Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đông Ấn Hà Lan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: |right| → |phải|, |left| → |trái| (3)
Dòng 66:
 
{|align="left" cellspacing="0" cellpadding="0"
|[[File:Nicolaas Pieneman - The Submission of Prince Dipo Negoro to General De Kock.jpg|thumb|lefttrái|Sự khuất phục của [[Diponegoro|Hoàng tử Diponegoro]] với [[Hendrik Merkus de Kock|Tướng De Kock]] vào cuối [[Chiến tranh Java]] năm 1830]]
|}
 
Dòng 73:
Kể từ khi thành lập Công ty Đông Ấn Hà Lan vào thế kỷ 17, việc mở rộng lãnh thổ của người Hà Lan dựa trên cơ sở thương mại. Chiến lược của Toàn quyền [[Graaf van den Bosch]] (1830–1835) đã khẳng định lợi nhuận là nền tảng của chính quyền và chính sách chính thức là chỉ hạn chế sự chú ý tại Java, Sumatra và [[Bangka]].<ref name="Rickelfs131"/> Tuy nhiên, từ khoảng năm 1840, dưới chủ nghĩa bành trướng quốc gia Hà Lan, họ đã tiến hành một loạt các cuộc chiến tranh để mở rộng và củng cố các vùng chiếm hữu của họ tại các đảo khác.<ref>Vickers (2005), tr 10; Ricklefs (1991), tr 131</ref> Ngoài ra, mục đích của hành động này còn là để bảo vệ các khu vực đã chiếm hữu; tham vọng về danh tiếng và thăng tiến của các quan chức Hà Lan; và việc thiết lập tuyên bố chủ quyền của Hà Lan đối với toàn bộ quần đảo sẽ ngăn chặn sự can thiệp của các cường quốc phương Tây khác.<ref name="Rickelfs131">Ricklefs (1991), p. 131</ref> Khi việc khai thác tài nguyên được mở rộng ra ngoài đảo Java, hầu hết các đảo xa đã nằm dưới quyền kiểm soát trực tiếp hay trong tầm ảnh hưởng của chính quyền Hà Lan.
 
[[File:Het zevende bataljon tot de aanval oprukkend.jpg|thumb|lefttrái|Quân Hà Lan tiến quân tại Bali năm 1846.]]
 
Người Hà Lan đã chinh phục [[người Minangkabau]] trên đảo Sumatra trong [[Chiến tranh Padri]] (1821–38)<ref>Ricklefs (1991), tr 142</ref> và [[Chiến tranh Java]] (1825–30) đã chấm dứt sự kháng cự đáng kể của người Java.<ref name ="Friend p21"/> [[Chiến tranh Banjarmasin]] (1859–1863) ở đông nam Kalimantan đã kết thúc với thất bại của Sultan nước này.<ref>Ricklefs (1991), tr 138-139</ref> Sau cuộc chinh phục thất bại tại Bali vào năm [[Người Hà Lan can thiệp tại Bắc Bali (1846)|1846]] và [[Người Hà Lan can thiệp tại Bắc Bali (1848)|1848]], một [[Người Hà Lan can thiệp tại Bali (1849)|cuộc can thiệp vào năm 1849]] đã đưa miền bắc Bali vào sự kiểm soát cảu người Hà Lan. Cuộc chinh phục kéo dài nhất là [[Chiến tranh Aceh]], một cuộc xâm lược của người Hà Lan vào năm 1873 đã vấp phải sự kháng cự của du kích bản địa và cuộc chinh phục chỉ kết thúc khi người Aceh đầu hàng vào năm 1912.<ref name ="Friend p21">Friend (2003), tr 21</ref> Rối loạn tiếp tục nổ ra trên cả hai đảo chính Java và [[Sumatra]] trong suốt giai đoạn còn lại của thế kỷ 19,<ref name="LP_23-25"/> tuy nhiên, đảo [[Lombok]] [[Người Hà Lan cạn thiệp tại Lombok và Karangasem|đã nằm dưới quyền kiểm soát của người Hà Lan]] vào năm 1894,<ref>Vickers (2005), tr 13</ref> và sự kháng cự của người [[Batak]] ở miền Bắc Sumatra đã bị dập tắt vào năm 1895.<ref name ="Friend p21"/> Đến cuối thế kỷ 19, sự cân bằng sức mạnh quân sự đã chuyển dịch về phía những người Hà Lan có trình độ công nghiệp hóa cao hơn, khoảng cách giữa họ với các nhà nước tiền công nghiệp tại Indonesia ngày càng mở rộng.<ref name="Rickelfs131"/> Các lãnh đạo quân sự và chính trị gia Hà Lan đã nói rằng họ có trách nhiệm đạo đức để giải phóng những người dân Đông Ấn khỏi những kẻ cai trị bản địa, tức những kẻ áp bức nhân dân, lạc hậu hoặc không tôn trọng luật pháp quốc tế.<ref name="Vickers 2005, p. 14">Vickers (2005), tr 14</ref>
Dòng 121:
 
