Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngô (Thập quốc)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 14:
Còn trẻ và không từng trải khi Dương Hành Mật chết nên Dương Ác phải dựa vào chỉ dẫn của hai nha tướng là [[Từ Ôn]] và [[Trương Hạo]] để chỉ đạo công việc, nhưng sau đó dần dần trở nên phẫn nộ vì ảnh hưởng quá lớn của Từ Ôn. Tuy nhiên, trước khi có thể thoát khỏi ảnh hưởng của hai người này thì Dương Ác đã bị Từ Ôn cùng Trương Hạo sát hại vào năm 908. Ban đầu, Từ Ôn và Trương Hạo có kế hoạch phân chia Ngô giữa hai người và đầu hàng nhà Hậu Lương, nhưng họ đã nhanh chóng bất hòa với nhau. Từ Ôn giết chết Trương Hạo và đưa em trai của Dương Ác là [[Dương Long Diễn]] (897-920) lên ngôi. Trên thực tế, Dương Long Diễn chỉ là bù nhìn còn Từ Ôn mới là chủ thật sự. Từ Ôn tự phong làm quản nội thủy lục mã bộ chư quân đô chỉ huy sứ, Lưỡng Chiết đô chiêu thảo sứ, tước Tề quốc công, trấn giữ Nhuận Châu (nay thuộc [[Trấn Giang]], [[Giang Tô]]) và chuyển chỉ huy sở của mình tới [[Nam Kinh|Kim Lăng]]. Công việc tại triều đình được Từ Ôn giao lại cho con trai ông ta là Từ Tri Huấn, một người kiêu ngạo và hoang dâm.
 
Sau khi Từ Tri Huấn bị Chu Cấn sát hại năm 918 thì chức vụ này đã được con nuôi của Từ Ôn là [[Lý BiênBiện|Từ Tri Cáo]] đảm nhiệm. Năm 919, Dương Long Diễn tự xưng làm quốc vương của nước Ngô và cải niên hiệu thành Vũ Nghĩa, và đây là lần đầu tiên nước Ngô chính thức được coi là một nhà nước độc lập có chủ quyền vì từ đó trở về trước đều dùng niên hiệu của [[nhà Đường]]. Long Diễn bị chết vì bệnh năm 920 và em trai là [[Dương Phổ]], con trai thứ tư của Dương Hành Mật, lên kế vị.
 
Năm sau, 921, Dương Phổ cải niên hiệu thành Thuận Nghĩa. Giống như trước đây, Từ Ôn mới là người có thực quyền. Ông đã có ý định ép buộc Dương Phổ phải thoái vị và tự lập làm vua, nhưng đã chết năm 927, trước khi điều này có thể thực hiện ý định. Ngày [[29 tháng 11]] năm [[927]], Dương Phổ tự xưng làm hoàng đế của nước Ngô, cải niên hiệu thành Càn Trinh.