Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mộ Dung Tuấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 33:
| nơi an táng = Long lăng
}}
'''Mộ Dung Tuấn''' ({{zh|c=慕容儁|p=Mùróng Jùn}}) (319–360), [[tên chữ|tự]] '''Tuyên Anh''' (宣英), gọi theo thụy hiệu là '''(Tiền) Yên Cảnh Chiêu Đế''' ((前)燕景昭帝), là một [[hoàng đế]] nước [[Tiền Yên]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ông là người cai trị thứ hai của đất nước, song là người đầu tiên xưng đế và trong thời ông cai trị, Tiền Yên đã mở rộng lãnh thổ từ chỗ chỉ bao gồm vùng đất nay là [[Liêu Ninh]] và nhiều phần của [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]] đến gần như toàn bộ lãnh thổ ở bờ bắc [[Hoàng Hà]] và cũng có lãnh thổ đáng kể ở bờ nam Hoàng Hà.
 
==Sự nghiệp ban đầu==
Mộ Dung Tuấn sinh năm 319, khi đó cha ông, [[Mộ Dung Hoảng]] vẫn còn là thế tử của Liêu Đông công [[Mộ Dung Hối]]. Trong thời niên thiếu của mình, ông được cho là đã được học cả về văn hiến và quân sự. Một khoảng thời gian nào đó sau khi cha ông lên kế vị vào năm 333, ông được lập làm thế tử, và vẫn giữ vị trí này khi cha ông xưng làm Yên vương vào năm 337 và khi tước hiệu này được nhà Tấn công nhận vào năm 341.
 
Các tài liệu lịch sử cho thấy rằng Mộ Dung Hoảng cũng xem xét đến việc để em trai của Mộ Dung Tuấn, [[Mộ Dung Thùy|Mộ Dung Bá]] làm thế tử, do ấn tượng với trí thông mính của Mộ Dung Bá song đã được các quan thuyết phục; các nguồn cũng quy cho đây là lý do mà Mộ Dung Tuấn ghen tị và lo sợ Mộ Dung Bá. Nếu đây là thực tế, thì nó cũng đã không ngăn cản được Mộ Dung Tuấn trao quyền cho em trai trong thời gian ông trị vì.
Dòng 44:
Năm 346, Mộ Dung Hoảng ủy thác cho ông làm chỉ huy một đội quân tiến đánh [[Phù Dư Quốc]], mặc dù vậy, quyền chỉ huy trên thực tế nằm trong tay em trai ông là [[Mộ Dung Khác]]. Quân Tiền Yên đã chiếm được kinh thành của Phù Dư Quốc và bắt giữ vua [[Phù Dư Huyền]] (夫餘玄).
 
Năm 348, Mộ Dung Hoảng qua đời. Mộ Dung Tuấn kế vị và trở thành Yên vương.
 
==Yên vương==
Dòng 57:
Mộ Dung Tuấn sau đó tiến đánh kinh thành Nhiễm Ngụy là [[Nghiệp (thành)|Nghiệp Thành]] (鄴城, nay thuộc [[Hàm Đan]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]). Thái tử Nhiễm Ngụy là [[Nhiễm Trí]], [[Đổng Hoàng hậu]], và các đại thần tìm kiếm sợ trợ giúp từ [[nhà Tấn]].
 
Tại thời điểm này, Mộ Dung Tuấn trên danh nghĩa vẫn là chư hầu của nhà Tấn, song rõ ràng là nước này không tiếp tục khuất phục trước Tấn. Tuy vậy, ngay cả với sự trợ giúp của Tấn, tuyến phòng thủ của Nghiệp Thành nhanh chóng bị chọc thủng, quân Tiền Yên đã bắt được Nhiễm Chí và Đổng Hoàng hậu, Nhiễm Ngụy diệt vong. Mộ Dung Tuấn phong cho cả Nhiễm Trí và Đổng Hoàng hậu (Hải Tân hầu cho Nhiễm Trí, Phụng Tỉ quân cho Đổng Hoàng hậu) và dường như đối đãi tốt với họ, tuyên bố rằng Đổng Hoàng hậu đã dâng quốc ấn cho ông. (Trên thực tế, quốc ấn ban đầu nằm trong tay nhà Tấn cho đến khi bị [[Hán Triệu]] đoạt lấy và rồi sau sang tay Hậu Triệu, Hậu Triệu đã đưa nó cho nhà Tấn để làm tin cho việc nhà Tấn hỗ trợ.) Hầu hết lãnh thổ phía đông của Hậu Triệu nằm trong tay Tiền Yên, mặc dù Tiền Yên, [[Tiền Tần]], và Tấn đã tiến hàng nhiều trận đánh ở vùng biên giới trong các năm sau đó.
 
Mùa đông năm 352, Mộ Dung Tuấn chính thức tuyên bố độc lập từ Tấn và xưng đế.