Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Siddhartha (tiểu thuyết)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n cosmetic change using AWB
Dòng 1:
{{Infobox Book
| name = Siddhartha
| image = [[Tập tin:Siddhartha_NovelSiddhartha Novel.jpg|150px]]
| translator = Phùng Khánh & Phùng Thăng
| author = Hermann Hesse
Dòng 31:
Sau một giấc ngủ dài hồi phục lại cả về thể xác lẫn tâm linh, Siddhartha gặp lại lần thứ hai người lái đò đã khai sáng, Vasudeva (''Vệ Sử''), và quyết định ở lại với ông ta. Cả hai làm việc cùng nhau như là những người đưa đò và sống trong bình yên và an phận. Cùng nhau, họ lắng nghe rất nhiều âm thanh của dòng sông, hòa lẫn nhau trong một âm thanh linh thiêng: "Om."
 
Trong khi đó, Kamala đã hạ sinh con trai của Siddhartha mà ông ta không hề hay biết. Khi bà cùng con trai trong một cuộc hành hương đến viếng Phật đang hấp hối, Kamala bị rắn độc cắn gần bờ sông. Vasudeva tìm thấy bà và đem bà về ngôi nhà nhỏ mà ông đang sống chung với Siddhartha. Trước khi qua đời, bà nói với Siddhartha cậu bé là con trai của ông. Siddhartha chăm sóc cậu bé đã được nuông chiều quá mức và cố gắng dạy cho cậu thưởng thức cuộc sống giản dị. Ông đã không thành công, cậu bé bỏ đi, quay trở lại thành phố. Siddhartha, lo lắng, bỏ đi tìm cậu ta. Vasudeva cảnh giác rằng là người cha Siddhartha phải để mặc cho cậu ta, phải để con trai phải trải qua những đau khổ riêng của cậu--cũngcậu—cũng như ngày xưa cha của Siddhartha đã để cho ông bỏ nhà ra đi. Điều này minh họa một trong những chủ đề quan trọng của cuốn sách: kiến thức có thể được dạy, nhưng sự thông thái đến từ kinh nghiệm. Siddharta cũng đã từng nói : "''Tự mình chứng nghiệm mọi sự là một điều hay, chàng nghĩ. Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã học rằng những lạc thú và của cải thế tục không hay ho gì. Tôi đã biết điều này từ rất lâu, nhưng tôi chỉ mới chứng nghiệm nó vừa rồi. Bây giờ tôi biết những điều ấy không phải chỉ bằng tri thức, mà bằng mắt tôi, bằng tim tôi và bằng bao tử tôi''".
 
Bây giờ Siddhartha đã thật sự được khai sáng. Nhận ra điều này, Vasudeva đi vào rừng và qua đời trong bình an. Người bạn đồng hành thời trai trẻ của Siddhartha, Govinda, đi ngang qua dòng sông, vẫn còn là một nhà sư [[Phật giáo]] và vẫn còn đang đi tìm sự khai sáng. Khi ông hỏi những lời dạy nào đã đem lại Siddhartha sự bình an, Siddhartha trả lời rằng đi tìm quá ráng sức có thể cản trở việc tìm ra chân lý, rằng thời gian chỉ là ảo giác, và tất cả mọi thứ đều là một, và tình thương tất cả mọi thứ trên thế gian này là điều quan trọng nhất trên thế giới.
Dòng 38:
 
==Nhận xét==
* [[Volker Zotz]]:
: Trong nhân vật chính của Hesse là Tất Đạt hội ngộ Đức Phật, là một chủ nghĩa cá nhân của Châu Âu hiện đại và nghi ngờ những giáo điều và mọi tổ chức.<ref>Volker Zotz: ''Auf den glückseligen Inseln. Buddhismus in der deutschen Kultur.'' Theseus, Berlin 2000, ISBN 3-89620-151-4, S. 257.</ref>
 
