Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơ kỳ Trung Cổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Thêm da:Tidlig middelalder; sửa cách trình bày
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n chú thích, replaced: {{cite web → {{chú thích web
Dòng 30:
Nhờ vào việc kiểm soát tuyến đường buôn bán giữa châu Âu và [[Thế giới phương Đông|phương Đông]], đế quốc Byzantine trở thành quốc gia giàu có nhất ở châu Âu. Sử dụng lực lượng quân đội tinh nhuệ kết hợp với chiến thuật ngoại giao khéo léo, Byzantine đã ngăn chặn được những cuộc tấn công của man tộc di cư. Giấc mơ chiếm lại những vùng đất ở Tây Âu đã được hiện thực hóa dưới triều đại [[Justinian I]] (527-565), dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Dưới sự chỉ huy của danh tướng [[Belisarius]], quân đội Byzantine đã chinh phục vương quốc Vandal ở Bắc Phi<ref name="Ev">Evans, [http://www.roman-emperors.org/justinia.htm Justinian (AD&nbsp;527–565)].</ref> và vương quốc Ostrogoth ở Italy.<ref name="B180-216">{{harvnb|Bury|1923|loc=[http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/secondary/BURLAT/18C*.html 180–216]}}.</ref> Sau đó, Đế chế Byzantine tiếp tục đánh chiếm một phần lãnh thổ bán đảo Iberia (tỉnh [[Spania]]) và giữ vững quyền kiểm soát vùng đất này cho tới thời hoàng đế [[Heraclius]].<ref name="B86-288">{{harvnb|Bury|1923|loc=[http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/secondary/BURLAT/19D*.html 286–288]}}.</ref>
 
Hoàng đế Justinian không chỉ khôi phục lại những lãnh địa từng thuộc về La Mã mà còn soạn ra bộ [[luật La Mã]] có nhiều ảnh hưởng tới các thế hệ sau và xây dựng nhà thờ [[Hagia Sophia]] ở kinh đô Constantinople, một công trình kiến trúc tinh xảo và vĩ đại nhất thời bấy giờ.<ref name="ReferenceA">"Byzantine Empire". Encyclopædia Britannica..</ref> Thế nhưng một trận dịch lớn (thường gọi là "[[đại ôn dịch Justinian]]") đã tàn phá triều đại của ông và giết hại 40% dân số ở kinh đô Constantinople. Người ta ước tính rằng trận dịch này đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 100 triệu người trên toàn thế giới.<ref>[http://www3.niaid.nih.gov/news/newsreleases/1996/plague.htm Scientists Identify Genes Critical to Transmission of Bubonic Plague].</ref>
 
Sau thời hoàng đế Justinian, lãnh thổ của đế quốc Byzantine bị thu hẹp do những cuộc chiến với nhiều thế lực từ bên ngoài. Những vị Hoàng đế kế vị của ông là [[Maurice]] và Heraclius phải đối mặt với những cuộc xâm lăng của [[người Slav]] và [[người Avar]]. Sau những cuộc tàn phá của các bộ tộc Slav và Avar thì dân số ở bán đảo [[Balkan]] cũng trở nên thưa thớt hơn. Vào năm 626, thành phố lớn nhất châu Âu thời bấy giờ là Constantinople phải chống lại cuộc vây hãm của liên quân Avar và [[Nhà Sassanid|Sassanid]] ([[đế quốc Ba Tư]]). Trong những thập niên sau đó, hoàng đế Heraclius dồn toàn lực quyết đấu với đế quốc Sassanid trong một cuộc chiến mang màu sắc của một cuộc thánh chiến.<ref name="Theophanes pp. 303.12-304.13">[[#refTheophanes1997|Theophanes 1997]], pp. 303.12–304.13.</ref> Cuối cùng ông đã thành công khi chiếm được kinh đô của họ, qua đó đã đánh một đòn hủy diệt vào [[cường quốc]] đã từng đối đầu với đế quốc La Mã hàng thế kỷ qua (đây cũng được xem là cuộc chiến La Mã-Ba Tư cuối cùng trong lịch sử). Nhưng rồi cũng trong triều đại của mình, hoàng đế Heraclius chứng kiến những thành tựu vẻ vang của ông đổ sông đổ bể khi [[người Ả Rập]] lần lượt chinh phục các xứ [[Syria]], [[Palestine]], [[Ai Cập]] và Bắc Phi, đi kèm với nó là quá trình truyền bá Hồi giáo đến tất cả các vùng nói trên.
 
