Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tranh Đông Hồ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Pomp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 38:
 
Về nội dung tranh, lưu ý rằng có sự gần gũi nhất định giữa nội dung [[tranh khắc gỗ màu]] của Việt Nam với của [[Trung Quốc]], có những tranh mà cả hai nước đều có, song tranh Đông Hồ phát triển thành một hướng riêng tồn tại nhiều thế kỷ và được thừa nhận như dòng tranh dân gian được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam.
 
==Làng tranh Đông Hồ==
[[Hình:DanhGhen.JPG|nhỏ|phải|Ván khắc tranh '''Đánh ghen''' (âm bản) ở nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, làng tranh Đông Hồ]]
[[Hình:Vankhac.JPG|nhỏ|phải|Ván khắc tranh '''Chăn trâu thổi sáo''' ở nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam làng tranh Đông Hồ]]
[[Hình:Tranh Lợn.PNG|nhỏ|trái|Tranh '''Lợn đàn''' ở nhà [[nghệ nhân]] [[Nguyễn Hữu Sam]].]]
'''Làng tranh Đông Hồ''' là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện [[Thuận Thành]], tỉnh [[Bắc Ninh]] cách [[Hà Nội]] chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam [[sông Đuống]], cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
 
Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến làng tranh Đông Hồ thăm và mua [[tranh Đông Hồ]] làm kỷ niệm. Một số khách sạn, nhà hàng từ Hà Nội, [[Thành phố Hồ Chí Minh]] cũng về đây đặt những bức tranh khổ lớn để trang trí cho cách phòng khách, hoặc phòng ăn lớn. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ đường gần nhất du khách thường đi là xuôi theo đường [[Quốc lộ số 5]] (đường đi [[Hải Phòng]]) đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km nữa, qua các địa danh khá nổi tiếng của huyện [[Gia Lâm]] (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành-Bắc Ninh) là đến phố Hồ-huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ trái, gặp điếm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ.
 
Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái. Các cụ làng Đông Hồ vẫn truyền lại mấy câu ca rằng:
:''Cô kia mà thắt lưng xanh''
:''Có về làng Mái với anh thì về''
:''Làng Mái có lịch có lề''
:''Có sông tắm mát có nghề làm tranh.''
Làng Đông Hồ nằm ngay sát bờ sông Đuống, ngày xưa chỉ cách sông một con đê, đó là ý trong câu "Có sông tắm mát có nghề làm tranh". Ngày nay, do sự bồi lấp của dòng sông nên từ đê ra đến mép nước giờ khá xa.
 
Còn "làng Mái có lịch có lề" thì nghĩa là gì? Tục ngữ Việt Nam có câu: giấy rách phải giữ lấy ''lề''. Chữ lề ở đây tượng trưng cho những quy tắc đạo đức của người xưa, rất trọng danh dự, khí tiết. Còn dân làng Mái, dân nghệ thuật rất trọng lời ăn tiếng nói. Không như nhiều làng quê khác, người dân làng Hồ, nhất là phụ nữ, ăn nói rất lịch lãm, trên dưới thưa gửi rất rõ ràng. Người làng kể rằng kể cả từ xưa, rất hiếm khi trong làng có tiếng người mắng chửi nhau.
[[Hình:DangChe.JPG|nhỏ|300px|trái|Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế (người ngồi bên trái), làng tranh Đông Hồ]]
 
Do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Nhưng đến nay, dân làng Hồ hiện chủ yếu sống bằng nghề làm [[vàng mã]]. Hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân [[Nguyễn Đăng Chế]] và [[Nguyễn Hữu Sam]] cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản [[tranh Đông Hồ]].
 
Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng 3 âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:
::''Hỡi anh đi đường cái quan
:''Đừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
::''Mua tờ tranh điệp tươi màu
:''Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.
 
==Xem thêm==