Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự đông máu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Thêm gl:Coagulación do sangue
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n chú thích, replaced: {{cite journal → {{chú thích tạp chí (10)
Dòng 3:
Cơ chế đông máu được bảo tồn khá chắc trong tiến hóa; ở lớp [[thú]], hệ thống đông máu bao gồm hai thành phần: [[tế bào]] (tiểu cầu) và [[protein]] (các yếu tố đông máu).
 
Phản ứng đông máu được kích hoạt ngay sau chấn thương làm tổn hại đến [[nội mạc]] mạch máu. [[Tiểu cầu]] lập tức tạo nút chặn cầm máu tại vết thương; đây chính là quá trình ''cầm máu ban đầu''. Quá trình ''cầm máu thứ phát'' diễn ra đồng thời; các [[yếu tố đông máu]] trong [[huyết tương]] đáp ứng trong một chuỗi phản ứng để tạo các sợi huyết có vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu.<ref name=Furie>{{citechú journalthích tạp chí |author=Furie B, Furie BC |title=Thrombus formation in vivo |journal=J. Clin. Invest. |volume=115 |issue=12 |pages=3355-62 |year=2005 |pmid=16322780|doi=10.1172/JCI26987|url=http://www.jci.org/cgi/content/full/115/12/3355}} {{PMC|1297262}}</ref>
 
== Sinh lý học ==
Dòng 22:
Vai trò chính của con đường yếu tố mô là hình thành một "sự bùng nổ thrombin", một quá trình trong đó [[thrombin]] hình thành nhanh chóng. Yếu tố VIIa lưu hành trong máu với một lượng nhiều hơn so với các yếu tố đông máu được hoạt hóa khác.
 
* Tiếp sau sự tổn thương mạch máu, yếu tố mô (Tissue Factor - TF) do tế bào nội mô tiết ra, tạo một phức hợp với yếu tố VII, để hoạt hóa yếu tố này (hình thành TF-VIIa).
* TF-VIIa hoạt hóa yếu tố IX và yếu tố X.
* Bản thân yếu tố VII được hoạt hóa bởi thrombin, yếu tố XIa, [[plasmin]], yếu tố XII và yếu tố Xa.
* Sự hoạt hóa yếu tố Xa bởi phức hợp TF-VIIa hầu như lập tức bị ức chế bởi [[chất ức chế con đường yếu tố mô]] (TFPI - tissue factor pathway inhibitor).
* Yếu tố Xa và đồng yếu tố Va của nó từ phức hợp [[prothrombinase]] sẽ hoạt hóa [[prothrombin]] thành thrombin.
* Thrombin sau đó hoạt hóa các thành phần khác của dòng thác đông máu, kể cả yếu tố V và yếu tố VII, rồi hoạt hóa và phóng thích yếu tố VIII ra khỏi [[yếu tố vWF]].
* Yếu tố VIIIa là đồng yếu tố của yếu tố IXa, hai yếu tố này cùng tạo ra phức hợp "[[tenase]]" để hoạt hóa yếu tố X. (Từ "tenase" được ghép từ chữ "ten" ("mười" trong tiếng Anh) và tiếp vĩ ngữ "-ase" dùng cho enzyme.)
 
Dòng 167:
== Lịch sử ==
=== Các phát hiện đầu tiên ===
Các lý thuyết về sự đông máu đã tồn tại từ thời cổ đại. Nhà sinh lý học [[Johannes Peter Müller|Johannes Müller]] (1801-1858) đã mô tả fibrin, chất liệu của cục máu đông. Tiền chất tan của fibrin, fibrinogen, được đặt tên bởi [[Rudolf Virchow]] (1821-1902), và phân lập hóa học bởi [[Prosper Sylvain Denis]] (1799-1863). [[Alexander Schmidt (nhà sinh lý học)|Alexander Schmidt]] gợi ý rằng sự chuyển fibrinogen thành fibrin là kết quả của một quá trình phản ứng enzyme, và gọi tên enzyme giả định là "thrombin" và tiền chất tương ứng "prothrombin".<ref>{{citechú journalthích tạp chí|author=Schmidt A|year=1872|title=Neue Untersuchungen ueber die Fasserstoffesgerinnung |journal=Pflüger's Archiv für die gesamte Physiologie|volume=6|pages=413-538}}</ref><ref>Schmidt A. Zur Blutlehre. Leipzig: Vogel, 1892.</ref> [[Nicolas Maurice Arthus|Arthus]] phát hiện năm 1890 rằng can xi cần cho sự đông máu.<ref>{{citechú journalthích tạp chí|author=Arthus M, Pagès C|title=Nouvelle theorie chimique de la coagulation du sang|journal=Arch Physiol Norm Pathol|year=1890|volume=5|pages=739–46}}</ref><ref name=Shapiro>{{citechú journalthích tạp chí |author=Shapiro SS |title=Treating thrombosis in the 21st century |journal=N. Engl. J. Med. |volume=349 |issue=18 |pages=1762–4 |year=2003 |pmid=14585945 |doi=10.1056/NEJMe038152}}</ref> [[Tiểu cầu]] được xác định năm 1865, và vai trò của chúng được mô tả bởi [[Giulio Bizzozero]] năm 1882.<ref name=Brewer>{{citechú journalthích tạp chí |author=Brewer DB |title=Max Schultze (1865), G. Bizzozero (1882) and the discovery of the platelet |journal=Br. J. Haematol. |volume=133 |issue=3 |pages=251–8 |year=2006 |pmid=16643426 |doi=10.1111/j.1365-2141.2006.06036.x}}</ref>
 
