{{fact}}
 
== Địa danh Tonkin ==
Hiện nay, cách gọi này đôi khi được một số người miền Nam dùng để phân biệt họ với những người di cư có quê quán từ [[miền Bắc Việt Nam]] từ sau 1954, và sau 1975, được dùng với cách trung tính, bông đùa, hoặc với hàm ý kỳ thị.<ref name=thanhnien />
"Tonkin" vốn là đọc trại âm tên [[Từ Hán-Việt|Hán-Việt]] của địa danh [[Hà Nội]], thời [[nhà Lê sơ]] gọi là ''Đông Kinh'' (東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ [[Đàng Ngoài]] thời Trịnh - Nguyễn phân tranh dưới nhiều dạng như '''Tunquin''', '''Tonquin''', '''Tongking''', '''Tongkin''', và '''Tonkin'''. Cách viết phản ảnhánh văn tự của người [[Bồ Đào Nha]], [[Tây Ban Nha]], [[Anh]] và [[Pháp]] khi phát âm "Đông Kinh". Sang thế kỷ 19 địa danh "Tonkin" được người Pháp chỉ định riêng xứ '''Bắc Kỳ''' của triều Minh Mạng trở đi. Tuy tên Tonkin không còn dùng về mặt hành chính nhưng trong tiếng Pháp, Anh ta còn thấy nó xuất hiện trong tên gọi [[Vịnh Bắc Bộ]] "Golfe du Tonkin/ Gulf of Tonkin". Tính từ ''tonkinois'' trong [[tiếng Pháp]] được dùng trong ''soupe tonkinoise'' để chỉ món [[phở]]. [[Vincent Scotto]] sáng tác một bài hát vào năm [[1906]] với nhan đề "[http://perso.club-internet.fr/bmarcore/class-O/BO173.html La petite Tonkinoise] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20041019054322/http://perso.club-internet.fr/bmarcore/class-O/BO173.html |date = ngày 19 tháng 10 năm 2004fact}}". (''Cô em Bắc Kỳ nho nhỏ''). Tính từ [[latinh|latinh hóa]] ''tonkinensis'' ([[Phân loại học]]), dùng để miêu tả các [[loài]], chủ yếu là các giống [[thực vật có mạch|cây]] có ở Bắc Bộ (Tonkin). Ví dụ ''Sindora tonkinensis'' chỉ cây [[gụ lau]], hay ''Dalbergia tonkinensis'', tức [[sưa|sưa Bắc Bộ]].
 
==Địa danh Tonkin==
"Tonkin" vốn là đọc trại âm tên [[Từ Hán-Việt|Hán-Việt]] của địa danh [[Hà Nội]], thời [[nhà Lê sơ]] gọi là ''Đông Kinh'' (東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ [[Đàng Ngoài]] thời Trịnh - Nguyễn phân tranh dưới nhiều dạng như '''Tunquin''', '''Tonquin''', '''Tongking''', '''Tongkin''', và '''Tonkin'''. Cách viết phản ảnh văn tự của người [[Bồ Đào Nha]], [[Tây Ban Nha]], [[Anh]] và [[Pháp]] khi phát âm "Đông Kinh". Sang thế kỷ 19 địa danh "Tonkin" được người Pháp chỉ định riêng xứ '''Bắc Kỳ''' của triều Minh Mạng trở đi. Tuy tên Tonkin không còn dùng về mặt hành chính nhưng trong tiếng Pháp, Anh ta còn thấy nó xuất hiện trong tên gọi [[Vịnh Bắc Bộ]] "Golfe du Tonkin/ Gulf of Tonkin". Tính từ ''tonkinois'' trong [[tiếng Pháp]] được dùng trong ''soupe tonkinoise'' để chỉ món [[phở]]. [[Vincent Scotto]] sáng tác một bài hát vào năm [[1906]] với nhan đề "[http://perso.club-internet.fr/bmarcore/class-O/BO173.html La petite Tonkinoise] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20041019054322/http://perso.club-internet.fr/bmarcore/class-O/BO173.html |date = ngày 19 tháng 10 năm 2004}}". (''Cô em Bắc Kỳ nho nhỏ''). Tính từ [[latinh|latinh hóa]] ''tonkinensis'' ([[Phân loại học]]), dùng để miêu tả các [[loài]], chủ yếu là các giống [[thực vật có mạch|cây]] có ở Bắc Bộ (Tonkin). Ví dụ ''Sindora tonkinensis'' chỉ cây [[gụ lau]], hay ''Dalbergia tonkinensis'', tức [[sưa|sưa Bắc Bộ]].
 
Trước 1975, từ Bắc Kỳ được sử dụng rộng rãi ở miền Nam, ít người xem đây là sự kỳ thị. Nhạc sĩ Phạm Duy, một người gốc Hà Nội có một sáng tác mang tên "Cô Bắc kỳ nho nhỏ" đã chứng minh điều đó. Ngày nay từ "Bắc Kỳ" chỉ được sử dụng trong những tài liệu, văn bản lịch sử. Có một số người ở miền Nam, đặc biệt là những người ủng hộ, có quá khứ liên quan đến chế độ [[Việt Nam Cộng Hòa]] và con cháu hay những người có ít quan hệ với người gốc miền Bắc, sử dụng từ Bắc Kỳ một cách vô tình hoặc cố ý, nhiều khi gán với những thành kiến, nên một số người miền Bắc dần xem đây là từ thể hiện sự kỳ thị vùng miền.<ref>{{chú thích báo|url=https://thanhnien.vn/doi-song/giet-nguoi-vi-bi-noi-bac-ky-con-cha-dot-tu-vi-con-me-gia-nhan-hai-noi-dau-1112122.html|title=Giết người vì bị nói 'Bắc kỳ con': Cha đột tử vì con, mẹ già nhận hai nỗi đau|author=Hoài Nhân|date = ngày 9 tháng 8 năm 2019 |access-date = ngày 11 tháng 4 năm 2021 |periodical=Thanh niên}}</ref>
 
==Lịch sử==
=== Thời nhà Nguyễn độc lập ===
[[Tập tin:Map of Tonkin 1873.png|nhỏ|300px|phải|Bản đồ trung châu Bắc Kỳ năm 1873.]]
Tiền thân của Bắc Kỳ là tổng trấn Bắc Thành được thiết lập từ thời [[Gia Long]] nhà Nguyễn năm 1802, là cơ chế hành chính phân quyền đầu thời Nguyễn. Bắc Thành gồm 1 trấn thành là thành [[Thăng Long]] và 11 trấn là: 5 nội trấn (Sơn Tây, [[Kinh Bắc]], Hải Dương, [[Sơn Nam (trấn)|Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ]]) và 6 ngoại trấn (Quảng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa)<ref>Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, Các tỉnh nước Việt Nam ở đời Nguyễn, trang 207.</ref>. Đứng đầu Bắc Thành là viên tổng trấn và đứng đầu 11 trấn là các viên quan trấn thủ. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đổi tên các trấn Sơn Nam Thượng thành Sơn Nam, Sơn Nam Hạ thành Nam Định. Trước khi thành lập năm [[1834]], năm 1831 [[Minh Mạng]] đã tiến hành cải cách hành chính: đổi toàn bộ các trấn thuộc Bắc Thành thành các [[tỉnh Việt Nam|tỉnh]] (13 tỉnh đầu tiên đều thành lập năm 1831). Ban đầu Bắc Kỳ gồm 13 tỉnh là: Hà Nội (trung tâm Bắc Thành), 4 tỉnh nội trấn ([[Sơn Tây (tỉnh cũ)|Sơn Tây]], [[Bắc Ninh]], [[Hải Dương]], [[Hưng Yên]]), 8 tỉnh ngoại trấn ([[Nam Định]], [[Ninh Bình]], [[Hưng Hóa (tỉnh)|Hưng Hóa]], [[Tuyên Quang]], [[Thái Nguyên]], [[Cao Bằng]], [[Lạng Sơn]], [[Quảng Yên (tỉnh)|Quảng Yên]]). Tỉnh Hà Nội lập mới từ thành Thăng Long và một phần tây bắc trấn Sơn Nam. Tỉnh Hưng Yên đổi tên từ trấn Sơn Nam. Tỉnh Bắc Ninh đổi tên từ trấn Kinh Bắc. Tỉnh Ninh Bình được tách ra lập nên từ phần thượng du [[Sơn Nam (trấn)|trấn Nam Định]].
 
