Arnold Schoenberg

nhà soạn nhạc người Mỹ gốc Áo gốc Do Thái (1874-1951)

Arnold Schoenberg (Arnold Schönberg, tiếng Đức: [ˈaːʁnɔlt ˈʃøːnbɛʁk] ; 1874–1951) là nhà soạn nhạc, nhà lý thuyết âm nhạc, nhạc trưởng, nhà sư phạm người Mỹ gốc Áo.

Arnold Schoenberg
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Arnold Franz Walter Schönberg
Ngày sinh
13 tháng 9, 1874
Nơi sinh
Viên
Mất
Ngày mất
13 tháng 7, 1951
Nơi mất
Los Angeles
Nguyên nhân
nhồi máu cơ tim
An nghỉNghĩa trang trung tâm Viên
Giới tínhnam
Quốc tịchÁo, Hoa Kỳ, Đế quốc Áo-Hung, Đức
Nghề nghiệpnhà soạn nhạc cổ điển, họa sĩ, nhà âm nhạc học, nhà lý luận âm nhạc, nhà văn, nhạc trưởng, nhà soạn nhạc, giáo viên âm nhạc, nghệ sĩ
Gia đình
Bố
Samuel Schönberg
Hôn nhân
Gertrud Schoenberg, Mathilde Zemlinsky
Con cái
Gertrud Schönberg, Georg Schönberg, Nuria Nono-Schönberg, Ronny Schönberg, Larry Schönberg
Thầy giáoAlexander von Zemlinsky
Học sinhAlban Berg, Viktor Ullmann, John Cage, Anton Webern, Hans Swarowsky
Lĩnh vựcnhà soạn nhạc
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1897 – 1951
Thể loạiâm nhạc cổ điển thế kỷ 20, opera, nhạc vô điệu tính, chủ nghĩa nối tiếp, nhạc cổ điển, chủ nghĩa biểu hiện, nhạc 12 tông
Nhạc cụdương cầm
Thành viên củaNhạc phái Vienna thứ 2
Tác phẩmErwartung, Verklärte Nacht, Một người sống sót từ Warsaw
Có tác phẩm trongBảo tàng Nghệ thuật Harvard
Website
Arnold Schoenberg, năm 1927, bởi Man Ray

Thân thế sự nghiệp

sửa

Schoenberg sinh năm 1874 tại thủ đô Viên của nước Áo. Ông tự học âm nhạc và có học phức điệu vài tháng với thầy Zemlinsky. Từ năm 1901, Schoenberg công tác chỉ huy dàn nhạc và giảng dạy tại Berrlin và Viên. Những năm 1901-1905, ông sống ở Berlin, lưu diễn với tư cách nhạc trưởng, một phần là để giới thiệu tác phẩm của mình. Từ 1915 đến 1917, ông tham gia quân đội. Năm 1918, về Viên, dạy học và nghiên cứu âm nhạc. Từ năm 1925, ông phụ trách lớp sáng tác nâng cao cua Viện Hàn lâm nghệ thuật Berlin. Sau, năm 1933, ông phải di tản từ Đức (Đảng Quốc xã nắm quyền lúc ấy)để sang Paris rồi sang sang nước Mỹ. Một năm sau, Shoenberg định cư ở Los Angeles. Trong khoảng 1936-1944, ông trở thành giáo sư của Đại học Tổng hợp California. Trong thời gian giảng dạy, ông đã đào tạo nên các nhà soạn nhạc có tên tuồi cua thế kỷ XX như Webern, Berg, Wellesz, Erwin Stein,... Ông mất năm 1951 tại Los Angeles, Hoa Kỳ.[1]

Phong cách sáng tác

sửa

Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên trong cuộc đời(1897-1907), Schoenberg là một trong những nhạc sĩ lãng mạn cuối thế kỷ XIX(cuối thời kỳ Lãng Mạn). Từ 1908-1921, ông chuyển sang thứ âm nhạc vô điệu tính, hoàn thiện cơ sở lý thuyết cho âm nhạc 12 cung;Schoenberg thuộc trường phái biểu hiện. Từ năm 1922 đến 1951, ông đưa ra hệ thống 12 cung thay cho hệ thống điệu tính. Đó là cơ sở đê rất nhiều nhà soạn nhạc thế kỷ XX có những tìm tòi mới mẻ. Như vậy, ông đã ảnh hưởng tới âm nhạc thế kỷ XX.[1]