==Giáo dục==
[[File:COLLECTIE TROPENMUSEUM Leerlingen van de School tot Opleiding van Indische Artsen (STOVIA) Doctor Jawa TMnr 60047128.jpg|thumb|lefttrái|Các sinh viên của ''School Tot Opleiding Van Indische Artsen'' (STOVIA) cũng gọi là Sekolah Doctor Jawa.]]
Hệ thống trường học của Hà Lan được mở rộng đến cho người Indonesia, hầu hết các trường có uy tín nhận trẻ em người Hà Lan và các trẻ em người Đông Ấn thuộc tầng lớp trên. Một tầng trường học thứ hai dựa trên cơ sở sắc tộc và có các trường riêng biệt cho người Đông Ấn, [[người Ả Rập|Ả Rập]] và người Hoa; các trường này giảng dạy bằng tiếng Hà Lan và theo chương trình giảng dạy của Hà Lan. Những người dân Đông Ấn bình thường được giáo dục bằng [[tiếng Mã Lai]] với [[chữ cái Latinh]] cùng các trường "kết nối" nhằm chuẩn bị cho các sinh viên người bản địa thông minh có thể vào học tại các trường dạy bằng tiếng Hà Lan.<ref name="Taylor 2003, p. 286">Taylor (2003), p. 286</ref> Các trường học và chương trình hướng nghiệp đã được chính quyền Đông Ấn lập ra để đào tạo người dân bản địa vào những vị trí cụ thể của nền kinh tế thuộc địa. Người Hoa và người Ả Rập, chính thức được gọi là "người nước ngoài phương Đông", và họ không thể ghi danh vào các trường hướng nghiệp và trường tiểu học.<ref>Taylor (2003), p. 287</ref>
 
Những người đã tốt nghiệp tại các trường của Hà Lan đã mở trường học của mình và phỏng theo mô hình của hệ thống trường học Hà Lan, cũng như những hội truyền giáo Ki-tô, hiệp hội Thần trí học, và các hiệp hội văn hóa Đông Ấn. Sự gia tăng số trường học này tiếp tục được nâng lên với các trường Hồi giáo theo khuôn mẫu phương Tây cũng đã xuất hiện các vấn đề thế tục.<ref name="Taylor 2003, p. 286"/> Theo điều tra năm 1930, 6% số người Đông Ấn biết đọc biết viết, tuy nhiên, cuộc điều tra này chỉ công nhận số người tốt nghiệp từ các trường theo mô hình phương Tây và những người có thể đọc và viết một ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái Latinh. Điều tra này không bao gồm các sinh viên đã tốt nghiệp các trường không theo mô hình phương Tây hay những người có thể đọc song không thể viết tiếng Ả Rập, Mã Lai hay tiếng Hà Lan; hoặc những người chỉ có thể viết được các thứ tiếng sử dụng bảng chữ cái phi Latinh như [[tiếng Batak|Batak]], [[tiếng Java|Java]], Hoa, hoặc Ả Rập.<ref name="Taylor 2003, p. 286"/>
[[File:COLLECTIE TROPENMUSEUM Professoren der Rechts Hogeschool in Batavia TMnr 60012567.jpg|thumb|rightphải|Dutch, Eurasian and Javanese professors of law at the opening of the ''Rechts Hogeschool'' in 1924.]]
 
Một số cơ sở giáo dục bậc đại học cũng được thành lập. Năm 1898, chính quyền Đông Ấn Hà Lan đã thành lập một trưởng để đào tạo [[thấy thuốc|bác sĩ]], được đặt tên là ''School tot Opleiding van Inlandsche Artsen'' (STOVIA). Nhiều người tốt nghiệp STOVIA sau đó đã đóng những vai trò quan trọng trong phong trào dân tộc của Indonesia hướng tới độc lập cũng như phát triển giáo dục y tế tại Indonesia, như bác sĩ Wahidin Soedirohoesodo đã thành lập hội chính trị [[Budi Utomo]]. Chính quyền thuộc địa Hà Lan đã thành lập ''De Technische Hoogeschool te Bandung'' vào năm 1920 để đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật tại thuộc địa. Một người đã tốt nghiệp ''Technische Hogeschool'' là [[Sukarno]], ông sau đó đã lãnh đạo [[Cách mạng Quốc gia Indonesia]]. Năm 1924, chính quyền thực dân lại tiếp tục mở một cơ sở giáo dục bậc đại học, ''Rechts Hogeschool'' (RHS), để đào tạo viên chức, công chức dân sự. Năm 1927, STOVIA đã trở thành một cơ sở cấp đại học đầy đủ và tên gọi của trường đổi sang ''Geneeskundige Hogeschool'' (GHS). GHS giữ tòa nhà chính tương tự và sử dụng cùng bệnh viện thực hành với Khoa Y của [[Đại học Indonesia]] ngày nay. Các mối liên hệ trước đây giữa Hà Lan và Indonesia vẫn còn có thể nhận thấy trong các lĩnh vực công nghệ như thiết kế công trình thủy lợi. Cho đến ngày nay, những ý tưởng của các kỹ sư thủy lợi thuộc địa Hà Lan vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng mạnh trong thực tiễn thiết kế tại Indonesia.<ref name="tudelft.nl">[http://www.tudelft.nl/live/pagina.jsp?id=890cbbcf-a9ce-4ea6-9b38-4fdbecbee3ce&lang=en TU Delft Colonial influence remains strong in Indonesia]</ref> Hơn nữa, hai trường đại học có thứ hạng quốc tế cao nhất của Indonesia, [[Trường Đại học Indonesia]] thành lập năm 1898 và [[Học viện Công nghệ Bandung]] thành lập năm 1920, đều được hình thành từ thời thuộc địa.<ref>Note: In 2010, according to University Ranking by Academic Performance (URAP), ''Universitas Indonesia'' was the best university in Indonesia.</ref><ref>{{chú thích web|url=http://www.urapcenter.org/2010|title=URAP - University Ranking by Academic Performance}}</ref>