Để phân biệt các tỉnh này với các tỉnh có cùng tên gọi ở Bắc Bộ Việt Nam ngày nay nên gọi là các tỉnh Bắc Kỳ nhà Nguyễn. Tỉnh Hà Nội nhà Nguyễn nay là khu vực trung tâm và phía nam thành phố [[Hà Nội]], cùng với tỉnh [[Hà Nam]]. Tỉnh Sơn Tây nhà Nguyễn nay là phần tây bắc thành phố Hà Nội cùng các tỉnh [[Vĩnh Phúc]], [[Phú Thọ]]. Tỉnh Bắc Ninh nhà Nguyễn nay là phần phía đông bắc thành phố Hà Nội và 2 tỉnh Bắc Ninh, [[Bắc Giang]]. Tỉnh Hải Dương nhà Nguyễn nay là Hải Dương và thành phố [[Hải Phòng]]. Tỉnh Hưng Yên nhà Nguyễn gồm cả một phần tỉnh Thái Bình ngày nay. Tỉnh Nam Định nhà Nguyễn nay là 2 tỉnh [[Thái Bình]] và Nam Định. Tỉnh Hưng Hóa nhà Nguyễn là gần như toàn bộ vùng [[Tây Bắc Bắc Bộ]] ngày nay, tức gồm toàn bộ hay một phần các tỉnh [[Hòa Bình]], [[Phú Thọ]], [[Yên Bái]], [[Lào Cai]], [[Lai Châu]], [[Điện Biên]], [[Sơn La]]. Tỉnh Tuyên Quang nhà Nguyễn nay là các tỉnh Tuyên Quang, [[Hà Giang]]. Tỉnh Thái Nguyên nhà Nguyễn nay là các tỉnh Thái Nguyên, [[Bắc Cạn]]. Tỉnh Quảng Yên nhà Nguyễn nay là tỉnh [[Quảng Ninh]].
 
Đứng đầu mỗi tỉnh Bắc Kỳ nhà Nguyễn là các quan [[tuần phủ]] (11 viên quan, trừ 2 tỉnh Lạng - Bình), và 2 đến 3 tỉnh không chính thức ghép lại thành hạt hành chính do một viên quan [[tổng đốc]] quản lý cả dân sự lẫn quân sự. Toàn bộ Bắc Kỳ được quản hạt bởi 5 viên tổng đốc và 1 tuần phủ gồm: Tổng đốc Sơn Tây - Hưng Hóa - Tuyên Quang (còn gọi là Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên hay Tổng đốc Tam tuyên, với tuyên là tên gọi tắt của thừa tuyên tức đơn vị hành chính thời Lê sơ tiền thân của tỉnh) đóng ở Sơn Tây, Tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình (Tổng đốc Hà - Ninh) đóng ở Hà Nội, Tổng đốc Hải Dương -Quảng Yên (Tổng đốc Hải - Yên) đóng ở Hải Dương, Tổng đốc Thái Nguyên - Bắc Ninh (Tổng đốc Ninh - Thái) đóng ở Bắc Ninh, Tuần phủ Lạng Sơn - Cao Bằng (Tuần phủ Lạng - Bình)<ref>Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, Các tỉnh nước Việt Nam ở đời Nguyễn, trang 216-219.</ref> đóng ở Lạng Sơn.
 
