Alternaria mali là một loài nấm gây bệnh ảnh hưởng đến cây trồng. Nó phổ biến ở miền Nam Hoa Kỳ và các nơi khác, và làm hỏng lá của cây táo bị nhiễm bệnh.

Alternaria mali
Phân loại khoa học edit
Giới: Fungi
Ngành: Ascomycota
Lớp: Dothideomycetes
Bộ: Pleosporales
Họ: Pleosporaceae
Chi: Alternaria
Loài:
A. mali
Danh pháp hai phần
Alternaria mali
Roberts (1914)
Alternaria mali
[./https://en.wikipedia.org/wiki/Taxonomy_(biology) Scientific classification] edit
Giới Fungi
Ngành Ascomycota
Lớp Dothideomycetes
Bộ Pleosporales
Họ Pleosporaceae
Chi Alternaria
Loài
A. mali
Danh pháp hai phần
Alternaria mali
Roberts (1914)

Sinh bệnh học sửa

Aleternaria mali có thể tồn tại qua mùa đông dưới dạng thể sợi bám vào lá chết nằm trên mặt đất, trong các vết thương gây ra bởi tác động cơ học lên cành cây, hoặc trong chồi.[1] Nhiễm trùng nguyên phát xảy ra khoảng một tháng sau khi cánh hoa bắt đầu rụng vào năm kế tiếp.[2] Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 77 đến 86 °F (25–30 °C), môi trường ẩm ướt,[1] trong 5,5 giờ.[2] Ổ dịch phát tán nhanh chóng trong vòng hai ngày sau khi nhiễm bệnh. Nấm tấn công các giống cây trồng mẫn cảm bằng cách sử dụng độc tố hóa học.[1] Lá cây bị ảnh hưởng xuất hiện những đốm tròn. Thông thường, sợi nấm (hyphae) không thể bám vào bề mặt vật chủ trừ khi độ ẩm cao dẫn đến sự bám dính của nấm lên bề mặt vật chủ.[3] Nấm không tấn công trái cây ngoại trừ giống cây trồng quá mẫn cảm.[2] Khi nhiễm bệnh, trái cây xuất hiện đốm, đặc biệt những quả bị xước vỏ.[3]

Bảo vệ thực vật sửa

Các tuyến bảo vệ đầu tiên của cây chống lại sự nhiễm trùng A. mali là hàng rào vật lý của lớp biểu bì và lớp vỏ cây.[4] A. mali có thể xâm nhập vào khí khổngthủy khổng (hydathode) của lá.[4]

Như với hầu hết các mầm bệnh, kháng Alternaria mali liên quan đến yếu tố di truyền.[4] Tuy nhiên trên thực tế, không có cây táo nào sống sót một khi lá bị nhiễm bệnh.  

Điều khiển mầm bệnh sửa

Kiểm dịch nghiêm ngặt, không bao giờ nhập khẩu, vận chuyển cây hoặc cành từ cây bị nhiễm bệnh, luôn nhặt và đốt lá rụng là những biện pháp phòng chống Alternaria mali,.[5] Các giống táo xếp theo thứ tự tăng sức đề kháng như sau: Indo, Red Gold, Raritan, Delicious, Fuji, Golden Delicious, Ralls, Toko, Tsugaru, Mutsu, Jonagold, Jonathan.[2] Kiểm soát hóa học sử dụng thuốc diệt nấm như iprodione, Mancozeb [6] và captan.[7][8] Tránh sự xâm nập của bọ ve cũng là biện pháp phòng chống mầm bệnh phát tán.[1]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Yoder, K.S., & Biggs, A.R. (n.d.). Alternaria Blotch, Alternaria mali Lưu trữ 2007-11-12 tại Wayback Machine. Truy cập 10 tháng 11 năm 2007
  2. ^ a b c d Sawamura, K. (1990) Alternaria blotch. In: Compendium of apple and pear diseases (Ed. by Jones, A.L.; Aldwinckle, H.S.), tr. 24–25 American Phytopathological Society, St. Paul, USA.
  3. ^ a b CABI, & EPPO. (n.d.). Alternaria mali Lưu trữ 2008-09-08 tại Wayback Machine. Truy cập 10 tháng 11 năm 2007
  4. ^ a b c Campbell, N.A.,&Reece, J.B. (n.d.). International edition biology: Plant defense (6th ed.). San Francisco: Benjamin Cummings.
  5. ^ Bayer cropscience. (2004). (translation: apple alternaria blotch).“Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết) (Chinese)
  6. ^ “Thông tin thêm về hoạt chất Mancozeb”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2021.
  7. ^ Lee, C.V.; Kim, K.H. (1986) Cross tolerance of Alternaria mali to various fungicides Lưu trữ 2019-05-31 tại Wayback Machine. Korean Journal of Mycology 14, 71–78. (Korean; English abstract available online)
  8. ^ Osanai, M.; Suzuki, N.; Fukushima, C.; Tanaka, Y. (1987) Reduced sensitivity to captain of Alternaria mali Roberts. Annual Report of the Society of Plant Protection of North Japan 38, 72–73.

Liên kết ngoài sửa