Ếch Pepe (phiên âm: /ˈpɛp/) là nhân vật được cộng đồng mạng mang ra để làm meme trên Internet. Pepe là chú ếch màu xanh lá cây, cơ thể hình người, có nguồn gốc từ truyện tranh Boy's Club của tác giả Matt Furie.[2] Chú ếch này trở thành meme rất phổ biến trên Internet: số lượng bài viết trên các trang mạng xã hội Myspace, Gaia Online4chan tăng nhanh chóng trong năm 2008. Năm 2015, ếch Pepe trở thành một trong những meme nổi tiếng nhất được sử dụng trên 4chanTumblr.[3] Có các loại Pepe khác nhau như "Sad Frog" (Ếch buồn), "Smug Frog" (Ếch tự mãn), "Angry Pepe" (Pepe giận dữ), "Feels Frog" (Ếch cảm thông) và "You will never..." Frog. Năm 2014, "Rare Pepes" (Những chú ếch Pepe hiếm hoi) được đăng trên "chợ meme" (một cách mỉa mai) với mục đích in hình ếch lên các thẻ sưu tập.[4][5][6]

Pepe
Nhân vật trong Boy's Club
Format nguyên bản của Pepe
Xuất hiện lần đầuBoy's Club (2005)[1]
Sáng tạo bởiMatt Furie
Thông tin
Giống loàiẾch
Giới tínhĐực

Vào năm 2016, hình ảnh của nhân vật được phong trào Alt-right dùng làm biểu tượng.[7][8] Liên đoàn chống phỉ báng (Anti-Defamation League, viết tắt: ADL) xếp Pepe vào trong cơ sở dữ liệu biểu tượng thù hận nhưng chú thích rằng hầu hết các trường hợp sử dụng Pepe không liên quan đến sự thù ghét.[9][10] Tác giả ếch Pepe bày tỏ sự thất vọng của mình khi Pepe bị sử dụng như một biểu tượng thù hận và đã kiện các tổ chức sử dụng biểu tượng với mục đích đó.[11] Năm 2019, ếch Pepe được những người biểu tình sử dụng trong các cuộc biểu tình dự luật chống dẫn độ Hồng Kông như một biểu tượng của tự do và kháng chiến.[12]

Lịch sử sửa

Ếch Pepe do họa sĩ truyện tranh người Mỹ Matt Furie tạo ra vào năm 2005, trong tập truyện tranh Boy's Club #1. Bản thảo tập truyện này tên là Playtime, được in trên tạp chí tự xuất bản Furie, vẽ bằng phần mềm Microsoft Paint.[13] Họa sĩ này đăng truyện tranh của mình trong sê-ri các bài blog trên Myspace năm 2005.[6][14]

Trong truyện tranh, Pepe có thói quen đi tiểu tụt quần tận xuống mắt cá chân và hay có câu cửa miệng "feels good man".[15] Furie đã gỡ các bài đăng về Ếch xuống khi ấn bản in được xuất bản năm 2006.[6]

Ếch Pepe hay xuất hiên trong các bài đăng blog trên Myspace và trở thành một tài nguyên làm các trò đùa ít người biết (in-joke) trên các diễn đàn Internet. Năm 2008, ảnh Ếch Pepe được scan và tải lên phân ban /b/ trên 4chan (phân ban này vốn được mô tả là "ngôi nhà vĩnh hằng" của meme).[6] Meme lan tỏa khắp người dùng 4chan. Họ điều chỉnh khuôn mặt và câu cửa miệng của Ếch Pepe sao cho phù hợp với kịch bản và cảm xúc khác nhau, như u sầu, giận dữ và bất ngờ.[2] Màu sắc cũng được thêm vào; ban đầu là một bản vẽ đường kẻ đen trắng, sau đó Pepe có da màu xanh, đôi môi nâu, đôi khi mặc áo xanh.[14] "Wojak", ban đầu là một nhân vật không liên quan thường được sử dụng để thể hiện sự u sầu, cuối cùng thường được ghép đôi với Pepe trong truyện tranh hoặc hình ảnh do người dùng diễn đàn tạo ra.[15]

Năm 2014, hình ảnh của Pepe đã được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội nhờ những người nổi tiếng như Katy PerryNicki Minaj.[6][16] Khi Pepe nổi tiếng, người dùng 4chan lại nghĩ ra các biểu cảm độc nhất của chú ếch, đặt tên là "Rare Pepes" (Những chú ếch Pepe hiếm hoi). Những bức tranh này[17][18] được bày bán trên eBay và đăng trên Craigslist.[2] Người dùng 4chan gọi những người dùng meme trang web khác là "normies" (hay "Normalfags", tạm dịch là "những kẻ tầm thường nhàm chán"). Trong năm 2015, báo Daily News and Analysis xếp Ếch Pepe đứng thứ 6 trong danh sách các meme quan trọng nhất và meme hay được retweet nhất trên Twitter.[19][20]

Cho đến tháng 9 năm 2018, dịch vụ truyền thông xã hội Gab dùng hình minh họa na ná như Ếch Pepe (được đặt tên là "Gabby") làm biểu tượng. Trang web theo phong trào alt-right.[21][22]

Vào tháng 8 năm 2019, nhiều người biểu tình ở Hồng Kông sử dụng Pepe như một "biểu tượng kháng chiến".[23][24]

Phong trào cực hữu sửa

Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, meme góp phần đáng kể đến chiến dịch lên chức tổng thống của Donald Trump. Tháng 10 năm 2015, Trump đã retweet hình ảnh Pepe có nội dung về mình, chứa liên kết với một video mang tên "Bà không thể đánh bại được Trump (Tập 4)".[10][25] Trong cuộc bầu cử, Roger StoneDonald Trump Jr. đăng một poster phim chế (parody) của The Expendables lên trên Twitter và Instagram mang tựa đề "The Deplorables" (Phế liệu), một vở kịch chế giễu Hillary Clinton khi bà phát ngôn với từ ngữ gây tranh cãi "basket of deplorables" (Rổ phế liệu). Trong vở kịch chứa hình ảnh mặt ếch Pepe ở giữa các thành viên gia đình Trump và những nhân vật nổi tiếng khác trong giới thượng lưu.[26]

Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, Kek đã gắn liền với phong trào chính trị cực hữu.[27][28][29][30][31][32]

Quốc kỳ của "Kekistan" (trên)[33] và quân kỳ Reichskriegsflagge của lực lượng vũ trang quân đội Đức Quốc xã.

Kể từ cuối năm 2016, những người biểu tình cực hữu có trụ sở tại Hoa Kỳ đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc trào phúng của Kekistan nhằm phản đối tính đúng đắn chính trị. Những người Kekistan này đã chê bai tính đúng đắn chính trị đã "áp bức" người dân và troll lại những người thuộc phe đối lập bằng cách vẫy "quốc kỳ của Kekistan" (được mô phỏng theo lá cờ chiến tranh của Đức Quốc xã, với màu đỏ thay thế bằng màu xanh lá cây, Chữ thập sắt được thay thế bằng logo 4chanchữ vạn được thay thế bằng chữ cách điệu cho KEK).[34][35][36] Lá cờ được giương cao khá nổi bật trong cuộc biểu tình tại Berkeley năm giữa tháng 4 năm 2017,[37][38]cuộc biểu tình của Unite the Right vào tháng 8 năm 2017.[39][40]

 
Người biểu tình giương cao "quốc kỳ" Kekistan.

Vào tháng 6 năm 2017, một ứng dụng được đề xuất và là bản sao Flappy Bird tên "Pepe Scream" đã bị Apple App Store từ chối đưa lên do có hình ảnh về Ếch Pepe. Nhà phát triển ứng dụng tên "MrSnrhms" đăng một ảnh chụp màn hình thư từ chối lên diễn đàn /r/ The Donald trên Reddit.[41][42]

Furie đã đệ trình lên liên bang, khởi kiện một cuốn sách dành cho trẻ em có sử dụng nhân vật Pepe mà không được phép của Furie mang tên Cuộc phiêu lưu của Pepe và Pede. Theo họa sĩ, quyển sách này có "chủ đề phân biệt chủng tộc, phân biệt đạo Hồi và ngôn ngữ đầy thù hận". Vụ kiện được giải quyết tại tòa vào tháng 8 năm 2017, yêu cầu không xuất bản sách và lợi nhuận thu được phải quyên góp cho Hội đồng phi lợi nhuận về Quan hệ Mỹ - Hồi giáo.Cuốn sách sau đó được xuất bản bởi Post Hill Press.[43] Một phó hiệu trưởng của Học khu độc lập Denton đồng thời là tác giả của cuốn sách đã bị mất việc.[44]

Năm 2018, Furie yêu cầu xóa thành công hình ảnh của Pepe khỏi trang web The Daily Stormer.[11]

Kekistan sửa

Kekistan là một quốc gia ảo do thành viên 4chan tạo ra.[45] "Quốc gia" này trở thành nơi đăng meme chính trị. Tên "quốc gia" là sự kết hợp giữ từ "kek" và hậu tố "-stan", một hậu tố có trên tên các quốc gia vùng Trung Á. "Người dân" Kekistan tự nhận mình là "shitposter", và tự coi mình là bị sự đúng đắn chính trị đàn áp quá mức.[46][47]

Biểu tượng Biểu tình ở Hồng Kông 2019 sửa

 
Ếch Pepe trở thành biểu tượng của sự phản kháng trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông năm 2019.