=== Thời Pháp thuộc ===
[[Tập tin:BacKy(Tonkin)1883.jpg|nhỏ|phải|300px|Bản đồ đông phần Bắc Kỳ năm 1883 và biên giới với Trung Hoa]]
[[Tập tin:BacKy1890.jpg|nhỏ|phải|300px|Bản đồ Bắc Kỳ năm 1890 sau Công ước Pháp-Thanh 1887 nhưng trước Công ước Pháp-Thanh 1895.]]
[[Tập tin:BacKy1902.jpg|nhỏ|phải|300px|Bản đồ Bắc Kỳ (Tonkin) thuộc Pháp năm 1902.]]
Sau lần đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất 1873, theo [[Hòa ước Giáp Tuất 1874]], cho phép Pháp lập 2 khu nhượng địa ở Hà Nội và Hải Dương là khu Đồn Thủy (Hà Nội) và khu cảng Hải Phòng.
Năm 1883, [[Pháp]] đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai, buộc nhà Nguyễn ký [[Hòa ước Quý Mùi, 1883|Hiệp ước Harmand]] ([[25 tháng 8]] năm [[1883]]) đầu hàng [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]] và [[Hòa ước Giáp Thân (1884)|Hiệp ước Patenôtre]] ([[6 tháng 6]] năm [[1884]]), công nhận quyền bảo hộ của Pháp với vùng lãnh thổ còn lại của Đại Nam. Theo Hiệp ước Harmand, khu vực từ [[đèo Ngang]] trở ra bắc gọi là Tonkin (Bắc Kỳ) (nhập thêm các tỉnh [[Thanh Hóa]], [[Nghệ An]], [[Hà Tĩnh]]). Hiệp ước Patenôtre quy định lại ranh giới Tonkin (Bắc Kỳ), theo đó Bắc Kỳ tính từ địa giới phía nam tỉnh [[Ninh Bình]] trở ra. Tới năm [[1885]] Bắc Kỳ lại gồm có 13 tỉnh như trước: Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Hóa, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Yên, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, và 2 khu nhượng địa của Pháp.
 
Thực dân Pháp bắt đầu thay đổi quản lý hành chính các vùng chiếm được ở Bắc Kỳ kể từ năm [[1886]] bằng việc chia tách tỉnh có diện tích lớn nhất với các sắc tộc thiểu số khác nhau thành các tỉnh và đạo quân sự nhỏ hơn. Đầu tiên là lập tỉnh Mường [[Hòa Bình|Chợ Bờ]], tháng 6 năm 1886 (Đồng Khánh thứ 2), từ một phần các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Ninh Bình (các vùng có người Mường cư trú), tỉnh này sau đổi tên thành Phương Lâm rồi cuối cùng là Hòa Bình (năm 1892). Năm [[1888]], sau khi thành Bắc Kỳ trở thành một xứ trong Liên bang Đông Dương mới thành lập, Pháp thành lập 2 thành phố [[Hà Nội]] và [[Hải Phòng]] bên cạnh các tỉnh Hà Nội và Hải Dương (lấy thêm đất từ 2 tỉnh này cho 2 thành phố mới gộp thêm với 2 nhượng địa năm 1874). Tháng 1 năm 1889 (Thành Thái thứ nhất), Pháp tách phần lớn tỉnh Hưng Hóa để lập [[Quân đoàn bộ binh Bắc Kỳ|đạo quân binh IV]] (Quân đoàn Bắc Kỳ), lỵ sở tại Lào Cai gồm các tiểu khu Lao Cai, Vạn Bú, Yên Bái, Lai Châu (là đất 16 châu và 4 huyện của tỉnh Hưng Hóa). Năm 1890, Pháp công nhận quyền thế tập cai quản vùng người Thái cho gia tộc Đèo của [[Đèo Văn Trị]] ở đạo quan binh VI. Năm [[1890]], thành lập các tỉnh [[Hà Nam]] (từ phủ Lý Nhân của tỉnh Hà Nội), [[Thái Bình]] (từ phần bắc sông Hồng của tỉnh Nam Định và phủ Tiên Hưng của Hưng Yên). Năm [[1891]], lập ra tỉnh [[Hà Giang]]<ref>[http://dantri.com.vn/xa-hoi/ky-niem-120-nam-thanh-lap-tinh-ha-giang-1314153649.htm Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Hà Giang, Dân trí, ngày 20/08/2011.]</ref> từ các hạt Hà Dương (Hà Giang) và Bắc Quang của tỉnh Tuyên Quang nơi đồn trú của đạo quân binh III Quân đoàn Bộ binh Bắc Kỳ, đặt đạo Vĩnh Yên từ phủ Vĩnh Tường tỉnh Sơn Tây.
 
