Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khoái Triệt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 143:
Khoái Triệt nảy ra ý tưởng chia ba thiên hạ theo thế chân vạc, nhưng mưu kế của ông không được thi hành. Về sau, đến thời [[Tam Quốc]], [[Gia Cát Lượng]] theo giúp [[Lưu Bị]] đã thi hành thành công ý tưởng này.
 
Tuy nhiên, xét theo thực tế thì quan hệ chính trị và thực lực giữa 3 phe thời Tam Quốc sau này không giống với 3 phe như thời Khoái Triệt. Thời [[Tam Quốc]], nước Nguỵ là giàu có về người và của và có đất đai rộng hơn cả. Đối chiếu với bản đồ thời [[Chiến Quốc]], đất đai của Thục Hán chỉ gồm nửa phía tây của nước Tần, của Đông Ngô chỉ gồm phía nam của nước Sở (và thêm phần mở rộng xuống [[Bách Việt]]), trong khi đó Tào Nguỵ chiếm toàn bộ trung nguyên, gồm có Hàn, Triệu, Nguỵ, Tề, Yên, phía đông nước Tần và phía bắc nước Sở. Như vậy Tào Nguỵ có ưu thế rõ rệt và luôn ở thế mạnh hơn so với Thục và Ngô. Thực lực về nhân tài, vật lực của Thục chỉ có Ích châu, được xem là yếu hơn cả Ngô và sau khi thế hệ “khai lập” chết đi thì “nước Thục không có đại tướng”. Thời Hán Sở, thế Tam Quốc nếu hình thành sẽ cân bằng hơn: Lưu Bang chiếm Tam Tần, Hàn, Nguỵ; Hạng Vũ chiếm đất Sở đất rộng người đông (nước Sở đã thôn tính toàn bộ đất Ngô, Việt, Lỗ, Trần, Sái... phía đông); Hàn Tín chiếm Yên, Tề, Triệu. Như vậy không ai trong số ba người này chiếm được toàn bộ trung nguyên giàu có và do đó khó xác định ai có ưu thế hơn so với hai người kia.
 
SoXét theo năng lực cá nhân, so với Lưu Bang, bản lĩnh chính trị của cả Hạng Vũ lẫn Hàn Tín đều không bằng, song xét về quân sự thì Lưu Bang thua hai người. Khi không có Hàn Tín giúp sức, Lưu Bang dù có đánh úp Hạng Vũ ở Dương Hạ (sau hoà ước Hồng Câu), vẫn bị Hạng Vũ đánh cho tơi tả ở Cố Lăng. Các tướng Anh Bố, Chu Bột, [[Phàn Khoái]], Tào Tham... đều không thể so sánh với Hàn Tín. Những người đó hợp lại thậm chí không đánh nổi Hạng Vũ nên càng không thể thắng Hàn Tín.
 
Trong thế chia ba đó, lại có một người trung lập khác có thực lực có thể lại đóng vai trò quyết định cục diện: Bành Việt ở Đại Lương. Việt từng theo Tề rồi theo Hán, song chỉ hợp tác từ xa, ngoài chiến trường, chưa từng chịu về dưới trướng Lưu Bang như Phàn Khoái. Địa bàn Đại Lương lại nằm giữa Lưu - Hạng – Hàn. Do đó đây sẽ là đối tượng để cả ba nước tranh thủ trong cuộc chiến.