Các tác phẩm

sửa

Schoenberg đã sáng tác vở opera Moses và Aron và một số vở opera khác, rất nhiều tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng, trong đó có Giao hưởng thính phòng số 2 Op.38a(1939), Chủ đề và biến tấuOp.43a (1943).Những tác phẩm cho các giọng hát và dàn nhạc phải kể đến Pierrot Lunaire Op.21cho xướng ngôn viên,dàn hòa tấu thính phòng, Thánh thi hiện đại Op.50c cho hợp xướng và dàn nhạc(1950).Còn về nhạc thính phòng Schoenberg có tác phẩm Fantasy cho violin và piano cùng với các tác phẩm khác dành cho piano. Ngoài ra, ông còn có các ca khúc. Về nghiên cứu âm nhạc, Shoenberg có viết Luận về hòa thanh(1922), Những chức năng cấu trúc của hòa thanh(1954), Phong cách và ý tưởng(1972).[1]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007

Tham khảo

sửa

Đọc thêm

sửa
  • Auner, Joseph. 1993. A Schoenberg Reader. New Haven: Yale University Press. ISBN 0-300-09540-6.
  • Boulez, Pierre. 1991. "Schoenberg is Dead" (1952). In his Stocktakings from an Apprenticeship, collected and presented by Paule Thévenin, translated by Stephen Walsh, with an introduction by Robert Piencikowski, 209–14. Oxford: Clarendon Press; New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-311210-8.
  • Brand, Julianne, Christopher Hailey, and Donald Harris (editors). 1987. The Berg-Schoenberg Correspondence: Selected Letters. New York, London: W. W. Norton and Company. ISBN 0-393-01919-5.
  • Byron, Avior. 2006. "The Test Pressings of Schoenberg Conducting Pierrot lunaire: Sprechstimme Reconsidered". Music Theory Online 12, no. 1 (February). http://www.societymusictheory.org/mto/issues/mto.06.12.1/mto.06.12.1.byron_frames.html Lưu trữ 2007-06-03 tại Wayback Machine
  • Everdell, William R.. 1998 The First Moderns: Profiles in the Origins of Twentieth-Century Thought. Chicago: University of Chicago Press.
  • Eybl, Martin. 2004. Die Befreiung des Augenblicks: Schönbergs Skandalkonzerte von 1907 und 1908: eine Dokumentation. Wiener Veröffentlichungen zur Musikgeschichte 4. Vienna, Cologne, Weimar: Böhlau. ISBN 3-205-77103-6.
  • Gur, Golan. 2009. "Arnold Schoenberg and the Ideology of Progress in Twentieth-Century Musical Thinking". Search: Journal for New Music and Culture 5 (Summer). Online journal (Accessed ngày 17 tháng 10 năm 2011).
  • Hyde, Martha M. 1982. Schoenberg's Twelve-Tone Harmony: The Suite Op. 29 and the Compositional Sketches. Studies in Musicology, series edited by George Buelow. Ann Arbor: UMI Research Press. ISBN 0-8357-1512-4.
  • Kandinsky, Wassily. 2000. "Arnold Schönberg als Maler/Arnold Schönberg as Painter". Journal of the Arnold Schönberg Center, no. 1:131–76.
  • Meyer, Esther da Costa. 2003. "Schoenberg's Echo: The Composer as Painter". In Schoenberg, Kandinsky, and the Blue Rider, edited by Fred Wasserman and Esther da Costa Meyer, foreword by Joan Rosenbaum, preface by Christian Meyer. London and New York: Scala. ISBN 1-85759-312-X
  • Rollet, Philippe (ed.). 2010. Arnold Schönberg: Visions et regards, with a preface by Frédéric Chambert and Alain Mousseigne. Montreuil-sous-Bois: Liénart. ISBN 978-2-35906-028-7.
  • Shawn, Allen. 2002. Arnold Schoenberg's Journey. New York: Farrar Straus and Giroux. ISBN 0-374-10590-1.
  • Weiss, Adolph. 1932. "The Lyceum of Schonberg", Modern Music 9, no. 3 (March–April): 99–107.
  • Wright, James K. 2007. Schoenberg, Wittgenstein, and the Vienna Circle. Bern: Verlag Peter Lang. ISBN 978-3-03911-287-6.
  • Wright, James and Alan Gillmor (eds.). 2009. Schoenberg's Chamber Music, Schoenberg's World. New York: Pendragon Press. ISBN 978-1-57647-130-2.

Do Schoenberg ghi âm

sửa

Liên kết ngoài

sửa
Các bài viết về Schoenberg