Đỗ Kim Tuyến (sinh ngày 19 tháng 1 năm 1958[1]) là một Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Namchính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Nhân dân Việt Nam kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội[2], Đại biểu Quốc hội khóa 13 (2011-2016) tại khu vực bầu cử số 2, thành phố Hà Nội.

Đỗ Kim Tuyến
Chức vụ
Thông tin chung
Sinh19 tháng 1, 1958 (66 tuổi)
Thái Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Binh nghiệp
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Cấp bậcTrung tướng

Xuất thân sửa

Ông quê quán ở xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Giáo dục sửa

Đỗ Kim Tuyến được đào tạo chính quy - Học viên Khoá D1 của Học viện Cảnh sát Nhân dân [3]; từ chiến sĩ trở thành lãnh đạo đơn vị trực tiếp chiến đấu chống các tội phạm nguy hiểm; bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về Luật học (đề tài: Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội) tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Sự nghiệp sửa

Ông đã từng giữ chức Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, rồi Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội; được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam lúc 32 tuổi (ngày 17/8/1990).

Đỗ Kim Tuyến đã trực tiếp điều tra 50 vụ tội phạm giết người nghiêm trọng, bắt 21 tội phạm (trong đó có 15 tội phạm bị tử hình), khám phá 101 vụ cướp có vũ khí, thu 47 súng, 10 lựu đạn, 30 súng lê AK. Trong 5 năm (1986-1990) ông đã trực tiếp chỉ đạo đội trọng án khám phá 2042 vụ trọng án, trong đó 270 vụ án giết người, bắt 421 tội phạm, khám phá 301 vụ cướp tài sản riêng của công dân, bắt 402 tội phạm, 158 vụ hiếp dâm, bắt 268 tội phạm.[2]

Cuối năm 2009, Chính phủ cơ cấu lại tổ chức của Bộ Công an và thành lập Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, ông đã được điều động về giữ chức Phó Tổng cục trưởng kiêm Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về TTXH (C45).

Nhận định cá nhân sửa

Ngày 24/12/2012 ông được phong quân ham Trung tướng.

Tặng thưởng sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 Đỗ Kim Tuyến”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ a b Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. “Bản sao đã lưu trữ”. Ban chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  3. ^ Xuân Nguyễn và Thanh Xuân (4 tháng 9 năm 2009). “Bản sao đã lưu trữ”. Trang Website Học viện Cảnh sát Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  4. ^ Hồng Thúy (15/07/2010). “Bản sao đã lưu trữ”. Kinh tế. Báo Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2010. Truy cập 20/4/2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)