Bão

trạng thái nhiễu động của khí quyển

Bão hay bão tố, bão táp (Tiếng Anh: storm, typhoon (dành cho các cơn bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương), hurricane (dành cho các cơn bão ở Đại Tây Dương)) là một trạng thái nhiễu động của khí quyển và là 1 loại hình thời tiết cực đoan.

Ảnh mây vệ tinh bão Katrina năm 2005 khi chuẩn bị đổ bộ vào bang Texas, Hoa Kỳ
Thời tiết
Một phần của loạt bài thiên nhiên
Mùa
Mùa xuân · Mùa hè · Mùa thu · Mùa đông

Mùa khô · Mùa mưa

Bão
Mây · Bão · Lốc xoáy · Lốc
Sét · Bão nhiệt đới
Bão tuyết · Mưa băng · Sương mù
Bão cát
Ngưng tụ của hơi nước

Tuyết · Mưa đá
Mưa băng ·
Sương giá · Mưa ·
Sương

Khác

Khí tượng học · Khí hậu
Dự báo thời tiết
Ô nhiễm không khí

Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi

Bão là xoáy thuận quy mô synop (500-1000 km) không có frông, phát triển trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở mực bất kỳ và có hoàn lưu xác định.[1]

Trong không gian ba chiều, bão là 1 cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0–3 km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.[1]

Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão.[1]

Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa của bão. Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài chục km. Vào vùng mắt bão, gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần như bằng 0. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão.[1]

Các loại bão

sửa
  • Bão tuyết: là hiện tượng tuyết rơi rất dày kèm theo gió mạnh. Thường xuất hiện ở các nước đới lạnh hoặc đới ôn hòa.
  • Bão cát: là hiện tượng khí tượng phổ biến ở các vùng khô hạn hoặc bán khô hạn. Các đợt bão cát phát sinh khi một cơn gió thật mạnh bốc lớp bụi và cát lên khỏi bề mặt khô cằn. Các hạt này được vận chuyển theo các phương thức nhảy cóc và lơ lửng, đó là quá trình mang các vật liệu từ một nơi này đến tích tụ một nơi khác.
  • Lốc cát: là hiện tượng cát cuốn lên rất cao, xảy ra vào giữa trưa, ở những vùng sa mạc.
  • Tố: là hiện tượng gió tăng tốc một cách đột ngột, đi kèm với những cơn dông mạnh.
  • Dông: là loại bão có đi kèm sấm sét, mưa to hoặc mưa đá.
  • Vòi rồng: là hiện tượng 1 luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ 1 đám mây dông xuống tới mặt đất.đặc biệt ở chỗ là dông có thể xuống chỗ đồng trống (nông thôn) và thành phố
  • Bão lửa: là cách gọi những đám cháy dữ dội đã tự tạo cho mình 1 hệ thống đối lưugió riêng khiến nó trở nên cực kỳ lớn và rất khó kiểm soát hay dập tắt.
  • Xoáy thuận nhiệt đới: là các hệ thống bão (storm system) quay nhanh đặc trưng bởi 1 trung tâm có áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông xoắn ốc tạo ra mưa lớn.

Xoáy thuận nhiệt đới

sửa

Các cơn bão thường hình thành khi 1 tâm áp thấp phát triển với 1 hệ thống áp cao xung quanh nó. Sự kết hợp của các lực đối nghịch có thể sinh ra gió và hình thành các đám mây bão, chẳng hạn mây vũ tích.

Một định nghĩa khí tượng chặt về 1 cơn bão là có cấp gió Beaufort  10 (89 km/h). Ở Việt Nam, gió xoáy có cấp Beaufort từ 6 - 7 trên 1 diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên 1 diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão.

Ngoài thang sức gió Beaufort, còn dùng các thang khác như thang bão Saffir-Simpson. Ở Việt Nam, do hầu như không có bão mạnh đến mức cần sử dụng thang bão Saffir-Simpson, nên người ta chỉ cần sử dụng thang sức gió Beaufort để mô tả sức mạnh của chúng là đủ. Các thang sức gió giúp phân loại bão theo cường độ gió kéo dài, theo áp suất tâm bão, theo mức độ tàn phá, mức độ gây ngập lụt...

Các giai đoạn của một xoáy thuận nhiệt đới

sửa
  1. Vùng áp thấp (low pressure area): có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt nhưng không thể xác định được vị trí trung tâm
  2. Áp thấp nhiệt đới (Tropical Depression): vị trí trung tâm có thể xác định được, nhưng Vmax < 34 kt
  3. Bão nhiệt đới (Tropical Storm - TS): Vmax 34-47 kt ("storm" gốc từ tiếng Hà Lan là "giông tố", tiếng Trung là "cuồng phong", ở đây tạm dịch là "bão tố")
  4. Bão tố nhiệt đới dữ dội (severe TS): Vmax 48-63 kt
  5. Bão cuồng phong (Typhoon): Vmax  64 kt. Có cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu bão" (supertyphoon).
 
Mây dông lăn (Cumulonimbus arcus) trên bầu trời Enschede, Hà Lan.
 
Bão mạnh do Cơn bão Sanvu ở Hồng Kông. Bão Sanvu là cơn bão thứ nhất đổ vào thành phố đó vào năm 2005.

Bão trong vũ trụ

sửa
Xem bài chính: Bão trong vũ trụ

Bão trong vũ trụ là dòng các vật chất trôi dạt trong vũ trụ, tập trung chuyển động tương đối theo cùng 1 hướng. Trong khoa học khí tượng-thiên văn, bão trong vũ trụ thường được hiểu là các bão vật chất chuyển động trong phạm vi Hệ Mặt Trời. Ví dụ như Vết Đỏ Lớn trên Sao Mộc hay Cơn Bão Trẻ.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Lê Thị Xuân Lan. (2010). Các chuyên đề khí tượng. Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ.

Liên kết ngoài

sửa