Sau hai cuộc vây hãm Constantinople không thành của người Ả Rập vào các năm 674-677 và 717, đế quốc Byzantine bị giằng xé trong [[phong trào phá hoại thánh tượng]] và những cuộc đấu đá nội bộ. [[Người Bulgar]] và người Slav nhân cơ hội này để xâm chiếm [[Illyria]], [[Thrace]] và [[Hy Lạp]]. Sau một chiến thắng quyết định ở [[Ogala]] vào năm 680, họ đã ký một hòa ước với phía Byzantine để thành lập [[Đế quốc Bulgaria thứ nhất]] ở bán đảo Balkan. Đế quốc Byzantine ứng phó lại với những mối đe dọa bằng một hệ thống hành chính mới và những cải cách kinh tế giúp họ đủ vững mạnh để vươn tới những thành công trong những thế kỷ sau. Nền công nghệ - kỹ thuật của người Byzantine ở thời điểm đó cũng được đánh giá là tiên tiến hơn tất cả các nước ở Tây Âu.<ref>"Byzantine Empirename="ReferenceA". Encyclopædia Britannica..</ref>
[[Tập tin:Aya sofya.jpg|thumb|300px|right|Hagia Sophia ngày nay.]]
Bắt đầu từ năm 867, đế quốc Byzantine đạt tới đỉnh cao một lần nữa dưới thời các vị hoàng đế thuộc [[vương triều Macedonia]]. Ở bên ngoài, quân đội Byzantine chống trả người Ả Rập và người Bulgar để mở rộng lãnh thổ (tới năm 1018 thì họ xóa sổ [[Đế quốc Bulgaria thứ nhất]] để hoàn tất công cuộc tái chiếm bán đảo Balkan). Ở trong nước, những vị hoàng đế như [[Leo VI]] và [[Constantine VII]] giúp nền văn hóa - nghệ thuật ở Constantinople thăng hoa (giai đoạn này cũng được gọi là thời kỳ "[[Phục hưng Macedonia]]", dù thuật ngữ này còn nhiều tranh cãi<ref>Cormack, Robin (2000). Byzantine Art. Oxford: Oxford University Press. trang 131</ref>). Với những thành tựu của mình, các hoàng đế thuộc vương triều Macedonia luôn xem thường các vị vua ở Tây Âu vì xuất thân man tộc của họ. Đế quốc Byzantine vẫn duy trì, dù chỉ là trên danh nghĩa, lời khẳng định chủ quyền của họ đối với các vùng đất phía Tây.
Dòng 117:
Vào thế kỷ thứ 7, vùng duyên hải phía Bắc của [[Biển Đen]] tiếp nhận một đợt tấn công mới từ [[người Bulgar]], những người đã lập nên một vương quốc Đại Bulgaria hùng mạnh dưới sự trị vì của [[Kubra]]t. Người Khazar sau đó đẩy được người Bulgar từ Nam [[Ukraina|Ukraine]] xuống trung lưu [[sông Volga]] (nơi họ thành lập nước Volga Bulgaria) và hạ lưu [[sông Danube]] (nơi họ thành lập [[Đế chế Bulgaria đầu tiên]]). Những người Bulgar ở sông Danube sau đó bị đồng hóa theo phong tục của người Slav và cải theo Chính thống giáo Đông phương của Byzantine.
 
Ở phía Bắc của Byzantine, nhà nước đầu tiên của người Slav được ghi nhận là [[Đại Moravia]], xuất hiện từ thời Đế chế Frank tới đầu thế kỷ thứ 9 thì bị tiêu diệt bởi [[người Magyar]] (người [[Hungary]]). Những người [[Tây Slav]] sau đó cải theo Công giáo Rôma, còn những người [[Đông Slav]] thành lập nên nhà nước Kievan Rus của mình từ năm 880. Kievan Rus sau đó phát triển thành quốc gia có diện tích lớn nhất châu Âu lúc đó và cải theo Chính thống giáo Đông phương từ năm 990. Người Kievan Rus kiểm soát những tuyến đường thương mại từ [[Bắc Âu]] đến Constantinople và phương Đông. Thủ đô của Kievan Rus là thành phố [[Kiev]].<ref>{{citechú thích web|url=http://www.britannica.com/eb/article-9064486/The-Russian-Primary-Chronicle|title=The Russian Primary Chronicle}}</ref>
 
Mặc dù lúc đầu có xung đột nhưng dần dần thì Kievan Rus và Byzantine thiết lập mối quan hệ liên minh, đặc biệt là khi [[Vladimir I của Kiev]] trở thành người nước ngoài đầu tiên được cưới một công chúa Byzantine trong vương triều Macedonia, điều mà ngay cả các vị vua Tây Âu cũng không có được. Những chiến dịch của cha Vladimir là vua [[Svyatoslav I]] đã làm tan rã hai cường quốc mạnh nhất ở Đông Âu lúc đó là Bulgar và Khazar.
Dòng 226:
* 796–804 &mdash; [[Alcuin]] bắt đầu cuộc [[Phục hưng Carolingian]]
* 815 &mdash; Phong trào bài trừ thánh tượng ở Byzantine
* 843 &mdash; [[Hiệp ước Verdun]]
* 862 &mdash; [[Vương triều Rurikid]] thành lập
* 871–899 &mdash; Vua [[Alfred Đại đế]]
Dòng 244:
== Chú thích ==
{{Reflist|colwidth=30em}}
 
{{Liên kết bài chất lượng tốt|zh}}
 
[[Thể loại:Thời Trung cổ]]
[[Thể loại:Lịch sử châu Âu]]
 
{{Liên kết bài chất lượng tốt|zh}}
 
[[ar:عصور وسطى مبكرة]]