Năm [[1895]], tỉnh [[Bắc Giang]] được thành lập từ phủ Lạng Giang của tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Vạn Bú được thành lập từ 2 tiểu khu [[Sơn La]] và Lai Châu của đạo quân binh IV, (sau tỉnh này đổi thành tỉnh Sơn La năm 1904). Năm [[1898]] lập tỉnh [[Kiến An]] từ một phần tiếp giáp thành phố Hải Phòng của tỉnh Hải Dương. Tỉnh [[Vĩnh Yên]] được đổi từ đạo thành tỉnh dân sự năm [[1899]]. Năm [[1900]], lập tỉnh [[Yên Bái]]<ref>[http://dulichyenbai.gov.vn/Tin-tuc/Su-kien/Ky-niem-112-nam-thanh-lap-tinh-Yen-Bai-1141900-1142012-64.html Kỷ niệm 112 năm thành lập tỉnh Yên Bái 11/4/1900, đăng ngày 07/07/2012.]{{Liên kết hỏng|date = ngày 8 tháng 2 năm 2021 |bot=InternetArchiveBot }}</ref> từ việc trích một phần đạo quân binh IV, lập tỉnh [[Bắc Cạn]] từ một phần tỉnh Thái Nguyên. Năm [[1902]] bỏ tỉnh Hà Nội lập tỉnh Cầu Đơ thay thế (đóng tỉnh lỵ tại Cầu Đơ), sau đổi thành tỉnh [[Hà Đông]] (năm 1904). Năm [[1903]], sau nhiều lần tách rồi nhập thêm các phần của các tỉnh Sơn Tây và Tuyên Quang vào thành tỉnh Hưng Hóa mới, thì tỉnh Hưng Hóa được đổi tên thành tỉnh [[Phú Thọ]]. Năm [[1905]], lập tỉnh [[Phúc Yên]] từ một phần các tỉnh Sơn Tây và Bắc Ninh. Năm [[1906]] lập tỉnh [[Hải Ninh]] từ phủ Hải Ninh của tỉnh Quảng Yên. Năm [[1907]] lập tỉnh [[Lào Cai]] từ phần cuối cùng còn lại của đạo quân binh IV. Năm [[1909]] tách ra để lập tỉnh [[Lai Châu]] từ tỉnh Sơn La, lúc này việc thiết lập hành chính của Pháp ở Bắc Kỳ mới ổn định.<ref>Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, Các tỉnh nước Việt Nam ở đời Nguyễn, trang 214-219.</ref>
 
