Đỗ Thế Chấp

nhà cách mạng người Việt Nam

Đổ Thế Chấp (10 tháng 12 năm 1922 – 29 tháng 1 năm 1992), tên thường gọi là Mười Chấp, là một nhà cách mạng người Việt Nam, nguyên Bí thư Huyện ủy Tam Kỳ, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Đỗ Thế Chấp
Chức vụ
Bí thư Huyện ủy Tam Kỳ
Nhiệm kỳ1975 – 1981
Phó bí thư Huyện ủy
  • Hoàng Xuân Thọ
  • Võ Ngọc Hải
  • Lê Tư Đặng
Tiền nhiệmNguyễn Lẫm
Kế nhiệmTrịnh Ngoạn
Nhiệm kỳ1969 – 1975
Bí thư tỉnh ủyTrần Thận
Hoàng Minh Thắng
Tiền nhiệmĐào Đắc Trinh
Hoàng Nguyên Trường
Hoàng Minh Thắng
Kế nhiệmTrần Thận
Mai Đăng Chơn
Thông tin cá nhân
Danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2001)
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1922-12-10)10 tháng 12, 1922
Núi Thành, Quảng Nam
Mất29 tháng 1, 1992(1992-01-29) (69 tuổi)
Tam Kỳ, Quảng Nam
Nơi an nghỉTam Xuân 1, Quảng Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Tặng thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Ba
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Ba

Cuộc đời

sửa

Đỗ Thế Chấp, bí danh là Đỗ Thế Mười, hay Đỗ Thế Diệm, tên khai sinh là Đỗ Điện, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1922 ở xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Ông tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Trước Cách mạng tháng Tám, ông đã từng bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Vĩnh Điện, Hội An. Sau Cách mạng tháng Tám, ông đảm nhiệm chức vụ Ủy viên huyện ủy Tam Kỳ rồi Ủy viên Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc Quảng Nam.[1]

Sau khi hiệp định Genève được ký kết, Đỗ Thế Chấp được phân công ở lại miền Nam để xây dựng phong trào cách mạng.[2] Trong giai đoạn năm 1954–1959, ông trở thành cán bộ thoát ly, hoạt động trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng. Tháng 5 năm 1967, ông chỉ huy lực lượng bộ đội chống càn dài ngày của địch ở các xã Tam Trà, Kỳ Yên, Kỳ Quốc phối hợp với du kích đánh địch liên tục, phá hủy hai khẩu pháo, bắn cháy 5 máy bay HU1A và "tàu rọ" và phá hủy nhiều xe M113. Trong cuộc tổng Tấn công mùa Xuân 1975, ông là một trong những người chỉ huy giải phóng Tỉnh đường Quảng Tín.[3][4]

Ngày 24 tháng 3 năm 1975, huyện Nam Tam Kỳ hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IX. Đến ngày 20 tháng 11 năm 1975, Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định hợp nhất huyện Nam Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ thành huyện Tam Kỳ. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tam Kỳ được Tỉnh ủy chỉ định Đỗ Thế Chấp làm Bí thư Huyện ủy, ông đảm nhiệm vai trò này cho đến năm 1981.[5] Năm 1982, khi đã 60 tuổi, ông trở thành trưởng đoàn chuyên gia tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng sang Campuchia giúp củng cố chính quyền, giúp nhà nước Campuchia chống quân diệt chủng Pol Pot và được nhà nước tặng thưởng Huân chương Ăngkor.[6]

Đỗ Thế Chấp qua đời vào ngày 29 tháng 1 năm 1992 tại thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và được an táng tại xã Tam Xuân 1.[7] Ngày 10 tháng 4 năm 2001, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Khen thưởng

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Võ Văn Vân (22 tháng 6 năm 2021). “Đọc "Mười Chấp và một thời...". Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ Duy Hiển (25 tháng 4 năm 2017). “Những năm tháng long lanh tỏa sáng”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Lê Minh Chiến (22 tháng 3 năm 2022). “24/3/1975 – Mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Quảng Nam”. Trang thông tin Đảng bộ Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Lê Năng Đông (24 tháng 3 năm 2024). “Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam 24/3/1975 – 24/3/2024 – Mốc son lịch sử”. Tuổi trẻ Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ “Về các đồng chí Bí thư Huyện ủy”. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ Hồ Duy Lệ (2 tháng 9 năm 2011). “Của ít, lòng nhiều”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ Văn Phin (11 tháng 12 năm 2012). “Kỷ niệm 90 năm ngày sinh Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Thế Chấp”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.

Nguồn

sửa