Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mông Cổ xâm lược Khwarezmia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Infobox Military Conflict |conflict=Xâm lược Khwarezmia |partof=the Các cuộc xâm lược của người Mông Cổ |image=[[File:Khwarezmian Empire …”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 10:48, ngày 8 tháng 5 năm 2012

Cuộc xâm lược Khwarezmia bắt đầu từ 1219 đến 1221[1] đánh dấu điểm khởi đầu của quá trình người Mông Cổ chinh phục các nhà nước Hồi giáo. Sự bành trướng của Mông Cổ cuối cùng lên đến cực điểm khi chinh phục gần như toàn bộ lục địa Á-Âu, ngoại trừ Tây Âu, bán đảo Scandinavia, Đế quốc Đông La Mã, Ả Rập, tiểu lục địa Ấn Độ, Nhật Bản và phần lớn Đông Nam Á.

Xâm lược Khwarezmia
Một phần của the Các cuộc xâm lược của người Mông Cổ

Đế quốc Khwarezmid (1190-1220)
Thời gian1218 - 1221
Địa điểm
Kết quả Người Mông Cổ chiến thắng
Thay đổi
lãnh thổ
Khwarezmia sáp nhập vào đế quốc Mông Cổ
Tham chiến
Tập tin:White Sulde of the Mongol Empire.jpg Đế quốc Mông Cổ Triều Khwarazmia
Chỉ huy và lãnh đạo
Thành Cát Tư Hãn,
Truật Xích,
Sát Hợp Đài,
Oa Khoát Đài,
Đà Lôi,
Tốc Bất Đài,
Triết Biệt,
Giả Lặc Miệt,
Mộc Hoa Lê,
Hốt Tất Liệt,
Hợp Tát Nhi,
Bác Nhĩ Truật,
Sorkin-shara
Ala ad-Din Muhammad,
Jalal al-Din,
Inalchuq† (bị hành quyết)
Temur Meliq
Lực lượng
100.000-150.000
80 000-100.000 kị binh bắn cung
400.000-450.000 nam, tuy nhiên không được tổ chức thành quân đội, chỉ có quân đồn trú trong các thành.
Thương vong và tổn thất
không rõ không rõ

Điều trớ trêu là, Đế chế Mông Cổ ban đầu không có ý định xâm lược Đế quốc Khwarezmia. Theo nhà sử học người Ba Tư Juzjani, Thành Cát Tư Hãn trước đó đã gửi một bức thư cho Ala ad-Din Muhammad, người cai trị Đế chế Khwarezmia, đề nghị giao thương và chào đón ông như người hàng xóm: "Tôi là chủ nhân của những vùng đất mặt trời mọc, còn ngài cai trị những vùng đất mặt trời lặn. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một tình hữu nghị và nền hòa bình vững chắc."[2] Sự thống nhất ban đầu của Mông Cổ của tất cả "những người sống trong lều nỉ", đã thống nhất các bộ tộc du mục ở Mông Cổ và sau đó là người Turkmen và các bộ tộc du mục khác, tương đối ít đổ máu và gần như không thiệt hại vật chất. Ngay cả khi xâm lược Trung Hoa, đến thời điểm đó, Thành Cát Tư Hãn cũng không gây ra nhiều đổ máu hơn những cuộc xâm lược của các sắc dân du mục vào đất Trung Hoa trước đó. Shah Muhammad miễn cưỡng chấp nhật hiệp ước hòa bình này, nhưng cũng không kéo dài lâu. Chiến tranh bắt đầu chỉ gần 1 năm sau đó, khi mà một đoàn lữ hành Mông Cổ bị thảm sát ở thành phố Otrar của Khwarezmia.

Đế chế Khwarezmia bị tiêu diệt và phá hủy hoàn toàn (trong cuộc xâm lược này) đã khiến cho người Mông Cổ nổi tiếng như những kẻ hung bạo khát máu và hình ảnh khắc sâu trong tâm trí những người còn sống sót sau những chiến dịch của người Mông Cổ.[3] Trong cuộc chiến ngắn này, kéo dài không quá 2 năm, không chỉ một đế chế rộng lớn bị tiêu diệt hoàn toàn, mà Thành Cát Tư Hãn còn cho ra đời những chiến thuật tàn bạo - tấn công gián tiếp, và khủng bố và tàn sát tàn bạo dân chúng như là những vũ khí của chiến tranh (vũ khí tâm lý).[4]

  1. ^ The Islamic World to 1600: The Mongol Invasions (The Il-Khanate)
  2. ^ Ratchnevsky, Paul. Genghis Khan: His Life and Legacy, p. 120.
  3. ^ Ibn Battuta's Trip: Part Three - Persia and Iraq (1326 - 1327)
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Nicolle