Người tham gia biểu tình Hồng Kông sử dụng Ếch Pepe là biểu tượng của tự do trong Cuộc biểu tình phản đối dự luật chống dẫn độ tại Hồng Kông 2019. Hình ảnh Pepe bị thương một mắt, lấy cảm hứng từ một phụ nữ trẻ tuổi bị cảnh sát bắn đạn vào mắt, đã thúc đẩy một chiến dịch phản kháng mới có tên là "Mắt đền mắt" (An eye for an eye). Hình ảnh này thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế.[48] Trong một email trả lời một người biểu tình, Furie khen ngợi "Đây là một tin tức tuyệt vời! Ếch Pepe vì người dân! ".[49][50]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Priscilla, Frank (ngày 30 tháng 9 năm 2016). “The Strange Internet Journey of Pepe The 'Chilled-Out Stoner Frog'. The Huffington Post. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ a b c Khan, Imad (ngày 12 tháng 4 năm 2015). “4chan's Pepe the Frog is bigger than ever—and his creator feels good, man”. The Daily Dot. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ Hathaway, Jay (ngày 9 tháng 12 năm 2015). “Tumblr's Biggest Meme of 2015 Was Pepe the Frog”. New York Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ “We Asked The Art World How Much Rare Pepes Are Going For”. BuzzFeed News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2018.
  5. ^ “About US – Rare Pepe Directory”. rarepepedirectory.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2018.
  6. ^ a b c d e Kiberd, Roisin (ngày 9 tháng 4 năm 2015). “4chan's Frog Meme Went Mainstream, So They Tried to Kill It”. Motherboard. Vice Media. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  7. ^ Furie, Matt (ngày 13 tháng 10 năm 2016). “Pepe the Frog's Creator: I'm Reclaiming Him. He Was Never About Hate”. Time. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.
  8. ^ Segal, Oren (ngày 29 tháng 9 năm 2016). “Pepe the Frog: yes, a harmless cartoon can become an alt-right mascot”. The Guardian. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.
  9. ^ “Pepe the Frog”. Anti-Defamation League. ngày 27 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2016.
  10. ^ a b “Pepe the Frog meme branded a 'hate symbol'. BBC News. ngày 28 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2016.
  11. ^ a b Swinyard, Holly (ngày 13 tháng 6 năm 2019). “Pepe the Frog creator wins $15,000 settlement against Infowars”. The Guardian.
  12. ^ “Pepe The Frog is a symbol of liberty during Hong Kong pro-democracy protests”. Reclaim the Net. ngày 13 tháng 8 năm 2019.
  13. ^ Furino, Giaco (ngày 3 tháng 8 năm 2016). “Pepe the Frog's Creator Talks Making Zine History”. The Creators Project. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2016.
  14. ^ a b Mazur, A.J. (ngày 7 tháng 8 năm 2010). “Q&A with Matt Furie”. Know Your Meme. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  15. ^ a b Haskell, Will (ngày 30 tháng 7 năm 2015). “This guy created the frog meme that's all over the internet — here's why he's 'kinda pissed off'. Tech Insider. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  16. ^ Notopoulos, Katie (ngày 11 tháng 5 năm 2015). “1,272 Rare Pepes”. BuzzFeed. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017.
  17. ^ Blevins, Joe (ngày 28 tháng 10 năm 2015). “Read This: Could images of 4chan's 'sad frog' meme actually be worth money?”. The A.V. Club. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  18. ^ Bergado, Gabe (ngày 10 tháng 9 năm 2015). “The rare Pepe trade is booming on Craigslist”. The Daily Dot. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  19. ^ Nair, Roshni (ngày 27 tháng 12 năm 2015). “Best of 2015: 15 memes that won the internet”. Daily News and Analysis. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  20. ^ “Here are the 10 most important memes of 2015, according to Tumblr”. Irish Examiner. ngày 8 tháng 12 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  21. ^ Ellis, Emma Grey (ngày 14 tháng 9 năm 2016). “Gab, the Alt-Right's Very Own Twitter, Is The Ultimate Filter Bubble”. Wired. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2017.
  22. ^ Weich, Ben (29 tháng 10 năm 2018). “What is Gab? The alt-right social media platform used by suspected Pittsburgh shooter Robert Bowers”. The Jewish Chronicle. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019.
  23. ^ Caldwell, Don. “Activists Adopt Pepe Memes in Hong Kong Protests”. Know Your Meme. Literally Media Ltd. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2019.
  24. ^ Ko, Christina (ngày 17 tháng 8 năm 2019). “How Pepe the Frog became face of Hong Kong protests – despite cartoon being a symbol of hate in US”. South China Morning Post. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2019.
