Khác biệt giữa bản sửa đổi của “In lụa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
JackieBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Thêm gl:Serigrafía
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''In lụa''' là một dạng trong [[công nghệ|kỹ thuật]] in ấn. In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng [[tơ lụa]]<ref>Trước đó, người [[Nhật Bản]] đã phát hiện ra một cách để giữ các phần trên một khuôn tô đúng vị trí, đó là dùng một lưới làm bằng tóc người, sau này thay thế bằng các sợi tơ.</ref>. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là '''in lưới'''.
[[Tập tin:Nguyen li in lua.png|phải|nhỏ|200px|Mô phỏng nguyên lí in lụa]]
 
In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến<ref>In lưới có nguồn gốc xa xưa là in dùng khuôn thủng (in giấy nến). Các mẫu tìm thấy trong các bức vẽ ở trong các hang động cho thấy cho thấy loại hình in này đã có từ năm 30.000 đến 9.000 trước công nguyên. Các loại khuôn tô khi đó được cắt ra từ các loại lá [http://www.congnghein.org/in_luoi/lich_su_in_luoi_2.html]</ref> theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.<br />
Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, [[thủy tinh]], mặt [[đồng hồ]], [[mạch (Đông y)|mạch]] [[electron|điện tử]], một số sản phẩm [[kim loại]], [[gỗ]], [[giấy]]... hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới [[men gốm|men]] trong sản xuất [[gạch men]].
 
== Lịch sử ==
Kỹ thuật này được [[Châu Âu]] sử dụng vào năm [[1925]] với việc in trên giấy, bìa, thuỷ tinh, tấm kim loại, vải giả da...<ref>[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1EC8aWQ9MTQyNDcmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1leGFjdCZrZXl3b3JkPUlOK0wlYzYlYWYlZTElYmIlOWFJ&page=1 Theo [[Từ điển bách khoa Việt Nam|Bách khoa toàn thư Việt Nam]]]</ref>.
 
Nhưng, hơn 1000 năm trước "người ta phát minh ra rằng sợi tơ khi kéo căng trên một khung gỗ, với hình ảnh khuôn tô gắn phía dưới khung bằng keo hồ có thể dùng để sao chép các hình ảnh nhiều lần trên nhiều vật liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ tròn khuôn tụ"<ref>Xem thêm bài [http://www.congnghein.org/in_luoi/lich_su_in_luoi_2.html Sơ lược về lịch sử phát triển của in lưới] trên trang web của Hiệp hội in Hà Nội</ref>.
 
Những công trình nghiên cứu sử dụng vải tơ làm lưới in sau đó được tiến hành tại [[Pháp]] và [[Đức]] trong khoảng [[thập niên 1870]]. Sau đó tại [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]], vào năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ. Năm [[1914]], tại [[San Francisco|San Francisco, California]], phương pháp in lưới nhiều màu được John Pilsworth phát triển<ref>Xem thêm bài [http://www.congnghein.org/in_luoi/lich_su_in_luoi_2.html Sơ lược về lịch sử phát triển của in lưới] trên trang web của Hiệp hội in Hà Nội</ref>.
 
== Phân loại kỹ thuật in lụa ==
Dòng 41:
Những bản in được [[họa sĩ]] vẽ mẫu thiết kế, thiết kế trên [[máy tính]] hoặc tách [[màu]] từ một tấm ảnh trên máy tính rồi in ra trên [[giấy can]], mỗi màu được tách sẽ làm một phim tương ứng, phim sau đó được chuyển tải lên tấm lưới. Thao tác đó gọi là [[chụp bản]].
 
Công đoạn chụp bản được tiến hành trong buồng tối, [[phim (định hướng)|phim]] đặt lên bản lưới cùng chiều với mẫu in thật, rọi đèn. Ánh sáng của đèn sẽ xuyên qua phim và đập lên lưới. Vì lưới trước đó đã được quét phủ dung dịch [[cảm quang]] nên chỉ những chỗ không bị cản bởi mực sẽ đóng rắn dưới tác dụng [[ánh sáng]]. Khi mang bản đi rửa, những chỗ không bị chiếu sáng sẽ bị rửa trôi tạo thành những khoảng trống, khi in mực in sẽ lọt qua những chỗ trống này và bắt vào sản phẩm cần in.
 
Việc lựa chọn lưới in đóng vai trò quyết định đến chất lượng in ấn, nhất là độ mịn độ nét của hình ảnh cần in. Các thông số quan trong của lưới là độ mịn của lưới (kí hiệu N<sub>(chỉ số)</sub> hay T<sub>(chỉ số)</sub>) và tỷ lệ đường kính sợi lưới và chiều rộng mắt lưới. Thí dụ lưới ký hiệu T<sub>40</sub> hay N<sub>40</sub> có nghĩa là lưới này có 40 sợi/cm và 1600lỗ/cm<sup>2</sup>. Khi in trên giấy, thông thường chọn lưới có ký hiệu T<sub>90</sub> - T<sub>140</sub>; khi in bao bì [[Polyvinyl clorua|PVC]]: T<sub>120</sub>-T<sub>180</sub>; khi in vải T<sub>30</sub>-T<sub>100</sub>...
 
Những dung dịch cảm quang thường dùng trong in lưới đó là dung dịch keo Crom-Gelatin hoặc dung dịch Crom-PVA:
Dòng 97:
* [[In offset]]
* [[In màu]]
* [[Máy in laser|In laser]]
 
== Tham khảo ==