* Nguyễn Tường Bách:
: Hermann Hesse cho ta thấy muốn thấu hiểu bản chất của đời sống, con người cần phải trải nghiệm tận cùng mọi ngõ ngách của nó. Sự sống đang diễn ra trong mọi hình thái trong vũ trụ cũng chỉ vì nó cần trải nghiệm hết chính bản thân mình. “Sự sống” đó là “dòng sông” của Siddhartha mà chàng đã biết lắng nghe. Cuối cùng Siddhartha đã ngộ ra rằng “sự thật nào cũng có đối nghịch của nó và điều đối nghịch này cũng thật không kém”. Khi đã trải nghiệm và biết lắng nghe mọi hình thái của sự sống, chàng đã tự siêu việt chính mình, vượt lên thiện - ác, tốt - xấu. Đó là tư tưởng [[Bát nhã]], nói theo cách của Hermann Hesse.<ref name="sidd">Phạm Thanh Hà, [http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-hoa-Nghe-thuat/340379/Siddhartha.html Siddhartha], Tuổi Trẻ cuối tuần, 06/10/2009</ref>
*Phùng Khánh, Phùng Thăng:
:Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật. “Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt....
Dòng 49:
==Bản dịch tiếng Việt==
Đã có ít nhất 2 bản dịch tiếng Việt của tác phẩm này:
* Câu chuyện dòng sông, bản dịch nổi tiếng của [[Phùng Khánh]] và Phùng Thăng dịch từ bản tiếng Anh, do Nhà xuất bản Lá Bối tại [[Sài Gòn]] phát hành lần đầu tiên năm 1965 (với tên đầu tiên là "'''Câu chuyện của dòng sông'''") ([http://i564.photobucket.com/albums/ss89/goosesachxua/VHNN/SP_A1001.jpg Xem hình bìa]) và tái bản năm 1966; Nhà xuất bản An Tiêm tái bản năm 1967 (từ đây đổi thành tên "Câu chuyện dòng sông") và 1970 ([http://i801.photobucket.com/albums/yy297/vuhatue1/My%20book/IMG_6486.jpg Xem hình bìa] và [http://i1161.photobucket.com/albums/q502/bansachthieunhi/truyentranh/DSCN4662.jpg],[http://i1161.photobucket.com/albums/q502/bansachthieunhi/truyentranh/DSCN4661.jpg] <ref>Hình của Gosse, Vuhatue và Nguyên Thánh, từ Diễn đàn sachxua.net</ref>).<ref>Thái Kim Lan, [http://www.tienphong.vn/van-nghe/525276/Cau-chuyen-dong-song-va-dich-gia-Phung-Khanh-tpp.html Câu chuyện dòng sông và dịch giả Phùng Khánh], Tiền Phong, 16/01/2011</ref> Nhà xuất bản Hội Nhà Văn tái bản năm 1988-1996-1998-2001 (đôi khi ghi nhầm là bản dịch của [[Bùi Giáng]]) <ref>[http://www.quangduc.com/TruyenNgan/160dongsong-13.html «Câu chuyện dòng sông » và câu chuyện của NXB Hội Nhà Văn]</ref>. Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn tái bản năm 2009 ([http://static.proguide.vn/image/2012/9/3/586_cau-chuyen-dong-song.jpg Hình bìa]).
* Siddhartha, bản dịch của Lê Chu Cầu, dịch từ bản tiếng Đức, [[Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam|Nhà xuất bản Nhã Nam]] ấn hành năm 2009.<ref name="sidd">Phạm Thanh Hà, [http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-hoa-Nghe-thuat/340379/Siddhartha.html Siddhartha], Tuổi Trẻ cuối tuần, 06/10/2009</ref>
 
==Chú thích==
Dòng 58:
* Phùng Khánh, Phùng Thăng, [http://www.quangduc.com/TruyenNgan/160dongsong.html Phụ lục: Phân tích tác phẩm], Trích trong ''Nguồn mạch tâm linh'' của Thích Nữ Trí Hải
* [http://www.youtube.com/watch?v=D5OiE5S5ZSU&list=PL10C84E665AF4016C&feature=plcp Audio đọc Câu Chuyện Dòng Sông], bản dịch của Phùng Khánh & Phùng Thăng (ghi nhầm là của Bùi Giáng)
 
 
 
[[Thể loại:Sách 1922]]
[[Thể loại:Tiểu thuyết triết học]]
[[Thể_loạiThể loại:Tiểu thuyết của Hermann Hesse]]
[[Thể_loạiThể loại:Tiểu thuyết Đức]]
[[Thể_loạiThể loại:Tiểu thuyết tiếng Anh]]
[[Thể_loạiThể loại:Tiểu thuyết nước ngoài có bản dịch tiếng Việt]]
 
[[id:Siddhartha (novel)]]