Đến những năm 1910 đầu thế kỷ 20, Bắc Kỳ có 2 thành phố và 27 tỉnh là: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hà Giang, Bắc Giang, Sơn La, Kiến An, Vĩnh Yên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phúc Yên, Hải Ninh, Lào Cai, Lai Châu.
Theo Ngô Vi Liễn viết trong cuốn Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ năm 1924, thì tới thập niên 1920 Bắc Kỳ có 29 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: 4 thành phố (2 thành phố độc lập: Hà Nội, Hải Phòng, và 2 thành phố thuộc tỉnh: Hải Dương, Nam Định), 4 đạo quan binh (Hải Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu), và 23 tỉnh: (Hải Dương, Nam Định, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Giang, Sơn La, Kiến An, Vĩnh Yên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phúc Yên, Lào Cai<ref>Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Ngô Vi Liễn, trang 557-558.</ref>. Thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định được thành lập năm 1921<ref>[http://thanhpho.namdinh.gov.vn/front-end/index.asp?website_id=39&menu_id=2194&article_id=13771&fuseaction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE Thành phố Nam Định, Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định.]{{Liên kết hỏng|date = ngày 8 tháng 2 năm 2021 |bot=InternetArchiveBot }}</ref>. Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương được thành lập năm 1923<ref>[http://www.haiduong.gov.vn/thongtintongquan/huyentp/Pages/Th%C3%A0nhph%E1%BB%91H%E1%BA%A3iD%C6%B0%C6%A1ng.aspx Thành phố Hải Dương, Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương, ngày 8/27/2013.]{{Liên kết hỏng|date = ngày 8 tháng 2 năm 2021 |bot=InternetArchiveBot }}</ref>. Số lượng này là không thay đổi cho đến hết thời [[Pháp thuộc]] (năm 1945) cũng là lúc Bắc Kỳ được đổi tên thành Bắc Bộ.
 
Vùng đất Bắc Kỳ tồn tại trên danh nghĩa vẫn thuộc lãnh thổ của Đại Nam, nhưng trên thực tế thuộc quyền cai trị của Thống sứ Bắc Kỳ (''Résident supérieur du Tonkin''; hay "Đông Kinh lưu trú quan đại thần") người Pháp. Các hiệp ước Pháp ký với triều đình nhà Nguyễn không được Trung Hoa công nhận. Phải đến sau [[Chiến tranh Pháp-Thanh]] (1884–1885), Pháp mới nắm toàn bộ chủ quyền của [[An Nam]] (miền Trung Việt Nam) và Bắc Kỳ. Năm [[1887]], Tonkin/Bắc Kỳ trở thành một xứ bảo hộ nằm trong [[Liên bang Đông Dương]]. Sau khi đảo chính Pháp, ngày [[20 tháng 3]] năm [[1945]], [[Nhật Bản|Nhật]] đã cử Thống sứ Nishimura tạm thời cai quản xứ này và đổi tên là '''[[Bắc Bộ Việt Nam|Bắc Bộ]]'''. Sau khi thành lập [[Quốc gia Việt Nam]] quốc trưởng [[Bảo Đại]] chính thức gọi là '''Bắc Phần''' thay cho "Bắc Bộ".
<gallery class="center">
File:TonKin1883.jpg|1883
File:Meyers b15 s0750a.jpg|1888
File:Campagne du Tonkin Le commandant Riviere entre dans Nam Dinh.jpg|[[Trận Nam Định (1883)|Trận Nam Định]], 1883
File:Viet Nam - Tonkin Hanoi Election d´un Chef de Rue.jpg|Chụp ở [[Hà Nội]] khoảng năm 1910
File:Viet Nam - Tonkin Hanoi Palais du Gouverneur - Façade sur le jardin.jpg|[[Phủ Chủ tịch|Phủ Toàn quyền Pháp]] ở Hà Nội
</gallery>
 
