Đinh Trịnh Chính
Đinh Trịnh Chính[1][2][3] (sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927) là luật sư, quan chức và nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin, Ủy viên Tâm lý chiến Việt Nam Cộng hòa, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thái Lan.
Đinh Trịnh Chính | |
---|---|
Chức vụ | |
Ủy viên Tâm lý chiến Việt Nam Cộng hòa | |
Nhiệm kỳ | 19 tháng 6 năm 1965 – 9 tháng 11 năm 1967 |
Bộ trưởng Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa | |
Nhiệm kỳ | 25 tháng 5 năm 1965 – 19 tháng 6 năm 1965 |
Tiền nhiệm | Linh Quang Viên |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Hà Nội, Liên bang Đông Dương | 17 tháng 12, 1927
Nghề nghiệp | Luật sư, quan chức, nhà ngoại giao |
Alma mater | Đại học Missouri |
Tiểu sử
sửaĐinh Trịnh Chính sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927 tại Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương.[4]:128
Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, ông là thành viên của đội du kích Việt Minh.[5] Năm 1945, ông theo học tại Trường Chính trị Quân sự Cách mạng Vĩnh Yên (tiền thân của Trường Lục quân Yên Bái).[4]:128[6] Năm 1946, ông học tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn ở Yên Bái, miền Bắc Việt Nam.[4]:128 Năm 1949, ông sang Hồng Kông nhập học một trường kinh doanh.[4]:128 Ông tốt nghiệp Trường Luật Hà Nội năm 1955 rồi vào Đại học Missouri để học chuyên ngành báo chí, phát thanh và truyền hình cùng năm.[4]:128
Từ năm 1959 đến năm 1962, ông sang Lào làm cố vấn cho Bộ Thông tin và Ngoại giao của Chính phủ Hoàng gia Lào.[4]:128 Năm 1965, ông giữ chức Bộ trưởng Thông tin trong nội các Phan Huy Quát.[4]:128 Năm 1966, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Tâm lý chiến trong nội các Nguyễn Cao Kỳ.[4]:128 Cùng năm đó, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng cho đến năm 1967.[4]:128[7]
Từ tháng 2 năm 1967 đến năm 1970, ông giữ chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Vương quốc Thái Lan.[4]:129 Từ năm 1970 đến năm 1971, ông làm giảng viên Khoa Báo chí Viện Đại học Đà Lạt và sau đó làm luật sư tại Tòa phúc thẩm Sài Gòn.[4]:128
Đời tư
sửaTheo cuốn Who's who in Vietnam xuất bản năm 1974 cho biết Đinh Trịnh Chính đã kết hôn và có 6 người con.[4]:128
Tham khảo
sửa- ^ Quách Thọ Hoa (1966). Sách giới thiệu về ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia (bằng tiếng Trung).
- ^ Tề Trị Bình (1966). Niên giám chính trị quốc tế (bằng tiếng Trung). Dân chủ xuất bản xã. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.
- ^ Liên minh chống Cộng Nhân dân châu Á (1964). Biên bản cuộc họp của Hội nghị Liên minh chống Cộng Nhân dân châu Á lần thứ 10 (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b c d e f g h i j k l Trần Văn Ngô; Nguyễn Huynh; Nguyễn Văn Toàn; Lê Trung Hiếu (1974). Who's who in Vietnam (PDF) (bằng tiếng Anh). Sài Gòn: Vietnam Press. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Former Guerilla Chinh Is New VN Envoy Here”. Bangkok Post (bằng tiếng Anh). 4 tháng 3 năm 1967. tr. 4. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.
- ^ Nguyễn Mạnh Hùng (19 tháng 11 năm 2021) [Phỏng vấn ngày 23 tháng 6 năm 1986]. “Phỏng vấn Nguyễn Văn Canh”. usvietnam.uoregon.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.
- ^ 越內閣完成改組 增設副總理·阮留園出任 阮文紹強調基本政策將不改變 [Nội các Việt Nam được tổ chức lại, bổ nhiệm Phó Thủ tướng Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Văn Thiệu nhấn mạnh các chính sách cơ bản sẽ không thay đổi]. Trung ương nhật báo (bằng tiếng Trung). 14 tháng 7 năm 1966. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.