Đỗ Nhật Nam (sinh 1 tháng 5, 2001)[1][2] là một sinh viên người Việt Nam. Khi anh ở tuổi thiếu niên, nhiều tờ báo ca ngợi anh như là một người trẻ tài năng, một thần đồng.[3] Ngoài ra, anh cũng là một người viết sách và một dịch giả. Hiện anh có dự định theo đuổi ngành âm nhạc.[4]

Đỗ Nhật Nam
SinhĐỗ Nhật Nam
1 tháng 5, 2001 (22 tuổi)
Việt Nam
Quốc tịchViệt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpSinh viên
Nổi tiếng vìDịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam (2009)
Cha mẹ
  • PGS.TS Đỗ Xuân Thảo (cha)
  • Phan Hồ Diệp (mẹ)

Tiểu sử sửa

Năm 7 tuổi, Đỗ Nhật Nam được trao kỷ lục dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam: anh là dịch giả của hai cuốn sách Nạp điệnCâu chuyện của ngày và đêm.[5] Năm 11 tuổi anh đã viết tự truyện song ngữ Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?[2] và là tổng biên tập một tờ báo dành cho tuổi teen.[6] Năm 2014, anh nhận giải Đại sứ truyền cảm hứng của WeChoice Awards.[7] Cùng năm, anh đi du học Hoa Kỳ tại trường St. Paul The Apostle.[2] Năm 2016, bài thơ anh viết tặng con gái đại tá Trần Quang Khải gây chú ý lớn.[8] Thời điểm đang học lớp 10, anh đã học xong chương trình lớp 11, 12.[9] Cuối năm 2018, anh nhận được một khoản hỗ trợ chi phí học tập trị giá 7 tỷ đồng từ Pomona - một trường đại học tư thục có lịch sử lâu đời nằm cạnh Los Angeles.[6] Năm 2020, việc anh tham gia sử dụng Tinder gây xôn xao dư luận.[10]

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, Đỗ Nhật Nam trở về Việt Nam. Thời gian này, anh hỗ trợ gia đình sửa chữa máy tính và mua quần áo.[9]

Quan điểm sửa

Năm 2013, Đỗ Nhật Nam cho biết anh thích đọc sách về chính trị, khoa học, tin học mà không thích truyện tranh, vì “truyện tranh là con sâu đục phá tâm hồn”.[11]

Năm 2019, trên The Student Life, một tờ báo sinh viên của Liên minh Đại học Claremont, Đỗ Nhật Nam đã phê phán việc giải phóng mặt bằng và thu hồi đất của chính quyền thành phố Hải Phòng đã gây ra nỗi buồn cho ông bà anh và hàng xóm trong khu tập thể cũ. Anh cho rằng công tác quy hoạch đô thị của chính quyền không quan tâm đến tâm lý người dân mà chỉ xem tòa nhà tập thể cũ như "một cái gai trong quy hoạch chung" (eyesore).[12]

Đánh giá sửa

Theo mẹ của anh, bà Phan Hồ Điệp, giảng viên Khoa Giáo dục đặc biệt, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sự thành công của Nam là nhờ phương pháp phát triển năng lực tư duy toàn diện cũng như kỹ năng và kiến thức sư phạm của bà đã rèn luyện con mình qua nhiều năm. Bà có nói: "Đỗ Nhật Nam hoàn toàn không phải thần đồng".[13]

Tham khảo sửa

  1. ^ Cuộc sống tuổi 22 của thần đồng Đỗ Nhật Nam giờ ra sao?
  2. ^ a b c Lê Đăng (30 tháng 5 năm 2019). “Hành trình 18 năm trưởng thành của thần đồng Đỗ Nhật Nam”. Giáo dục thời đại. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2020. Truy cập 2 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ Tình Lê (31 tháng 12 năm 2019). “Bút lực tiềm ẩn trong trái tim thần đồng Đỗ Nhật Nam”. Vietnamnet. Truy cập 2 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ Thạch Anh (29 tháng 5 năm 2019). “Thần đồng Đỗ Nhật Nam tốt nghiệp cấp 3 tại Mỹ dự tính theo học ngành âm nhạc”. VOV. Truy cập 2 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ Thoại Hà (21 tháng 3 năm 2009). “7 tuổi đoạt kỷ lục dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam”. VN Express. Truy cập 2 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ a b Mỹ Hà (29 tháng 5 năm 2019). “Đỗ Nhật Nam hành trình từ thần đồng đến tân sinh viên ngành âm nhạc”. Dân trí. Truy cập 2 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ “Đỗ Nhật Nam”.
  8. ^ Đậu Dung (24 tháng 6 năm 2016). “Thần đồng Đỗ Nhật Nam làm thơ tặng con gái phi công Trần Quang Khải”. CAND. Truy cập 2 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ a b “Cuộc sống của thần đồng Đỗ Nhật Nam sau khi về nước”. Kiến thức. 12 tháng 12 năm 2020.
  10. ^ “Rộ tin thần đồng Đỗ Nhật Nam dùng tinder, phụ huynh nói gì?”.
  11. ^ T. Anh (9 tháng 4 năm 2013). "Dậy sóng" với "truyện tranh là con sâu đục phá tâm hồn" của bé Đỗ Nhật Nam”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ Do, Nam (6 tháng 12 năm 2019). “OPINION: Gentrification hurts the most for those least able to fight it”. The Student Life (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  13. ^ Chi Linh (8 tháng 4 năm 2019). “Mẹ Đỗ Nhật Nam: Đỗ Nhật Nam hoàn toàn không phải thần đồng”. Thanh niên. Truy cập 2 tháng 8 năm 2020.