Lý thuyết thrombin được hình thành với sự hiện diện của [[yếu tố mô]] được củng cố bởi [[Paul Morawitz]] năm 1905.<ref>{{citechú journalthích tạp chí|author=Morawitz P|title=Die Chemie der Blutgerinnung|journal=Ergebn Physiol|year=1905|volume=4|pages=307-422}}</ref> Ở giai đoạn này, người ta đã biết rằng ''thrombokinase/thromboplastin'' ("yếu tố III") được mô tổn thương phóng thích, phản ứng với ''prothrombin'' (II), yếu tố này cùng với can xi (IV), tạo ra ''thrombin'', làm fibrinogen chuyển thành ''fibrin'' (I).<ref name=Giangrande>{{citechú journalthích tạp chí |author=Giangrande PL |title=Six characters in search of an author: the history of the nomenclature of coagulation factors |journal=Br. J. Haematol. |volume=121 |issue=5 |pages=703–12 |year=2003 |pmid=12780784 |doi=10.1046/j.1365-2141.2003.04333.x}}</ref>
 
=== Các yếu tố đông máu ===
Dòng 184:
Yếu tố Hageman, hay yếu tố XII, được xác định năm 1955 trên một bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài nhưng không triệu chứng lâm sàng tên là John Hageman. Yếu tố X, hay yếu tố Stuart-Prower, được phát hiện sau đó, năm 1956. Protein này được xác định trên một nữ bệnh nhân tên là Audrey Prower ở London. Năm 1957, một nhóm nghiên cứu Mỹ đã xác định yếu tố này trên nam bệnh nhân Rufus Stuart. Các yếu tố XI và XIII được xác định năm 1953 và 1961.<ref name=Giangrande/>
 
Quan điểm cho rằng quá trình đông máu là một chuỗi phản ứng hay "dòng thác" được phát biểu hầu như đồng thời bởi MacFarlane<ref name="pmid14167839">{{citechú journalthích tạp chí |author=MacFarlane RG |title=An enzyme cascade in the blood clotting mechanism, and its function as a biochemical amplifier |journal=Nature |volume=202 |issue= |pages=498–9 |year=1964 |pmid=14167839 |doi=:10.1038/202498a0}}</ref> ở Anh và bởi Davie và Ratnoff<ref name="pmid14173416">{{citechú journalthích tạp chí |author=Davie EW, Ratnoff OD |title=Waterfall sequence for intrinsic blood clotting |journal=Science |volume=145 |issue= |pages=1310–2 |year=1964 |pmid=14173416 |doi=10.1126/science.145.3638.1310}}</ref> ở Mỹ.
 
=== Danh pháp ===
Việc sử dụng các [[chữ số La Mã]] thay vì các tên người hay tên hệ thống đã được thống nhất qua các hội nghị hàng năm (kể từ năm 1955) của các chuyên gia đông máu. Năm 1962, sự đồng thuận đã đạt được cho các yếu tố I-XII.<ref>{{citechú journalthích tạp chí |author=Wright IS |title=The nomenclature of blood clotting factors |journal=Can Med Assoc J |volume=86 |issue= |pages=373–4 |year=1962 |pmid=14008442 |doi=}} {{PMC|1848865}}</ref> Ủy ban này đã phát triển thành Ủy ban Quốc tế về đông máu và cầm máu ngày nay (International Committee on Thrombosis and Hemostasis - ICTH). Việc đánh số chấm dứt năm 1963 sau khi đặt tên yếu tố XIII. Các tên yếu tố Fletcher và yếu tố Fitzgerald Factor được đặt cho các protein liên quan đến đông máu phát hiện sau, chính là [[prekallikrein]] và [[kininogen khối lượng phân tử cao]] (high molecular weight kininogen).<ref name=Giangrande/>
 
Các yếu tố III và VI không được đánh số, vì thromboplastin chưa bao giờ được xác định rõ, hiện nay được xem là gồm hàng chục yếu tố khác, còn accelerin chính là yếu tố V hoạt hóa (Va).