  25. ^ Resnick, Gideon (ngày 20 tháng 10 năm 2015). “4chan 4 Trump”. The Daily Beast. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  26. ^ Dickson, Caitlin (ngày 12 tháng 9 năm 2016). “Trump's son, adviser share image featuring white nationalists' favorite cartoon frog”. Yahoo! News. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2016.
  27. ^ Moomaw, Graham (ngày 16 tháng 2 năm 2017). “In Charlottesville, GOP candidate for governor Corey Stewart allies with alt-right-inspired blogger who wants to protect 'glorious Western civilization'. Richmond Times-Dispatch.
  28. ^ Mardell, Mark (ngày 22 tháng 9 năm 2016). “Naked Nigel, the God Kek and modern politics”. BBC News.
  29. ^ King, James (ngày 22 tháng 11 năm 2016). “Cucks & Kek: Racism's Old Guard Reaches Out To An Online Generation”. Vocativ. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2019.
  30. ^ Lock, Colm (ngày 1 tháng 12 năm 2016). “Harambe and the magic of memes”. The Mancunion. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2017.
  31. ^ Hathaway, Jay (ngày 7 tháng 11 năm 2016). “Trump Fans Unleash Last-Minute Flood of Pepe the Frog Memes”. The Daily Dot. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2017.
  32. ^ Spencer, Paul (ngày 18 tháng 11 năm 2016). “Trump's Occult Online Supporters Believe 'Meme Magic' Got Him Elected”. Motherboard. Vice Media.
  33. ^ Neiwert, David. “What the Kek: Explaining the Alt-Right 'Deity' Behind Their 'Meme Magic'. Southern Poverty Law Center. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2019.
  34. ^ Wilson, Jason (23 tháng 5 năm 2017). “Hiding in plain sight: how the 'alt-right' is weaponizing irony to spread fascism”. The Guardian. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
  35. ^ Neiwert, David (8 tháng 5 năm 2017). “What the Kek: Explaining the Alt-Right 'Deity' Behind Their 'Meme Magic'. Southern Poverty Law Center.
  36. ^ Woods, Baynard (8 tháng 5 năm 2017). “Democracy in Crisis: Populism, Belonging, and Inside Jokes at Trump's Reality Show Rally”. Washington City Paper.
  37. ^ “kekbanner.jpg”. Southern Poverty Law Center. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2017.
  38. ^ Lenz, Ryan (1 tháng 5 năm 2017). “The Battle for Berkeley: In the name of freedom of speech, the radical right is circling the Ivory Tower to ensure a voice for the alt-right”. Southern Poverty Law Center.
  39. ^ “Deconstructing the symbols and slogans spotted in Charlottesville”. Washington Post. 18 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2017.
  40. ^ Porter, Tom (13 tháng 8 năm 2017). “Here's a guide to the white nationalist groups involved in the Charlottesville demonstration”. Newsweek (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2017.
  41. ^ Koebler, Jason; Matsakis, Louise (ngày 9 tháng 6 năm 2017). “Pepe Is Banned From the Apple App Store”. Motherboard. Vice Media. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2017.
  42. ^ Tarantola, Andrew (ngày 9 tháng 6 năm 2017). “Apple deems Pepe 'objectionable' and bans the frog from its App Store”. Engadget. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2017.
  43. ^ Wootson, Cleve R. (ngày 15 tháng 8 năm 2017). “An assistant principal wrote a children's book about alt-right mascot Pepe the frog. It cost him his job”. The Washington Post. Washington, D.C. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2017.
  44. ^ Deb, Sopan (ngày 30 tháng 8 năm 2017). “Pepe the Frog Cartoonist Stops Distribution of Children's Book”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2017.
  45. ^ Wilson, Jason (ngày 23 tháng 5 năm 2017). “Hiding in plain sight: how the 'alt-right' is weaponizing irony to spread fascism”. The Guardian. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
  46. ^ Cheong, Ian Miles (ngày 29 tháng 5 năm 2017). “What is Kekistan? The Internet's Most Controversial Political Meme Explained”. Heatstreet. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
  47. ^ Spector, Zeke (ngày 3 tháng 11 năm 2017). “Meet Big Man Tyrone, the president of Kekistan (not a real country)”. Vice News. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2017.
  48. ^ Victor, Daniel (ngày 19 tháng 8 năm 2019). “Hong Kong Protesters Love Pepe the Frog. No, They're Not Alt-Right”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  49. ^ 向樂高 (20 tháng 8 năm 2019). “青蛙Pepe曾被指極右象徵 今常見香港示威現場 創作者咁回應…”. 香港01 (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  50. ^ “Pepe青蛙成逆權運動文宣~網民去信告知原作者,原作者:「Pepe for the people!」”. Holiday 假期日常 (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.

Đọc thêm sửa

Liên kết ngoài sửa