Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Sảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
→‎Chủ quan và bị gài bẫy: Ngụy đóng đô Lạc Dương
Dòng 9:
Năm 244, Tào Sảng tung ra một cuộc tấn công lớn vào thành phố biên giới lớn của Thục Hán ở Hán Trung ([[Hán Trung]], [[Tứ Xuyên]] ngày nay), mà không chuẩn bị kỹ càng về hậu cần. Hai bên ở thế giằng co, nhưng sau khi các lực lượng Tào Ngụy hết lương thực, Tào Sảng buộc phải rút lui với tổn thất lớn về nhân mạng.<ref>Sakamoto 2005:51</ref> Tuy nhiên, dù thua trận, Tào Sảng vẫn nắm thực quyền. Năm 247, Tư Mã Ý chán nản với hoàn cảnh hữu danh vô thực của mình, cáo ốm xin về vườn. Tào Sảng phái Lý Thắng tới dò la có phải Tư Mã Ý ốm thật hay không, Tư Mã Ý đóng giả và lừa được Lý Thắng.<ref>Watanabe 2006:281</ref>
 
Năm 249, Tư Mã Ý ra tay. Khi Tào Phương và Tào Sảng ở bên ngoài HứaLạc ĐôDương để tới thăm mộ Tào Duệ kết hợp với đi săn thì Tư Mã Ý, với sự trợ giúp của một số vị quan chống Tào Sảng, ép Quách thái hậu (vợ Minh Đế Tào Duệ) ra chiếu chỉ trừ Tào Sảng, đồng thời đóng tất cả các cổng thành [[Lạc Dương]] và gửi một thông báo tới Tào Phương, buộc tội Tào Sảng kìm chế và lũng đoạn triều đình và yêu cầu Tào Sảng cùng anh em của ông ta phải bị cách chức.
 
Tào Sảng hoảng sợ không biết phải làm thế nào, thậm chí khi đã được cố vấn là Hoàn Phạm gợi ý mang Tào Phương chạy đến kinh đô khác ở Hứa Xương để phát hịch gọi quân các trấn về chống lại Tư Mã Ý, Tào Sảng chọn cách đầu hàng với lời hứa của Tư Mã Ý rằng sẽ cho ông ta giữ lại mọi chức danh. Tuy nhiên, Tư Mã Ý nhanh chóng nuốt lời và hành quyết Tào Sảng cùng tất cả phe cánh cùng họ hàng của họ vì tội mưu phản.<ref>Sakamoto 2005:162, Watanabe 2006:282</ref> Tư Mã Ý đã dụng kế “Giả si bất điên” nên Tư Mã ý đãđể tiêu diệt được Tào Sảng, đoạt lại binh quyền.
 
==Tham khảo==