==Thống sứ Bắc Kỳ==
[[Tập tin:Viet Nam - Tonkin Hanoi Election d´un Chef de Rue.jpg|nhỏ|phải|222px|[[Bưu thiếp]] thời Pháp thuộc chụp cảnh bầu cử trưởng phố ở Hà Nội]]
Trước khi triều đình Huế buộc phải ký [[Hòa ước Quý Mùi, 1883]], người Pháp đã thành lập [[Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ]] (''corps expéditionnaire du Tonkin'') để xâm lược Bắc Kỳ. Các tướng chỉ huy Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ đồng thời cũng là Thống soái Bắc Kỳ. Năm 1885, tướng Philippe Marie André Roussel de Courcy được cử sang Việt Nam với quyền hạn kiêm quản cả Bắc và Trung Kỳ. Năm 1886, Paul Bert, một quan chức dân sự được cử sang với chức vụ "Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ" (''Résident supérieur du Tonkin''), gọi tắt là Tổng sứ, thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam và thường được gọi là "Toàn quyền lưỡng kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ". Dưới quyền trực tiếp của Tổng sứ là một hệ thống quan lại thực dân Pháp giúp việc: đứng đầu Trung Kỳ là Khâm sứ Trung Kỳ (''Résident supérieur de l’Annam'') và đứng đầu mỗi tỉnh ở cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ là Công sứ (''Résident'') và Phó sứ (''Résident adjoint'').
 
Năm 1887, chức vụ [[Toàn quyền Đông Dương]] được thành lập, nắm toàn quyền cai quản cả Bắc - Trung - Nam Kỳ. Năm 1889, chức vụ Tổng sứ bị bãi bỏ, chức vụ '''[[Thống sứ Bắc Kỳ]]''' (''Résident général du Tonkin''), còn được gọi là '''Tổng trú sứ''', được đặt ra để đảm nhiệm các công việc cho chính phủ Pháp bên cạnh Nam triều.
 
==Xem thêm==
{{commonscat|North Vietnam}}
* [[Trung Kỳ]]
* [[Nam Kỳ]]
* [[Lào thuộc Pháp]]
* [[Campuchia thuộc Pháp]]
* [[Quảng Châu Loan]]
 
==Tham khảo==
{{tham khảo|30em}}
* L'adjectif [[langue latine|latinisé]] ''tonkinensis'' est une épithète spécifique, partie de la [[nomenclature binomiale]] ([[taxonomie]]), utilisé pour décrire des [[espèce]]s, surtout des [[arbre]]s trouvés au Tonkin. Par exemple, ''Cornus hongkongensis'' subsp. ''tonkinensis'' [http://www4.ncsu.edu/~qyxiang/hongkongensis.tonkinensis.html]{{Liên kết hỏng|date = ngày 8 tháng 2 năm 2021 |bot=InternetArchiveBot }} est une sous-espèce d'un arbre persistant ou un [[Arbrisseau|buisson]] de la famille ''bois à chien'', qui est trouvé habituellement à [[Hong Kong]].
* Une chanson de Georges Villard et [[Henri Christiné]] créée grâce à [[Vincent Scotto]], datant de [[1906]], s'intitule « [[La Petite Tonkinoise]] ».
* ''La petite Tonkinoise'' est également le titre d'un roman de [[Suzanne Prou]] (1986).
* ''La Rose du Tonkin'' par Marthe Simard. (1981) Biographie d'une religieuse québécoise (Rose-Alba Brien, carmélite) qui passa sa vie au Tonkin.
* Tonkin ''(voir [[Charpennes-Tonkin]])'' est un quartier de [[Villeurbanne]] ([[Pháp]]), plus spécialement connu pour sa clinique, ses établissements (écoles jusqu'au collège), son centre commercial plein-air, ses nombreuses allées piétonnes et sa proximité avec le parc de la Tête-d'Or. Son nom lui a été donné en hommage aux nombreuses pertes humaines cumulées, durant la [[guerre franco-chinoise]] (certaines rues portent d'ailleurs le nom de soldats vietnamiens, morts au combat).
* Enfin, le Tonkin est un quartier du village d'[[Autrans]], en [[Isère (département)|Isère]].
 
== Liên kết ngoài ==
 
* [http://ecole.nav.traditions.free.fr/pdf/ANNAM18581863b.pdf An Nam 1858-1863]{{Liên kết hỏng|date = ngày 8 tháng 2 năm 2021 |bot=InternetArchiveBot }}
{{Các cựu thuộc địa của Pháp}}
{{Liên bang Đông Dương}}