Antimon pentafluoride

Hợp chất vô cơ

Antimon pentafluoridehợp chất vô cơcông thức hóa họcSbF5. Là một chất lỏng nhớt, không màu, là một acid Lewis và là một thành phần của siêu acid rất mạnh là acid fluoroantimonic, được tạo ra bằng cách trộn acid hydrofluoric HF với SbF5 lỏng theo tỉ lệ 2:1. Hợp chất này đáng chú ý vì tính acid Lewis của nó và khả năng phản ứng với hầu hết các hợp chất đã được biết[3].

Antimon pentafluoride
Danh pháp IUPACantimony(V) fluoride
Tên khácantimony pentafluoride
pentafluoridoantimony
Nhận dạng
Số CAS7783-70-2
PubChem24557
Số RTECSCC5800000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider22963
Thuộc tính
Công thức phân tửSbF5
Khối lượng mol216,74 g/mol
Bề ngoàichất lỏng nhớt, không màu, có tính hút ẩm
Mùihăng
Khối lượng riêng2,99 g/cm3 [1]
Điểm nóng chảy 8,3 °C (281,4 K; 46,9 °F)
Điểm sôi 149,5 °C (422,6 K; 301,1 °F)
Độ hòa tan trong nướcPhản ứng
Độ hòa tanhòa tan trong kali fluoride, lưu huỳnh dioxide lỏng
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhGiải phóng acid hydrofluoric khi tiếp xúc với nước hoặc các mô sinh học
NFPA 704

0
4
1
 
PELTWA 0.5 mg/m3 (tính theo Sb)[2]
RELTWA 0.5 mg/m3 (tính theo Sb)[2]
Ký hiệu GHSBiểu tượng ăn mòn trong Hệ thống Điều hòa Toàn cầu về Phân loại và Dán nhãn Hóa chất (GHS)The exclamation-mark pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)The environment pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)
Báo hiệu GHSDanger
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH302, H314, H332, H411, H412
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP260, P261, P264, P270, P271, P273, P280, P301+P312, P301+P330+P331, P303+P361+P353, P304+P312, P304+P340, P305+P351+P338, P310, P312, P321, P330, P363, P391, P405, P501
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Điều chế sửa

Antimon pentafluoride được điều chế bằng cách cho antimon pentachloride phản ứng với hydro fluoride khan[4]:

SbCl5 + 5HF → SbF5 + 5HCl

Nó cũng có thể được điều chế từ antimon trifluoridefluor[5].

Cấu trúc và các phản ứng hóa học sửa

Ở thể khí, SbF5 có cấu trúc hai tam giác đối xứng với nhóm đối xứng D3h. Hợp chất này có cấu trúc phức tạp hơn ở trạng thái lỏng và rắn. Thể lỏng chứa các polymer trong đó mỗi tâm Sb là hình bát diện, cấu trúc của nó được mô tả bởi công thức [SbF4(μ-F)2]n ((μ-F) biểu thị các nhóm fluoride là cầu nối hai tâm Sb). Dạng kết tinh là một tetramer, có nghĩa là nó có công thức là [SbF4(μ-F)]4. Các liên kết Sb-F nằm ở 2,02 Å trong vòng tám nguyên tử Sb4F4, các phối tử fluoride còn lại tỏa ra từ 4 tâm Sb ngắn hơn nằm ở 1,82 Å[6]. Các hợp chất liên quan là PF5AsF5 là các đơn chất ở trạng thái rắn và lỏng, có thể là do kích thước nhỏ hơn của nguyên tử ở trung tâm, điều này làm hạn chế số lượng liên kết của chúng. BiF5 là một polymer[7].

Tương tự, SbF5 làm tăng tính acid Brønsted của HF, nó làm tăng khả năng oxy hóa của F2. Hiện tượng này được minh họa bằng quá trình oxy hóa oxy:[8]

2SbF5 + F2 + 2O2 → 2[O2]+[SbF6]

Antimon pentafluoride cũng đã được sử dụng trong phản ứng hóa học đầu tiên phát hiện ra khí fluor từ các hợp chất fluoride:

4SbF5 + 2K2MnF6 → 4KSbF6 + 2MnF3 + F2

Điều khiến cho phản ứng này xảy ra là ái lực cao của SbF5 đối với F, đây cũng là tính chất khuyến nghị sử dụng SbF5 để tạo ra các siêu acid.

Hexafluoroantimonat sửa

SbF5 là một acid Lewis mạnh, đặc biệt hướng tới các anion F để tạo ra anion [SbF6] rất bền, được gọi là hexafluoroantimonat. [SbF6] là anion có phối trí yếu với PF6. Mặc dù nó chỉ là một base yếu, [SbF6] phản ứng với SbF5 tạo ra một anion trung tâm:

SbF5 + [SbF6] → [Sb2F11]

An toàn sửa

SbF5 phản ứng dữ dội với nhiều hợp chất, thường giải phóng hydro fluoride rất nguy hiểm. Nó ăn mòn da và mắt[9][10].

Tham khảo sửa

  1. ^ Lide, David R. biên tập (2006). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản 87). Boca Raton, FL: CRC Press. ISBN 0-8493-0487-3.
  2. ^ a b “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0036”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  3. ^ Olah, G. A.; Prakash, G. K. S.; Wang, Q.; Li, X.-y."Antimony(V) Fluoride" in Encyclopedia of Reagents for Organic Synthesis (Ed: L. Paquette) 2004, J. Wiley & Sons, New York. doi:10.1002/047084289X.
  4. ^ Sabina C. Grund, Kunibert Hanusch, Hans J. Breunig, Hans Uwe Wolf "Antimony and Antimony Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry 2006, Wiley-VCH, Weinheim. doi: 10.1002/14356007.a03_055.pub2
  5. ^ Handbook of Preparative Inorganic Chemistry, 2nd Ed. Edited by G. Brauer, Academic Press, 1963, NY. Vol. 1. p. 200.
  6. ^ Edwards, A. J.; Taylor, P. "Crystal structure of Antimony Pentafluoride" Journal of the Chemical Society, Chemical Communications 1971, pp. 1376-7.doi:10.1039/C29710001376
  7. ^ Holleman, A. F.; Wiberg, E. "Inorganic Chemistry" Academic Press: San Diego, 2001. ISBN 0-12-352651-5.
  8. ^ Shamir, J.; Binenboym, J. "Dioxygenyl Salts" Inorganic Syntheses 1973, XIV, 109-122. ISSN 0073-8077
  9. ^ International Programme on Chemical Safety (2005). “Antimony pentafluoride”. Commission of the European Communities (CEC). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2010.
  10. ^ Barbalace, Kenneth (2006). “Chemical Database - Antimony Pentafluoride”. Environmental Chemistry. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2010.

Liên kết ngoài sửa