Bánh mì patê hay còn gọi là bánh mỳ Ba Tê, loại bánh mỳ nguyên thủy là bánh mỳ được nướng qua sau đó cắt dọc rồi kẹp vài lát ba tê vào, nướng tiếp trên bếp than tổ ong, tới khi ròn đều thì người bán sẽ rưới 2 - 3 thìa mỡ heo vào rồi rắc tiêu bắc lên. Ngày nay nhiều hàng quán còn viết là paté được biến tấu theo cách thưởng thức của mỗi vùng miền và theo mức sống nâng cao của người dân nên bánh mì nướng có kẹp một hay vài lát patê, thịt nguội, chả thịt kèm theo các loại rau như rau mùi, dưa chuột, củ cải, cà rốt, xúc xích, , ruốc (chà bông), những người ăn được cay thường cho thêm tuơng ớt ( chí chương loại tuơng ớt thủ công) ớt. Món này thường được sử dụng làm bữa sáng do sự tiện dụng cho lứa tuổi học sinh, sinh viên, công nhân nhà nước hay là nhân viên văn phòng thường có bữa sáng muộn hoặc là bữa ăn khuya.

NGUỒN GỐC

bánh mỳ pa tê ( ba - tê ) được cho là có nguồn gốc từ các hàng quán quanh các mỏ than ở Quảng Ninh từ thời pháp thuộc hoặc thời sau cách mạng tháng 8, thời kỳ bao cấp, bởi vì bánh mỳ là khẩu phần mà công nhân các mỏ than được ăn thêm sau mỗi ca làm việc, sau đó họ đã nướng chúng quanh các bếp công nghiệp đun téc nước dành cho thợ mỏ tắm mỗi khi hết ca.

trong cuốn "Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1985" in tại nhà máy in tiến bộ Hà Nội - số in 637 xuất bản tháng 8/1985 ở tác phẩm " Đêm ấy vùng than ai thức " của cố nhà văn Lý Biên Cương có nhắc đến những chiếc bánh mỳ ba - tê nóng rẫy mỡ và các hàng quán cà phê ở chân núi . Tác phẩm được nhà văn hoàn thành vào năm 1974.

Như vậy từ những tư liệu trên cùng với thời kỳ đất nước khó khăn, khi mà khắp nơi còn đun bếp củi, bếp dầu, bếp mùn cưa..thì không có nơi nào có bếp than giữ nhiệt lâu và bánh mỳ nhiều như khẩu phần của các thợ mỏ, thế nên chúng ta có thể khẳng định, bánh mỳ ba - tê là loại bánh mỳ có nguồn gốc từ Quảng Ninh mà chính xác là từ các khu vực hàng quán quanh các mỏ than ở Thị Xã Hòn Gai cũ.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa