Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Minh Giảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 139:
Tháng 9-1837, Trương Minh Giảng về triều, vua Minh Mạng ân cần thăm hỏi và cho làm lễ bảo tất, ra lệnh cho bộ Lễ thết đãi tại công đường bộ rất quy mô, sai đình thần hội tiệc yến, để tỏ ra yêu quý ông khác người.
 
Vào tháng 2-1838, do để bọn Đô Y ở Hải Đông và Mịch Sô ở Khai Biên làm phản., Vuavua Minh Mạng cho là Trương Minh Giảng phòng thủ thất cách, nên bọn phản nghịch nổi lên khắp nơi chống đối, hơn nữa lại che đậy cái thế “khinh nhờn” của Tuần phủ Lê Đại Cương, không hặc tâu. Trương Minh Giảng bị giáng xuống làm Thượng thư bộ Binh, vẫn lĩnh chức Trấn Tây tướng quân, kiêm Tổng đốc An Hà. Lê Đại Cương bị cách chức. Tuần phủ Thuận Khánh là Dương Văn Phong được bổ chức Tuần phủ An Giang kiêm Trấn Tây tham tán đại thần thay Lê Đại Cương.
 
Theo lệnh của Minh Mạng, từ tháng 4-1838, Trương Minh Giảng đã huy động một đội quân lớn đến dẹp loạn ở Hải Đông, kết quả khả quan ông bắt sống nhiều giặc, thổ dân theo về rất nhiều. Vua khen ngợi. Đến khi dựng bia võ công (11-1838), vua sai lấy Trương Minh Giảng đứng công đầu, khắc tên vào bia đá, đặt ở Võ miếu. Như vậy, Trương Minh Giảng là vị tướng quân có uy quyền cao nhất Đại Nam lúc đương thời.